ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN CHỈ TIÊU NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất giống lúa ir 50404 vụ hè thu năm 2013 tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 35 - 39)

3.2.1 Chiều cao cây

Sự phát triển về chiều cao cây lúa được ghi nhận vào các thời điểm 20 NSS, 40 NSS, 60 NSS và lúc thu hoạch lúa (87 NSS). Qua phân tích thống kê ở Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây lúa ở giai đoạn 20 NSS cao nhất là 34,08 cm ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha và 33,88 cm ở nghiệm thức bón 75 kg N/ha có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức bón 50 kg N/ha (32,32 cm). Giai đoạn 40 NSS có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Chiều cao cây ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha vẫn cao nhất (56,83 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 50 kg N/ha (54,29 cm). Từ đó cho thấy ở giai lúa 20 NSS và 40 NSS thì lượng phân đạm có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây lúa. Trong giai đoạn này nếu lúa được bón đầy đủ lượng phân đạm cần thiết thì cây lúa phát triển tốt và chiều cao củng đạt tối ưu, ngược lại nếu bón quá ít phân đạm gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng nên cây lúa lùn và kém phát triển,

Tại thời điểm 60 NSS thì không khác biệt ý nghĩa thống kê về chiều cao cây giữa các nghiệm thức dao động từ 69,48 cm đến 71,47 cm. Giai đoạn này chiều cao tăng chậm lại do cây lúa đã kết thúc giai đoạn sinh trưởng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh sản, đồng thời cây lúa ở thời điểm này cũng đang chuẩn bị trổ bông tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi đòng và đây cũng là thời kỳ cây lúa tương đối hoàn thiện về chiều cao. Vì thế lượng phân đạm bón cho lúa ít gây ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa nên giữa các nghiệm thức không thấy rõ sự khác biệt so với giai đoạn trước đó.

Cây lúa ở thời điểm thu hoạch (87 NSS) thì chiều cao cũng không khác biệt qua phân tích thống kê. Chiều cao trung bình của lúa dao động là từ 75,11 cm đến 76,29 cm, so với giai đoạn 60 NSS thì chiều cao gia tăng không đáng kể, chiều cao chỉ gia tăng trung bình khoảng 5,31 cm. Giai đoạn này, cây lúa đã hoàn thiện về chiều cao, mặc khác sau khi cây lúa trổ, chất dinh dưỡng được cây lúa tổng hợp và tích lũy sẽ được cung cấp chủ yếu cho bông lúa nuôi hạt. Do đó, chiều cao tăng ít và không chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức thí nghiệm

22

Bảng 3.2: Chiều cao cây (cm) lúa IR 50404 vụ Hè Thu năm 2013

Mức bón đạm (kg N/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ

20 40 60 87

100 (ĐC) 34,08a 56,83a 71,47 76,29

75 33,88a 55,41 b 70,58 76,07

50 32,32 b 54,29 c 69,48 75,11

F ** ** ns ns

CV. (%) 1,42 0,64 1,27 0,83

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê;

**:khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1 %; ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của giống và ít biến động. Tuy nhiên đặc điểm này có thể bị biến động khi có sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là do dinh dưỡng không đầy đủ, quá thừa hay quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Giai đoạn gia tăng chiều cao mạnh nhất là từ lúc lúa 15 NSS đến 40 NSS, có thể trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong đất và dinh dưỡng do hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009), giai đoạn sau thì hàm lượng dinh dưỡng trong hạt không còn nhiều, cây lúa bắt đầu lấy dinh dưỡng trong đất và phân bón để cung cấp cho quá trình sinh trưởng. Do đó, việc bón phân giúp làm tăng chiều cao cây lúa đáng kể. Ngoài ra giai đoạn 20 NSS chúng ta bón nhiều phân đạm (40% N của mỗi nghiệm thức) góp phần làm gia tăng nhanh chiều cao cây lúa. Sau giai đoạn tăng mạnh về chiều cao cây lúa phát triển chậm dần do chuyển sang giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín, cây lúa tập trung dinh dưỡng cho việc trổ bông, nuôi đòng và vào chắc.

