Chương 2: NỘI DUNG CHIẾN THUẬT CHIẾN ĐẤU BỘ BINH
3.2. Những biện pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội
3.2.1. Đối với giảng viên
3.2.1.1. Giảng viên phải bám sát mục tiêu, yêu cầu giáo dục của trung tâm, phù hợp với đặc thù dạy học môn GDQP&AN và công tác đảm bảo dạy học
Quá trình dạy học môn GDQP&AN phải bám sát mục tiêu, yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS. Mục tiêu giáo dục là những yêu cầu cơ bản về năng lực, phẩm chất mà người dạy và người học phải đạt tới. Mục tiêu, yêu cầu giáo dục giúp chúng ta định hướng vạch ra biện pháp, sử dụng lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ. Mục tiêu, yêu cầu giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu màu xanh áo lính, chuẩn bị tâm lí sẵn sàng chiến đấu, phát triển tư duy quân sự và trang bị những kiến thức về kĩ chiến thuật quân sự là cái đích để hướng tới khi dạy học môn GDQP&AN cho học sinh, sinh viên.
Dạy học môn GDQP&AN phải bám sát đối tượng học sinh. Điều đó có nghĩa bài giảng GDQP&AN phải phù hợp với nội dung, chương trình, với trình độ nhận thức của cấp học và bậc học. Các đối tượng HS có chung đặc điểm là trẻ tuổi, nhiệt tình hăng say học hỏi, sẵn sàng vượt mọi khó khăn, ham hiểu biết, dễ tiếp cận và làm quen cái mới. Song cũng có đặc điểm riêng với từng đối tượng cụ thể như: chất lượng và nhận thức không đồng đều. Do đó, khi giảng dạy phải nắm chắc các đối tượng để có phương pháp giảng dạy phù hợp người giáo viên chuẩn bị giáo án; lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp và các hình thức sau giảng. Nắm chắc đối tượng người học là cơ sở để giáo viên chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp; kết cấu nội dung và phương pháp truyền thụ phù hợp. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP&AN.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng dạy học phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều
kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp dạy học khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của HS.
Trong dạy học môn GDQP&AN, cần có sự kế thừa những ưu điểm trong phương pháp thuyết trình, kết hợp với vận dụng sáng tạo các phương pháp, kỹ năng dạy học hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn GDQP&AN. Sao cho kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học phát triển, dù sử dụng phương pháp truyền thống hay hiện đại, cần xác định rõ việc giảng dạy môn GDQP&AN đòi hỏi kết hợp hài hòa tính khoa học. Giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN trước hết nên phải có sự hiểu biết sâu sắc các nội dung trong GDQP&AN; phải là người hiểu biết sâu và cần có phong cách sư phạm đạt đến trình độ kỹ năng, kỹ xảo được thể hiện bằng một tâm hồn người giáo viên, mới có thể đạt mục đích giảng dạy môn học, sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, sát với nội dung bài giảng, có giá trị nâng cao hiệu quả bài giảng. Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, bài giảng sẽ lôi cuốn, hấp dẫn người học hơn. Người học hiểu sâu về kiến thức GDQP&AN hơn.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là yêu cầu thiết thực đối với người giáo viên môn GDQP&AN. Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, theo hướng phát huy tính tích cực của người học nhằm để người học chủ động tiếp thu kiến thức sâu hơn và có khả năng ứng dụng vào trong học tập tại nhà trường và cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong nội dung về GDQP&AN. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải có những tài liệu dạy - học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học sinh.
3.2.1.3. Người giáo viên GDQP&AN phải thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề sư phạm trong quá trình giảng dạy môn học GDQP&AN của mình
Trình độ tri thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động sư phạm của người giảng viên (cụ thể ở đây là kĩ năng thực hiện và giảng dạy nội dung điều lệnh đội ngũ từng người không có súng) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành tính tích cực nhận thức cho HS bởi vì giảng viên chính là những người trực tiếp tổ chức, điều khiển, định hướng và chỉ đạo hoạt động nhận thức của sinh viên một trong những nhân tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực nhận thức của HS.
Trình độ tri thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động sư phạm của ngời giảng viên được thể hiện ở sự hiểu biết sâu, rộng về các kiến thức khoa học chuyên
ngành và khoa học liên ngành của giảng viên giúp HS nhận thức sâu sắc hơn nữa về môn học từ đó tích cực nhận thức chiếm lĩnh các tri thức khoa học của đời sống xã hội.
