MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

Một phần của tài liệu Kế hoạch nuôi dưỡng tháng 9 (Trang 22 - 25)

TUẦN 2: CHỦ ĐỀ: BÉ VUI TẾT TRUNG THU

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ 5 tuổi biết cách cài khuy áo, từ trên xuống dưới.

- Trẻ 4 tuổi biết cài khuy áo theo hướng dẫn của cô.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết tự phục vụ.

II. CHUẨN BỊ:

- Áo.

- Tâm thế thoải mái vui vẻ.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1.Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ cài khuy áo:

- Cô cho trẻ nêu cách cài khuy áo.

- Cô hướng dẫn lại trẻ cách cài khuy áo.

- Cho trẻ thực hiện cài khuy áo.

- Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ yếu.

- Nhận xét và tuyên dương trẻ.

2. Hoạt động: Nêu gương - Cô nhận xét, nêu gương trẻ 3. Hoạt động 3: Vệ sinh, trả trẻ

- Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ, trẻ chào cô ra về

________________________________________________________________

Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2024

VĂN HỌC

LÀM QUEN CHỮ CÁI: O, Ô, Ơ I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức

- 5 tuổi:Trẻ nhận biết được chữ cái o, ô, ơ và biết được cấu tạo của những chữ cái đó. Phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ

- 4t: Trẻ đọc theo cô chữ cái theo khả năng của trẻ 2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích

- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi với các chữ cái 3. Thái độ

- Thông qua nội dung bài học góp phần giáo dục trẻ yêu quý các bạn, yêu quý trường lớp mầm non

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II. CHUẨN BỊ

- Tranh và cụm từ có chứa chữ cái o, ô, ơ.

- Thẻ chữ cái o, ô, ơ - Thẻ chữ cái rời

23 - Rổ đựng chữ cái cho trẻ

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Gây hứng thú

- Tập trung trẻ, hát bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về điều gì?

=> GD: yêu trường lớp, yêu quý cô giáo và các bạn 1.Hoạt động 1: Làm quen chữ cái o, ô, ơ

* Nhận biết chữ o

- Cho trẻ xem tranh có hình ảnh “Cô giáo” và hỏi trẻ:

+ Đây là ai?

+ Cô giáo dạy con những gì?

+ Con có yêu cô giáo của con không?

- Dưới hình ảnh cô giáo cô có từ: Cô giáo - Cô mời cả lớp phát âm 2- 3 lần.

- Các con ạ! trong từ “Cô giáo” có rất nhiều các chữ cái ghép lại với nhau. Cô mời trẻ tìm chữ cái ở vị trí cuối cùng cho cô.

- Cô giới thiệu đây là chữ o, cô phát âm o, cho trẻ phát âm theo các hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân

- Cô giới thiệu cấu tạo: Chữ o có 1 nét cong tròn khép kín - Cho trẻ dùng ngón tay trỏ để viết chữ o trên nền nhà

- Cô giới thiệu 3 kiểu chữ o: o in thường, o viết thường, o in hoa. 3 chữ o này có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là o.

- Cô cho trẻ tìm chữ O có ở xung quanh lớp và phát âm

* Nhận biết chữ ô

- Cô mời trẻ chọn chữ cái ở vị trí thứ 2 trong từ “Cô giáo” và giới thiệu với trẻ:

đây là chữ ô.(5t)

- Cô phát âm cho trẻ nghe 2- 3 lần(4,5t)

- Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân(4,5t)

- Cô giới thiệu cấu tạo: Chữ ô gồm một nét cong tròn khép kín và một dấu mũ trên đầu

- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo(5t)

- Cô giới thiệu chữ ô in thường, viết thường, viết hoa - Cô cho trẻ tìm chữ ô xung quanh lớp

* Nhận biết chữ ơ

- Cô cho cả lớp hát: Vui đến trường

- Các con hát rất hay nên cô sẽ tặng các con 1 bức tranh

- Các con nhìn lên xem cô còn có bức tranh gì đây nữa? (Lớp học) - Dưới tranh lớp học, có từ lớp học

- Cho trẻ tìm chữ cái chưa học ở chữ ‘‘lớp học’’

- Trong từ lớp học có chữ cái nào các con vừa được học, bạn nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái mà các con đã học?(5t)

- Cho trẻ lên tìm và đọc chữ đã học(5t)

24

- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với một chữ cái nữa đó là chữ ơ. Cô giới thiệu chữ ơ

- Cô phát âm cho trẻ nghe 2- 3 lần(4,5) - Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân

- Cô giới thiệu cấu tạo : Chữ ơ có một nét cong tròn khép kín và một dấu móc trên đầu bên phải nét cong tròn.

- Cô cho trẻ nêu cấu tạo của chữ ơ(5t) - Cô cho trẻ đọc theo cô chữ cái ơ(4t)

- Cô giới thiệu chữ ơ in thường, viết thường, viết hoa - Cho trẻ tìm chữ cái ở xung quanh lớp

* So sánh chữ cái o, ô, ơ

- Cô vừa dạy các con 3 chữ cái gì?(5t) - Cô cho 3 chữ xuất hiện

- Các con nhìn xem chữ o, chữ ô và chữ ơ có điểm gì giống nhau?(5t) - Chữ o, chữ ô và chữ ơ có điểm gì khác nhau?(5t)

- Cô khái quát lại:

+ Giống nhau: 3 chữ đều có 1 nét cong tròn khép kín

+ Khác nhau: Chữ ô có thêm 1 cái mũ trên đầu, chữ ơ có thêm 1 dấu móc nhỏ trên đầu bên phải.

- Cô cho trẻ nhắc lại giống nhau và khác nhau của chữ cái o,ô,ơ(5t) 2. Hoạt động 2: Củng cố

* Trò chơi 1: Thi ai nhanh

+ Lần 1 cô phát âm chữ, trẻ tìm giơ lên và phát âm

+ Lần 2 cô nói đặc điểm của chữ trẻ chọn thẻ chữ giơ lên và phát âm

* Trò chơi 2: Nhanh tay nhanh mắt

+ Cô giới thiệu cách chơi: Cô có bài thơ: trong bài thơ có rất nhiều chữ cái o, ô, ơ các con vừa học, Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, Yêu cầu các con từng bạn bật qua vòng, lêm cầm bút và gạch chân chữ cái vừa học, tổ 1 các con gạch chân chữ o, tổ 2 các con gạch chân chữ ô, tổ 3 các con gạch chân chữ ơ, mỗi bạn chỉ được gạch 1 chữ, sau đó lại chạy về để bạn khác lên, thời gian cho các đội là một bản nhạc

+ Cho trẻ chơi 2 lần, lần 2 đổi chữ gạch chân.

+ Nhận xét chơi: Đếm chữ gạch được 3. Hoạt động 3: Kết thúc

- Củng cố bài học

- Nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ ra ngoài, chuyển hoạt động ______________________________________________

25

HOẠT ĐỘNG CHIỀU VỆ SINH ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ được tền các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp 2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng nhanh nhẹn 3. Thái độ

- Trẻ hứng thú với giờ lao động vệ sinh II. CHUẨN BỊ

- Rẻ lau, chổi nước

Một phần của tài liệu Kế hoạch nuôi dưỡng tháng 9 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)