Chính sách và giải pháp

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa ở Việt Nam (Trang 30 - 36)

IV. Những phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển KTTN

2. Chính sách và giải pháp

2.1. Về hoàn thiện môi trường pháp lý và quản lý.

Từ khi vận dụng các chính sách đổi mới kinh tế đến nay đã hình thành một hệ thống pháp lý điều chỉnh và chi phối các hoạt động của khu vực kinh tế bao gồm hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống văn

bản pháp lý liên quan đến các hoạt động của các pháp lý kinh tế vẫn chưa được thống nhất và còn phân biệt theo hình thức sở hữu. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, và nghị định của Chính phủ. Do có các luật khác nhau, cho các pháp nhân kinh tế thuộc các hình thứuc sỏ hữu khác nhau nên đã làm hco quan điểm về sự bình đẳng trước pháp luật giữa các khu vực kinh tế không được phản ánh một cách đúng mức và đầy đủ. Đây là một trong nhưng trở ngại trong việt phát huy các nguồn lực cho phát triển hiện nay. Như vậy giải pháp về hoàn thiện về hoàn thịên môi trường quản lý trước tiên là phải ban hành một luật chung cho mọi khu vực kinh tế, chi phối và điều chỉnh hoạt động của các pháp nhân kinh tế không phụ thuộc vào hình thức sở hữu để đảm bảo cho chúng cùng tồn tại, phát triển và bình đẳng trước pháp luật.

Cơ chế quản lý doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển, thực hiện đăng ký kinh doanh, tức là đảm bảo cho sự ra đời của doanh nghiệp, hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật, giám định các doanh nghiệp thông qua các báo cáo định kỳ. Đây chỉ là quản ký gián tiếp còn cơ quan thuế mới là cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp. Cơ quan thuế thiết lập một hệ thống hành chính công song song với quan hệ tài chính công giữa các doanh nghiệp với Nhà nước có quyền kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán của doanh nghiệp để biết kết quả hoạt động kinh doanh, xem xét thu, chi, lợi nhuận, vốn…. Như vậy để hoàn thiện về quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân thì phảI hoàn thiện cơ sở pháp lý, tinh giản thủ tục đăng ký doanh nghiệp, củng cố hệ thống giám sát của hoạt động doanh nghiệp.

2.2. Các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc

đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Muốn khuyến khích tư nhân đầu tư vào các khu vực sản xuất chế biến, đầu tư

thiết bị công nghệ hiện đại cần phải có chính cách ưu đãi bao gồm: chính sách tín dụng ngân hàng như được hỗ trợ thông qua tín dụng trung hạn, dài hạn; chính sách thuế thể hiện khuyến khích đầu tư bằng việc miễn, giảm thuế ở những vùng nông thôn, miễn giảm thuế cho những ngành công nghiệp truyền thống của các địa phương, miễn giảm thuế cho những ngành công nghiệp mới yêu cầu kỹ thuật cao, những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động; chính sách khuyến khích hành xuất khẩu; chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực…

Ngoài những chính sách nêu trên, cần có một chính sách hết sức quan trọng liên quan đến phát triển công nghiệp đó là chính sách đất đai. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chính sách đất đai nhằm tiến tới sự công bằng trong chính sách đất đai, cụ thể là đưa ra một mặt bằng giá thuế đất đối với mọi hình thức kinh tế. Tuy nhiên, do đặc điểm của quá trình lịch sử phát triển, thực tiễn diễn ra không như mong muốn. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước ra đời đã được bao cấp về đất đai, nhà xưởng. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân ra đời sau khi có chính sách kinh tế mới không có cơ chế giao cấp đất mà phải đi mua hoặc thuê lại của nhà nước, của cá nhân hoặc của doanh nghiệp nhà nước với giá thị trường, trong lúc thủ tục để xin thuê đất, xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá rườm rà, gây cản trở cho doanh nghiệp đồng thời lại phát sinh các tiêu cực.

2.3. Về thiết lập các định chế phát triển kinh tế tư nhân.

Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều

yếu thế trong phát triển ở môi trường cạnh tranh; hơn thế nữa khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới được vực dậy từ khi có chính sách đổi mới kinh tế đồng

trong phát triển kinh tế, do đó sự hỗ trợ để phát triển kinh tế tư nhân thông qua các định chế hỗ trợ là cần thiết. Các định chế hỗ trợ có thể bao gồm thành lập quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các ngân hàng đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiết lập hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm đào tạo cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Ngoài các định chế hỗ trợ cần có một cơ chế liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn nhằm bảo vệ quyền lợi trong liên kết phát triển tránh việc ép giá, phân phối không công bằng mang tính chèn ép, đặc biệt là trong thực hiện gia công xuất khẩu hiện nay.

2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân.

Trong nền kinh tế thị trường thì quy luật cạnh tranh là tất yếu, nó là vấn đề

sống còn của mọi doanh nghiệp. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ kinh doanh, điều hành, quản ký doanh nghiệp của đội ngũ quản lý. Cần phải có chiến lược phát triển lâu dài, có chính sách đối phó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, do vậy tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu. Trong đó hai thành phần kinh tế chủ chốt của đất nước là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ( cả trong nước và ngoài nước). Các hình thức sở hữu hỗn hợp là sự giao thoa của hai khu vực này tuỳ thuộc và nhu cầu phát triển. Nhà nước phát huy vai trò của mình thông qua việc tạo lập và duy trì môi trường thuận lợi, ổn định, công bằng. Sự hợp tác giữa các thành phần kinh tế sẽ đem lại sức mạnh chung của cả nền kinh tế. Kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước hoàn toàn có thể cùng phát triển mà không hề mang tính loại trừ lẫn nhau.

Qua 15 năm đổi mới kinh tê tư nhân đã trải qua một chặng đường khá dài phát triển. Kinh tế tư nhâ đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đất nước như tạo thêm công ăn việc làm giải quyết sự dư thừa lao động, tăng tổng sản phẩm quốc dân, tạo lặp cân đối nền kinh tế dưa nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy kinh tế tư nhân cũng gặp phải rất nhiêu hạn chế, khó khăn cần dược giải quyết. Do vậy vấn đề đặt ra là phải có những chính sách đúng đắn để phát huy mọi tiềm năng, khai thác thế mạnh của khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin - tập2

( Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2002) 2.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

( Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2001) 3. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2002

4. Nghiên cứu kinh tế số 262 - Tháng 3 năm 2000 5. Nghiên cứu kinh tế số 292 - Tháng 9 năm 2002 6 Tạp chí kinh tế và phát triển - Năm 2002

7. Lý luận chính trị số 4 – 2002 8. Tạp chí Cộng sản – 2002.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU………...1

NỘI DUNG CHÍNH………3

I. Khái niệm cơ bản về kinh tế tư nhân………...…….3

II. Vị trí của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN……….4

1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển KTTN ở Việt Nam…4 2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế………..5

III. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam....6

1. Tình hình hoạt động của KTTN trước đổi mới ( 1954-1985)………..6

2. Tình hình hoạt động của KTTN sau đổi mới………...9

3. Những đóng góp và những kết quả đạt được của KTTN cho nền kinh tế..13

4. Những tồn tại yếu kém chủ yếu……….20

5. Nguyên nhân………..24

IV. Những phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển KTTN…….28

1. Phương hướng phát triển………28

2. Chính sách và giải pháp……….29

KẾT LUẬN………..……….33

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghĩa ở Việt Nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w