THỂ DỤC
- ĐI NỐI BÀN CHÂN TIẾN LÙI - TC: BẬT NHẢY TẠI CHỖ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Biết đi bằng gót chân, đi khuỵu gối đi lùi theo hướng dẫn của cô.
Trẻ biết chơi trò chơi “Mèo và chim sẻ”
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết đi nối gót bàn chân tiến lùi theo khả năng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển cơ chân, khả năng định hướng cho trẻ.
- Rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua từ TV: Bàn chân, tiến lùi, gót chân 3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể thể dục . II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn, cờ.
- Sân tập sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
26
* Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Các con ơi tuần này mình đang học chủ đề gì vậy?
-> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn. Cho trẻ đi thường - Đi bằng mũi bàn chân - Đi thường - Đi bằng gót bàn chân - Đi thường - Đi bằng mé chân - Đi thường - Chạy chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm - Đi thường -> Về đội hình 2 hàng dọc.
2. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: 2 tay đưa lên cao, đưa ra trước và đưa sang ngang 2l x8n.
- Chân: Tay chống hông, chân bước ra trước khụy gối 3l x8n.
- Bụng: Hai tay lên cao cúi gập người 2l x8n.
- Bật: Bật tách, khép chân 2l x8n.
Sau đó chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện.
b. Vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến, lùi
- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thể dục: “Đi nối bàn chân tiến lùi”
- Muốn làm được chúng mình hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé!
- Làm mẫu: Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần.
+ Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh
+ Lần 2: Vừa tập cô vừa phân tích động tác: Cô đứng trước vạch, hai tay buông xuôi, khi có hiệu lệnh đi, cô bước đi bằng chân trái và đặt gót chân phải sát vào đầu chân trái và cứ bước tiếp thế khi có hiệu lệnh lùi cô lại đặt chân ngược lại và lùi về phía sau. Rồi đi nhẹ nhàng về đứng cuối hàng.
- Cô cho trẻ đọc từ: Bàn chân, tiến lùi, gót chân
* Trẻ thực hiện
- Cô gọi một trẻ khá lên tập cả lớp nhận xét.
+ Cho trẻ thực hiện: lần lượt cho 2 trẻ ở 2 đội lên tập cô và cả lớp chú ý quan sát động viên, khuyến khích trẻ kịp thời( sửa sai nếu có). Trẻ tập 1- 2 lần.
- Cô cho trẻ thi đua tập: 2-3 lần.
- Cho trẻ nhận xét
- Cô hỏi lại tên vận động
c. Trò chơi vận động" Bật nhảy tại chỗ "
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần - Cô quan sát động viên trẻ chơi - Cô hỏi lại tên trò chơi
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng rồi ra chơi
__________________________________________________
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI: AI NHANH HƠN ( Đã soạn trong kế hoạch)
_________________________________________
27 Thứ 3 ngày 24 tháng 09 năm 2024
ÂM NHẠC
VĐTN: VUI ĐẾN TRƯỜNG NH: CHIM MẸ CHIM CON
TC: VŨ ĐIỆU HÓA ĐÁ I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Thuộc bài và hát đúng giai điệu bài hát “Vui đến trường” hiểu nội dung bài hát, biết chú ý lắng nghe.
- Trẻ 4 tuổi: Biết hát bài hát theo cô phù hợp với khả năng của trẻ biết cách chơi cùng cô và các bạn
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng âm nhạc, phát triển tai nghe âm nhạc phân biệt và phản ứng nhanh với tín hiệu âm thanh to, nhỏ, nhanh, chậm.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết yêu thương bố mẹ, ngoan ngoãn nghe lời và giúp đỡ bố mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Xắc xô, mũ chóp, nhạc bài hát: Vui đến trường - Tâm thế cô trẻ thoải mái.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Gây hứng thú:
- Cho trẻ lại gần và đọc thơ “Cô giáo của em”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
=> Cô giáo giống như người mẹ hiền chăm chút cho chúng mình khi đến trường học đúng không vậy chúng mình có muốn đi học không nào?