23 3.2.2 Số chồi/m2

Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy giai đoạn 20 NSS số chồi ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha và 75 kg N/ha có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức bón 50 kg N/ha (số chồi/m2 thấp nhất). Giai đoạn 40 NSS nghiệm thức bón 100 kg N/ha (1088 chồi/m2) và nghiệm thức bón 75 kg N/ha (1073 chồi/m2) là cao hơn và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 50 kg N/ha (975 chồi/m2) ở mức ý nghĩa 5%. Ở giai đoạn này, các nghiệm thức đạt số chồi/m2 cao nhất. Theo Đinh Thế Lộc (2006) cho rằng khi cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh mạnh nên cần đầy đủ các dưỡng chất. Vì vậy khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết (chủ yếu là chất đạm) sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung, nếu lúa thiếu dinh dưỡng thì chậm phát triển và đẻ nhánh ít.

Ở giai đoạn 60 NSS và lúc thu hoạch lúa (87 NSS) số chồi/m2 giữa các nghiệm thức không còn có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Giai đoạn trước số chồi/m2 quá cao gây ra sự cạnh tranh mạnh nhất là cạnh tranh ánh sáng, số chồi giảm xuống do những chồi nào không cạnh tranh lại thì sẽ chết đi, số lượng chồi còn lại chủ yếu là thân lúa chính và một phần nhỏ là những chồi phát triển trước còn sống sót. và trong thời điểm này cây lúa tích lũy dinh dưỡng trổ bông nên những chồi nào sinh trưởng sau, cạnh tranh không nổi với các chồi khác thì sẽ chết. Vì vậy, giữa các nghiệm thức không còn khác biệt nhau về số chồi lúa do sạ cùng mật độ (200kg lúa giống/ha).

Bảng 3.3: Số chồi/m2 lúa IR 50404 vụ Hè Thu năm 2013

Mức bón đạm (kg N/ha)

Số chồi/m2 Ngày sau sạ

20 40 60 87

100 1025a 1088a 726 628

75 1006a 1073a 709 641

50 948 b 975 b 699 632

F * * ns ns

CV. (%) 2,47 3,19 1,33 0,73

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê;

*:khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %; ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

24

Chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay chồi hữu ích) thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa. Các chồi ra sau đó thường sẽ tự rụi đi không thành bông được do chồi yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác gọi là chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, khi bón nhiều đạm thì số chồi ở giai đoạn 40 NSS có cao nhưng đến lúc thu hoạch thì giữa các nghiệm thức không khác biệt nhau và tại thời điểm lúa thu hoạch số chồi cũng chính là yếu tố phản ánh số bông lúa thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.

3.2.3 Chiều dài bông

Kết quả thí nghiệm trình bày ở Hình 3.1 và Phụ bảng 10 cho thấy chiều dài bông lớn nhất ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha (18,57 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 50 kg N/ha (17,27 cm). Qua phân tích thống kê, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% về chiều dài bông lúa. Chiều dài bông khác biệt nhau có thể là do ảnh hưởng của dinh dưỡng. Cây lúa thiếu dinh dưỡng, phát triển kém thì chiều dài bông cũng giảm theo.

Hình 3.1: Chiều dài bông lúa IR 50404 vụ Hè Thu năm 2013

Theo Hồ Minh Thuận (2011) thì chiều dài bông lúa bị ảnh hưởng bởi điều kiện dinh dưỡng của cây, khi cây nhận được nhiều dinh dưỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn. Do đó, khi tăng lượng phân đạm bón cho lúa từ 50 kg N/ha đến 100 kg N/ha thì chiều dài của bông tăng theo.

25

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất giống lúa ir 50404 vụ hè thu năm 2013 tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)