Vì vậy tác động vào xây dựng trình độ tri thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động sư phạm tốt cho người giảng viên là một biện pháp quan trọng xây dựng tính tích cực nhận thức của HS trong học tập môn GDQP&AN ở Trung tâm hiện nay.
Trình độ tri thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động sư phạm của người GV được thể hiện rõ nét nhất qua tay nghề sư phạm của người GV. Tay nghề sư phạm của người GV là một phẩm chất trong nhân cách của người GV nói lên sự thành thạo về nghiệp vụ sư phạm nắm chắc và vận dụng linh hoạt các tri thức khoa học của người GV vào thực tiễn hoạt động sư phạm của bản thân. Tay nghề sư phạm của người GV có ảnh hưởng to lớn đến tính tích cực nhận thức của HS. GV có tay nghề sư phạm cao sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành tính tích cực nhận thức trung hoạt động học. Ngược lại, GV có tay nghề sư phạm thấp, năng lực, phương pháp giảng dạy hạn chế là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của HS dẫn đến kết quả không cao.
Để làm tốt điều này đối với người giảng viên giảng dạy thực hành nội dung điều lệnh đội ngũ từng người không có súng - môn học GDQP&AN, phải thường xuyên ôn luyện thành thục kĩ năng, yếu lĩnh các động tác, rèn luyện tác phong chuẩn mực quân đội: nghiêm túc, kỉ luật, nhanh nhẹn; rèn luyện khẩu khí, khẩu lệnh phải to, rõ, dứt khoát, liên tục.
Ví dụ: Ngoài giờ lên lớp, người giáo viên có thể tự mình tự tập các động tác kĩ – chiến thuật chiến đấu từng người (đi-chạy khom, lê, trườn ...) để thực hiện động tác ngày càng thuần thục hơn, đồng thời rèn luyện khẩu khí hô khẩu lệnh (mỗi ngày khoảng 15-30 phút).
Giảng viên phải thường xuyên tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các phẩm chất nhân cách cần có của người giảng viên để đáp ứng tốt hơn nữa về yêu cầu của tiến trình giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học của chính mình. Trình độ tri thức là mức độ hiểu biết sâu rộng của người giảng viên, được thể hiện trước hết ở sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực khoa học mà mình đảm nhiệm, ngoài ra còn là kiến thức về các khoa học liên ngành và các khoa học có liên quan khác. Sự hiểu biết sâu rộng của giảng viên với vai trò của người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên là một trong những điều kiện cần thiết giúp sinh viên có thể thoả mãn nhu cầu nhận thức của họ.
Giảng viên giảng dạy thực hành môn GDQP-AN phải thường xuyên tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, luôn tìm tòi và sáng tạo những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của hoạt động sư phạm quân sự, không áp đặt, không mảy móc trong quá trình giảng dạy cho HS.
Tích cực nâng cao kỹ năng hoạt động sư phạm cho người giảng viên trong quá trình dạy học. Kỹ năng hoạt động sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng trong
nhân cách của người giảng viên được hình thành, phát triển thông qua hoạt động giảng dạy và có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực nhận thức của HS đối với môn học. Nói đến kỹ năng hoạt động sư phạm của người giảng viên GDQP-AN, để nâng cao chất lượng dạy học môn học chúng ta phải chú ý bồi dưỡng nâng cao một số kỹ năng chủ yếu sau:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm
Kỹ năng này được hình thành và thể hiện chủ yếu trong quan hệ giao tiếp của người giảng viên với HS, đặc biệt là trong xử lý các tình huống sư phạm. Chẳng hạn như: kỹ năng đánh giá thái độ của HS; kỹ năng khêu gợi, thu hút, lôi cuốn HS; kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học..., những biểu hiện đó thường để lại ấn tượng cho người học. Do vậy, đòi hỏi giảng viên trong giao tiếp, ứng xử sư phạm cần phải linh hoạt, khéo léo và tế nhị, qua đó tạo nên tình cảm tốt đẹp của HS đối với giảng viên và đối với môn học GDQP-AN.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
Ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ là công cụ, phương tiện cơ bản của ngời GV. Nội dung của bài giảng hấp dẫn hay kém hấp dẫn, sinh động hay kém sinh động phụ thuộc một phần vào kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ:
Đối với phương tiện ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ nói), được thể hiện ở từ ngữ trong sáng, giàu hình tượng, dễ hiểu, có âm điệu, ngữ điệu đúng, đủ và phù hợp.