=> Cô mong bạn nào khi đến trường cũng thật vui vẻ và hạnh phúc khi tới trường được gặp các bạn mới bây giờ cô và chúng mình sẽ cùng nhau vận động theo nhạc bài ‘‘ Vui đến trường’’ của tác giả Lê quốc thắng nhé. Các con cùng nghe cô hát và biểu diễn nhé!
1. Hoạt động 1: VĐ( VTTN) “Vui đến trường”
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần - Cô hướng trẻ vận động:
+ Lần 1: Cô vận động hoàn chỉnh + Lần 2: Cô vận động chậm - Cô cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ hát vận động 2- 3 lần
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân lên hát và vận động theo nhạc cùng cô - Cô chú ý bao quát chung và sửa sai kịp thời cho trẻ
+ Cô vừa dạy các con múa hát bài gì ? + Do ai sáng tác ?
=> Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng mẹ luôn mang niềm vui đến cho mẹ - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả
2. Hoạt động 2: Nghe hát “Chim mẹ chim con”
28
- Vừa rồi chúng mình múa rất đẹp rồi. Cô sẽ hát tặng cho chúng mình một bài hát rất hay nói lên tình cảm chim mẹ dành cho chim con như tình cảm của cô giáo đối với các con hàng ngày . Đó là bài hát: “Chim mẹ chim con” sáng tác của nhạc sĩ Đặng nhất Mai.
- Cô hát:
+ Lần 1: Cô hát trọn vẹn
+ lần 2: Cô hát kết hợp múa minh hoạ + Lần 3: Cho trẻ hưởng ứng cùng cô - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả
3. Hoạt động 3: Trò chơi: vũ điệu hóa đá - Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần
- Cô quan sát trẻ chơi và nhận xét cùng trẻ - Hỏi lại tên trò chơi ?
* Kết thúc:
- Cho trẻ ra ngoài chơi
_______________________________________________________
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TRẺ NGHE LẠI TRUYỆN: MÈO CON VÀ QUỂN SÁCH I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên câu truyện và nội dụng câu truyện 2. Kỹ năng:
- Nhằm phát triển năng ghi nhớ có chủ đích.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong tiết học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh video truyện mèo con và quyển sách.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Trẻ nghe lại truyện ‘‘Mèo con và quyển sách’’
- Tuần trước cô con mình đã được nghe cô kể câu truyện gì?
- Trong câu truyện nhắc đến nhân vật gì ?
- Vậy chiều nay cô sẽ kể lại câu truyện này cho chúng mình nghe nhé.
- Cô kể lại truyện cho trẻ nghe
- Cô cho trẻ nghe câu truyện trên vi deo.
- Hỏi lại tên câu truyện và nhân vật 2. Hoạt động: Nêu gương
- Cô nhận xét, nêu gương trẻ 3. Hoạt động 3: Vệ sinh, trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ, trẻ chào cô ra về
________________________________________________________________
29 Thứ 4 ngày 25 tháng 09 năm 2024
VĂN HỌC
TRUYỆN: MÈO CON VÀ QUYỂN SÁCH (KỂ TRUYỆN CHO TRẺ NGHE) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên câu truyện.
- Trẻ phát âm được từ: Mèo con, quyển sách.
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ:
- Trẻ nhiệt tình hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết giữ gìn bảo vệ sách vở, không xé sách vở II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa “ Mèo con và quyển sách - Tâm thế cô và trẻ thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Gây hứng thú ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: Chú mèo con - Bài hát vừa nhắc đến con vậy ?
Vậy các con vừa nghe câu chuyện gì kể về chú mèo chưa ? - Của tác giả nào ?
1. Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe - Lần 1: Hoàn chỉnh
- Lần 2: Kèm tranh minh họa
Giảng giải nội dung: Câu chuyện kể về một chú mèo không biết giữ gìn quyển sách của mình. Nhờ có bác gà trống khuyên bảo mèo con đã nhận ra lỗi của mình, đem dán quyển sách lại nhưng không đúng, quyển sách không còn nguyên vẹn và giống như trước nữa.
