¢ Tòa án đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà Thẩm đối với chị Hương. Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó mà ông cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương. Tuy nhiên năm 1975, ông tác vào miền Nam và không trở lại, lúc bấy giờ chị Hương vẫn chưa trưởng thành.
e Trong suốt quá trình từ năm 1975 cho đến ông Lưu chết, bà Thẩm và chị Hương cũng không đề cập rõ ràng ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng chị Hương hay không. Như vậy, nhìn chung ông Lưu đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành.
e Vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thấm đồng thời kết luận rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại nghĩa vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản và người để lại di sản đó phải thực hiện. Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một phần di sản thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu đối với chị Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc.
Tóm tắt Quyết định số: 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 về việc Tranh chấp di sản thừa kế:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim Dung. -
Bị đơn: Ông Nguyễn Hồng Vân
Nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh có 6 người con: Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi. Cụ Phúc mất năm 1999, cụ Phúc chết trước mà không để lại di chúc nhưng có dặn là tài sản của cha mẹ phải chia đều cho các con. Cụ Thịnh mất năm 2007, cụ Thịnh có di chúc hợp pháp để lại tài sản cho ông Vân và ông sẽ trả một phần tiền cho anh em. Các nguyên đơn yêu cầu được chia tài sản của các cụ, riêng hai bà Oanh và Dung sẽ giao lại di sản cho ông Vũ. Tòa án sơ thẩm đã bác yêu cầu chia thừa kế của bà Oanh và bà Dung. Tòa án phúc thẩm có sửa lại một phần Bản án sơ thẩm:
chấp nhận đơn yêu cầu thừa kế của bà Dung và bà Oanh.Đồng thời, trong Tòa phúc thẩm đã xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà) thế nhưng Tòa vẫn chưa xác định rõ công sức của hai ông là bao nhiêu. Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm: nhận thấy hai Bản án còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý nên Tòa đã hủy Bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời giao lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2.33. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống?
¢ Toa an đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà Thẩm đối với chị Hương. Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó mà ông cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương.
Tuy nhiên năm 1975, ông công tác vào miền Nam và không trở lại, lúc bấy giờ chị Hương vẫn chưa trưởng thành.
se Trong suốt quá trình từ năm 1975 cho đến ông Lưu chết, bà Thẩm và chị Hương cũng không đề cập rõ ràng ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng chị Hương hay không. Như vậy, nhìn chung ông Lưu đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành.
e Vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thẩm đồng thời kết luận rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại nghĩa vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản và người để lại di sản đó phải thực hiện.
Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một phần di sản thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu đối với chị Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc.
2.34. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
e _ Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như sau: cần xác định rõ ràng công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi đã đóng góp để đối chiếu và dùng di sản để bù trừ lại phần công sức đó của các ông, phần di sản còn lại sau khi đã bù trừ mới dùng để chia lại cho các đồng thừa kế thì mới vừa hợp tình, hợp lý vừa bảo vệ được lợi ích của
ông Vân, ông Vi. Cách xử lý này của Tòa được thể hiện ở phần Xét thấy:
Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà) nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình hợp lý.
2.35. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố).
se Trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố, hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Tại khoản 8 Điều 374 BLDS năm 2005 (khoản 8 BLDS năm 2015) có quy định: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”. Thế nhưng nếu đó là nghĩa vụ tài sản thì việc áp dụng điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý sau đó.
Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi về tài sản của người giao dịch với người chết đồng thời thể hiện trách nhiệm của người thừa kế, sự công bằng của pháp luật thì khoản 1 Điều 637 BLDS năm 2005 (khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015) quy định: “Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, tức là người thừa kế chỉ cần trích một phần tương ứng trong phạm vi di sản mà họ được hưởng để thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại, không phải thực hiện hết toàn bộ di sản hay nếu nghĩa vụ vượt quá phạm vi di sản mà họ được hưởng thì họ cũng không cần phải tự lấy tài sản của chính họ để thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
se Trong trường hợp tại Quyết định số 26, việc người được nhận đền bù từ việc chăm sóc người quá cố khi họ còn sống mà cụ thể là con cái chăm sóc cha mẹ là ông Vân, ông Vi không căn cứ sát sao vào các điều luật cho lắm bởi nếu căn cứ vào lúc bấy giờ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010) hiện nay là khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ của con cái nên con cái không thể yêu cầu cha mẹ trả tiền đền bù cho sự phụng dưỡng của mình. Nhưng trong Quyết định này Tòa án đã đi theo hướng xem xét đến công chăm sóc cha mẹ của ông Vân và ông Vi, sau đó bù trừ phần di sản để lại rồi mới chia cho các đồng thừa kế. Tòa nhìn nhận ra cái hợp lý bởi hai ông trong quá trình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ không hề đòi hỏi tiền đền bù, chỉ yêu cầu trích trong khối di sản để lại sau khi cha mẹ mất.
e Bên cạnh đó, việc Tòa án xử lý như vậy đã đem đến sự công bằng, thể hiện sự bênh vực cho những người con hiếu thảo, có công chăm sóc cha mẹ, từ đó nó thúc đẩy con cái chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ còn sống và điều này giúp di truyền, phát triển truyền thống tốt đẹp của người Việt
Nam.
2.36. Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?
se Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ của ông Định được Toà án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định (ông Lĩnh và bà Thành) như sau:
sô Trong phỏn quyết trọng tài vụ tranh chấp 101/19 HCM lập ngày 02/12/2020:
- Tại mục 1 đã nêu: “Chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn là Yue Da Mining Limited, buộc các bị đơn là bà Trần Thị Bông Thành, ông Huỳnh Công Lĩnh, ông Nguyễn Văn Hới và bà Nguyễn Thị Hồng Vân có nghĩa vụ liên đới thanh toán cho nguyên đơn số nợ gốc là 5.962.783 USD”.
- Tại mục 2 đã nêu: “Các bị đơn có nghĩa vụ liên đới thanh toán cho nguyên đơn số tiền nếu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Phán quyết có hiệu lực...".
- Tại mục 3 đã nêu: “Các bị đơn có nghĩa vụ liên đới bồi hoàn cho nguyên đơn phí trọng tài thương mại là 61.433,31 USD và phí Luật sư là 18.016,62 USD trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Phán quyết có hiệu lực... ".
= Ta thay, theo phần “Quyết định” của Toà án “Không hủy Phan quyết trọng tài vụ tranh chấp số 101/19 HCM của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế Việt Nam lập ngày 02/12/2020..." thì Toà án không huỷ Phán quyết đó nên các nghĩa vụ ở các mục trên vẫn phải thực hiện.