* Khi lên lớp đòi hỏi khẩu khí của người giảng viên phải to, rõ, dứt khoát, liên tục. Để làm được điều này thì người giảng viên phải thường xuyên ôn luyện, thục luyện giáo án bài giảng và động tác tháo lắp các loại súng ngoài giờ, ngày nghỉ, cuối tuần ...
Đối với phương tiện phi ngôn ngữ, được thể hiện trên ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... của giảng viên trong khi thể hiện các nội dung nhận thức.
* Khi lên lớp nội dung QS đòi hỏi ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người giảng viên phải luôn nghiêm túc, không được cười đùa thể hiện sự trang nghiêm, kỉ luật của quân đội.
Kết hợp chặt chẽ giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ sẽ làm cho nội dung nhận thức có sự hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của HS trong quá trình nhận thức. Vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập cho HS trong học tập môn GDQP&AN, đòi hỏi đội ngũ giảng viên cần chú ý trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trong hoạt động giảng dạy.
Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học (đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại) đang là một xu thế, một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động dạy học.
Khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại một cách hợp lý sẽ kích thích, thu hút sự tập trung chú ý của sinh viên vào nội dung nhận thức. Tuy nhiên, đế việc sứ dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phát huy tác dụng tích cực đến tính tích cực nhận thức của HS cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau đây:
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu và các trang thiết bị chuyên dùng ở phòng học để giảng viên và sinh viên tiện lợi trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy và nhận thức.
Tuỳ thuộc vào nội dung và các điều kiện cụ thể để sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học một cách phù hợp.
Ví dụ: Khi lên lớp nội dung kĩ – chiến thuật chiến đấu từng người, để bổ trợ tạo hứng thú học tập cho HS người giáo viên có thể sử dụng tranh vẽ, hình ảnh minh họa hoặc ngoài giờ có thể chiếu phim ảnh, video nội dung các động tác chiến đấu cá nhân của các chiến sĩ, sĩ quan trong quân ngũ cho các em xem.
Khi hướng dẫn HS ôn luyện các động tác kĩ – chiến thuật chiến đấu từng người tùy từng động tác mà người giáo viên sử dụng các phương tiện riêng một cách hợp lí khoa học
Động viên, khuyến khích các giảng viên có sự đổi mới trong việc biên soạn và giảng dạy môn học có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.
Thường xuyên tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực hành sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động dạy học cho giảng viên.
Kỹ năng tổ chức, điều khiển phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS
Tổ chức điều khiển phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS là một yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động dạy học ở đây, người dạy không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ tri thức mà còn đóng vai trò là người tổ chức hoạt động tự nhận thức của HS, phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tính động lập, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức môn học. Tuy nhiên, vai trò chủ thể, tính độc lập, sáng tạo của sinh viên chỉ được phát huy một cách cao độ khi HS có hứng thú trong nhận thức. Vì vậy với tư cách là người tổ chức hoạt động nhận thức của HS, giảng viên cần chú ý thường xuyên phát hiện và lựa chọn vấn đề cần đặt ra cho HS, sau đó đưa HS vào các tình huống có vấn đề trong hoạt động nhận thức một cách tự nhiên nhất.
Nâng cao tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên.
Tình cảm nghề nghiệp là thái độ của người giảng viên đối với công việc chuyên môn, được thể hiện ở lòng yêu nghề, yêu người, yêu sự nghiệp giáo dục con người.
Tình cảm nghề nghiệp sâu sắc giúp cho người giảng viên luôn tận tâm, tận lực đối với công việc chuyên môn, không ngừng nhận thức và nâng cao trình độ tri thức và phư- ơng pháp sư phạm. Những biểu hiện như vậy sẽ có tác động trực tiếp và tích cực đến tính tích cực của sinh viên trong quá trình nhận thức.
Các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội giảng viên bằng những chế độ, chính sách cụ thể giúp họ chuyên tâm với nghề nghiệp và công việc được giao.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là giải pháp cơ bản quan trọng thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học môn học GDQP&AN cho HS học tập tại trung tâm hiện nay. Thực hiện tốt giải pháp quan trọng này tạo sự chuyển biến về nhận thức,
trách nhiệm và phát huy vai trò của lãnh đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám đốc và Khoa Quân sự trong tổ chức giảng dạy và tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học kĩ – chiến thuật chiến đấu từng người cho HS.