2. Hoạt động 2: Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ? - Câu chuyện do ai sáng tác ?
- Câu chuyện các con vừa nghe nói đến ai ? - Trẻ đọc cùng cô từ: Mèo con
- Trích dẫn: Mèo con……hư quá
- Giảng giải: Mèo con ngồi bên một hốc cây trên tay chú có một quyển sách rất đẹp nhưng bỗng soạt chú đã xé sách. Có một bác gà trống gà trống khuyên bảo mèo con đã nhận ra lỗi của mình, đem dán quyển sách lại nhưng không đúng, quyển sách không còn nguyên vẹn và giống như trước nữa.
- Chú mèo có cái gì ?
- Trẻ đọc cùng cô từ: Quyển sách
- Chú mèo đã làm gì với quyển sách của mình ? - Trẻ đọc cùng cô từ: Xé sách
30 - Việc đó của chú mèo có đúng không?
- Ai đã khuyên chú mèo ?
- Bác gà trống đã khuyên chú mèo những gì ? Trích dẫn: Tối hôm đó….cẩn thận
- Giảng giải: Tối hôm đó chú mèo thắc mắc mình đã làm gì sai mà bác gà trống bảo mình hư. Chú mèo đã nhận ra lỗi của mình và vội vàng đem dán lại nhưng chú đã dán nhầm lung tung, trang nọ lẫn trang kia.
- Chú mèo có nhận ra lỗi của mình không ? - Chú mèo đã làm gì ?
- Các con có học tập chú mèo không?
- Vì sao ?
- Cô giáo dục trẻ: Sách vở là những đồ dùng học tập rất quý giá và có ích. Sách vở như là người bạn tốt giúp chúng ta học tập. Vì vậy chúng mình luôn giữ gìn cho sách vở sạch sẽ, cẩn thận nhé
3 Hoạt động 3: Kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể chuyện cho trẻ nghe 1-2 lần.
- Cho trẻ nghe câu truyện qua video
* Kết thúc : Cô cùng trẻ dọn dẹp
___________________________________________
HOẠT ĐỘNG CHIỀU XẾP CHỮ SỐ ĐÃ HỌC I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết xếp các chữ số đã học theo yêu cầu của cô và theo ý thích của trẻ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ xếp hình cho trẻ .
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua câu trả lời.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Hạt ngô, bảng con.
- Tâm thế trẻ thoải mái
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Xếp chữ số đã học
- Cho trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành
- Cho trẻ đọc các chữ số đã học và cô xếp mẫu cho trẻ quan sát - Tổ chức cho trẻ thực hiện xếp chữ số
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện - Cô nhận xét trẻ.
2. Hoạt động: Nêu gương - Cô nhận xét, nêu gương trẻ 3. Hoạt động 3: Vệ sinh, trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ, trẻ chào cô ra về
31 Thứ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2024
TẠO HÌNH
NẶM ĐỒ CHƠI MÀ BÉ THÍCH ( Ý THÍCH) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng đất nặn, biết sử dụng các kỹ năng bóp, nhào, nặn.
Biết nêu cách nặn các đồ chơi trẻ biết và đã được chơi - Trẻ 4 tuổi: Trẻ chú ý quan sát làm theo hướng dẫn của cô 2. Kỹ năng:
- 4, 5 tuổi: Rèn kĩ năng nặn cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong hoạt động. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ yêu quí và giữ gìn sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ chơi mà trẻ đã được chơi - Đất nặn, bảng con, khăn lau.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Gây hứng thú gợi mở bài .
- Cho trẻ hát bài hát “vui đến trường”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Trường lớp có gì ?
- Có đồ chơi gì con được chơi?
=> Trong lớp có rất nhiều đồ chơi như cầu trượt xích đu…..
- Hôm nay cô sẽ cùng chúng mình nặn các đồ chơi mà các con thích nhé.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ đi tham quan
- Cho trẻ đi tham quan triển lãm đồ dùng đồ chơi - Hỏi trẻ triển lãm có gì?
- Để tạo thành đồ chơi các bác hoạ sĩ đã làm gì?
- Chúng mình thấy đẹp không
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
* Hỏi ý tưởng của trẻ
- Hôm nay chúng mình sẽ nặn đồ chơi gì?
