ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất giống lúa ir 50404 vụ hè thu năm 2013 tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 39 - 42)

3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông/m2

Theo kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy số bông/m2 không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức có mức bón đạm khác nhau. Trong thí nghiệm thì số bông lúa dao động từ 628 đến 641 bông/m2. Số bông trên m2 là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất, số bông trên đơn vị diện tích phụ thuộc vào mật độ sạ, cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, đất đai, lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Do lúa được sạ ở mật độ cao (200 kg lúa giống/ha, mà còn bón phân để thúc cho lúa nẩy chồi (18-22 NSS) nên lượng chồi rất cao ở giai đoạn 40 NSS. Mặc khác cây lúa có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010) nên các nghiệm thức có số bông/m2 cao và không khác biệt nhau về số lượng bông lúa trên m2.

Bảng 3.4: Thành phần năng suất lúa IR 50404 vụ Hè Thu năm 2013 Mức bón

đạm (kg N/ha)

Thành phần năng suất Số bông/m2

(bông)

Số hạt/bông (hạt)

Số hạt chắc/

bông (hạt)

Tỷ lệ hạt chắc (%)

Trọng lượng 1000 hạt (g)

100 (ĐC) 628 90a 65 72,18 b 25,19a

75 641 81b 67 83,09a 25,20a

50 632 73c 58 79,82a 23,52 b

F ns ** ns * **

CV. (%) 0,73 3,97 5,20 3,18 1,00

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê;**: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; *:khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %; ns:

không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

3.3.1.2 Số hạt/bông

Kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy số lượng hạt/bông có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức thí nghiệm, cao nhất ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha (90 hạt/bông), thấp nhất là 73 hạt/bông ở nghiệm thức bón 50 kg N/ha.

Theo Yoshida (1981) đặc tính số hạt/bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường, số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào gié hoa phân hóa và số gié hoa không

26

phân hóa. Do đó, ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha thì dinh dưỡng đầy đủ từ đầu vụ lúa nên cây lúa phát triển tốt, bông dài và cho số hạt trên bông cao nhất còn nghiệm thức bón 50 kg N/ha dinh dưỡng kém nên có số hạt thấp nhất.

3.3.1.3 Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc trên bông ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hạt chắc, số hạt chắc/bông cao thì năng suất lúa sẽ cao. Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 trung bình số hạt chắc/bông biến động từ 58 đến 67 hạt/bông và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha tuy có số hạt/bông cao hơn 2 nghiệm thức còn lại nhưng do sâu bệnh nhiều, nhất là đạo ôn cổ bông, gây cản trở việc tích lũy dinh dưỡng vào hạt nên số hạt chắc không cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại.

3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc

Theo kết quả Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ hạt chắc cao nhất là ở nghiệm thức bón 75 kg N/ha và 50 kg N/ha lần lượt là 83,09% và 79,82% có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha.Ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha số hạt/bông cao mà số hạt chắc/bông tương đương nhau giữa các nghiệm thức do đó mà tỷ lệ hạt chắc thấp hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Ngược lại, tỷ lệ hạt chắc thường sẽ giảm xuống khi cây lúa đổ ngã nhiều, không nhận đủ lượng bức xạ cung cấp cho quá trình quang hợp để tạo lượng cacbohydrate, giúp cho quá trình sinh trưởng của tất cả các hạt lúa dẫn đến số hạt lép tăng lên.

Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng thứ ba trong các yếu tố hình thành năng suất lúa. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau khi trổ bông, có ba thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Mỗi giống lúa thích nghi với một lượng phân bón nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất. Lượng dinh dưỡng quá cao hay quá thấp so với nhu cầu cần thiết của cây lúa đều ảnh hưởng đến giới hạn cho năng suất của cây lúa. Nếu vượt quá giới hạn yêu cầu của cây lúa, nhất là bón thừa phân đạm là yếu tố quan trọng làm tỷ lệ hạt chắc giảm.

27 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt cao nhất ở nghiệm thức bón 100 kg N/ha và 75 kg N/ha lần lượt là 25,19 g và 25,20 g khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức bón 50 kg N/ha (23,52 g) (Bảng 3.4). Do ở nghiệm thức bón 50kg N/ha lượng dinh dưỡng từ đầu đến cuối vụ không đủ cho cây lúa phát triển tốt ảnh hưởng đến quá trình quang hợp trong giai đoạn chín của cây lúa làm giảm cung cấp carbohyrate cho hạt nên trọng lượng hạt thấp.

Như vậy trọng lượng 1000 hạt tuy phụ thuộc nhiều bởi yếu tố di truyền nhưng lượng phân bón cung cấp cho cây lúa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến trọng lượng hạt, quan trọng nhất là giai đoạn bón phân nuôi đòng, nếu bón đầy đủ dinh dưỡng thì hạt sẽ to, trọng lượng 1000 hạt cao, ngược lại thì hạt nhỏ, trọng lượng 1000 hạt thấp.

3.3.2 Năng suất lúa 3.3.2.1 Năng suất lý thuyết

Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết cao nhất là ở nghiệm thức 75 kg N/ha (10,82 tấn/ha) tương đương với nghiệm thức bón 100 kg N/ha (10,23 tấn/ha) và có khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê so với nghiệm thức bón 50 kg N/ha (8,27 tấn/ha). Do ở nghiệm thức bón 50 kg N/ha trọng lượng 1000 hạt thấp kéo theo năng suất lý thuyết cũng thấp hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.

Năng suất lý thuyết phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông/m2, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông, trọng lượng 1.000 hạt. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, khi thành phần năng suất đạt tối hảo thì năng lúa sẽ đạt tối đa. Nếu một trong các yếu tố này bị ảnh hưởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để nâng cao năng suất lúa cần tạo điều kiện cho các thành phần năng suất đạt cân bằng.

Theo Dương Hồng Nhiên (1993) cho rằng muốn lúa thâm canh đạt năng suất cao, trước hết phải biết giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa sự phát triển cá thể của từng cây lúa với sự phát triển tổng thể của các cây lúa trên cùng một ruộng lúa ngay từ khi gieo cấy để đạt cơ cấu năng suất tối ưu giữa số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt.

28

Bảng 3.5: Năng suất (tấn/ha) của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013

Mức bón đạm (kg N/ha) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)

100 (ĐC) 10,23a 6,61 b

75 10,82a 7,14a

50 8,27 b 6,41 b

F * *

CV. (%) 3,12 2,90

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê;

*:khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %.

3.3.2.2 Năng suất thực tế

Năng suất thực tế ở nghiệm thức bón 75 kg N/ha (7,14 tấn/ha) là cao nhất (Bảng 3.5) và khác biệt mức ý nghĩa 5% so với 2 nghiệm thức còn lại là bón 100 kg N/ha (6,61 tấn/ha) và bón 50 kg N/ha (6,41 tấn/ha). Như vậy liều lượng phân đạm có ảnh hưởng đến năng suất lúa, bón đạm vừa đủ cho nhu cầu cây lúa sử dụng sẽ giúp gia tăng năng suất, ngược lại nếu bón quá dư hay quá thiếu có thể làm giảm năng suất lúa.

Trong thực tế năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do hạn chế về mặt sinh học, nhờ sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là yếu tố không kém phần quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đầu tư do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Năng suất thực tế thường chiếm 80% so với năng suất lý thuyết, có khi trong điều kiện canh tác tốt năng suất thực tế có thể chiếm đến 86% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất giống lúa ir 50404 vụ hè thu năm 2013 tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)