- Chúng mình dùng gì để nặn
- Trước khi nặn chúng mình phải làm gì?
-> Cô hỏi ý tưởng 4-5 trẻ. Cô chốt hướng dẫn trẻ 3. Hoạt động 3: Cho trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện - Cô quan sát hướng dẫn trẻ
- Trẻ nào nặn xong cô thu dần bài lên bàn trưng bày. còn 1 số bạn cô dùng hiệu lệnh “dừng tay”
4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày và nhận xét - Con thích sản phẩm của bạn nào?
32 - Vì sao con thích?
- Tại sao con lại vẽ được bức tranh đẹp như thế này?
- Con đã làm như thế nào?
- Cô nhận xét cả lớp, khen , động viên trẻ
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con” và ra ngoài.
__________________________________________________
HOẠT ĐỘNG CHIỀU BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được 1 số bài hát và múa theo bài hát 2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng khéo léo đôi bàn tay 3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết, giữ gìn đồ chơi chung.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc các bài hát đã học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ - Cô giớ thiệu 1 số bài đã học
- Cô cho trẻ thực hiện 1-2 lần.
- Cô sửa sai động viên trẻ, khuyến khích trẻ đọc cá nhân.
2. Hoạt động: Nêu gương - Cô nhận xét, nêu gương trẻ 3. Hoạt động 3: Vệ sinh, trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ, trẻ chào cô ra về
________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 27 tháng 09 năm 2024
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
TÌM HIỂU VỀ ĐỒ DÙNG TRONG LỚP CỦA BÉ I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên của đồ chơi, biết công dụng và cách sử dụng những đồ dùng đồ chơi của lớp mình dưới sự gợi ý của cô
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ 3. Thái độ:
- Có ý thức trong giờ học, đoàn kết với bạn bè, thích thú tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng, đồ chơi của lớp: Bàn, ghế, bóng, búp bê, trống....
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
33
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “vui đến trường”
- Trò chuyện về bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói gì
+ Đến trường con thấy như thế nào?
+ Vì sao con vui?
=> Để biết được lớp chúng mình có những đồ dùng đồ chơi gì thì cô con mình cùng tìm hiểu về các đồ dùng đồ chơi của lớp nhé.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi trong lớp - Lớp chúng mình có những đồ dùng gì?
a. Cái bàn
+ Các con hãy quan sát cái bàn nào?
+ Cái mặt bàn này dạng hình gì?
+ Cái mặt bàn này màu gì?
+ Cái bàn có mấy chân?
+ Cái bàn này làm từ những chất liệu gì? Cái bàn được dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng xong cái bàn được cất ở đâu?
+ Để cái bàn sạch đẹp và sử dụng được lâu các con phải làm gì?
+ Nhà các con có cái bàn như này không?
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
b. Viên gạch
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “trời tối – trời sáng”
- Các con ơi đây là gì?
- Các con cùng quan sát viên gạch nào?
+ Viên gạch có dạng thế nào?
+ Viên gạch này có mấy mặt. Các mặt là hình gì?
+ Viên gạch này màu gì?
+ Viên gạch được này được chơi thế nào?
+ Vậy viên gạch được chơi ở góc nào?
+ Chơi xong ta phải cất ở đâu?
+ Khi chơi ta phải thế nào?
=> Cô chốt và giáo dục trẻ
* Mở rộng
- Ngoài đồ dùng đồ chơi trên lớp mình còn có những đồ dùng đồ chơi nào?
- Lớp mình có rất nhiều đồ dùng đồ chơi: Bàn, ghế, ti vi, bóng, vòng, gạch, đá, cây hoa....Để các đồ chơi luôn bền đẹp thì chúng mình phải chơi nhẹ nhàng, giữ gìn cẩn thận...
2. Hoạt động 2: Luyện tập củng cố
* Cho trẻ tìm tranh theo yêu cầu của cô
- Lần 1: Cô nói tên, trẻ lấy tranh đúng theo tên gọi
- Lần 2: Nâng cao yêu cầu, cô nói đặc điểm đồ dùng đồ chơi trẻ nhặt đồ.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cô giải thích trò chơi: