Kết quả phẫu thuật [2],[3],[4]

Một phần của tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi Điều trị viêm túi mật cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh vĩnh phúc giai Đoạn 2020 2022 (Trang 37 - 40)

4.4.1 Thời điểm chỉ định mổ ( Thời điểm khởi phát bệnh đến khi phẫu thuật)

- Tỷ lệ mổ trước 72h là 65,8%, sau 72h là 34,2% (Bảng 3.10). Tỷ lệ này so với thống kê của Trần Kiễn Vũ (68,6% và 31,4%) và của Lê Quang Minh (71,2% và 29,8%), Đặng Thành Đông (93,7% và 6,2%), thì bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến viện muộn hơn [2],[3],[4]

4.4.2 Tỷ lệ chuyển mổ mở (Bảng 3.11)

- Tỷ lệ chuyển mổ mở trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 10,5%, theo Tác giả

Lê Quang Minh là 12,7%, của Trần Kiến Vũ là 14,9%. Như vậy tỷ lệ chuyển mổ mở ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn.[2], [4]

- Trong phẫu thuật nội soi vấn đề chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở không phải là thất bại mà đó là 1 lựa chọn khôn khéo để giảm tỷ lệ tai biến và biến chứng cho bệnh nhân, góp phần tăng hiệu quả điều trị, chỉ định chuyển đổi phương pháp phẫu thuật nó phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên nội soi. So với trước đây thì kỹ năng phẫu thuật nội soi của các phẫu thuật viên ngày càng tiến bộ hơn, do vậy mạnh dạn và tự tin hơn trong phẫu thuật vì vậy tỉ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi thấp hơn các tác giả trước đó.

- Nguyên nhân chuyển mổ mở cũng giống với các nghiên cứu trước đó là do túi mật viêm hoại tử hay viêm dính nhiều, khó xác định giải phẫu.

4.4.3 Thời gian phẫu thuật (Bảng 3.12)

- Thời gian mổ trung bình là 83,1 ± 34,2 phút, trong đó nhanh nhất là 45 phút, và lâu nhất là 190 phút, so với Lê Quang Minh thời gian mổ trung bình: 56,81±

19,35phút thì của chúng tôi dài hơn, lý giải cho điều này do trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ viêm túi mật mức độ trung bình của chúng tôi cao hơn và tỷ lệ bệnh nhân mổ sau 72h của chúng tôi cao hơn tác giả Lê Quang Minh [4]

- So với nghiên cứu của tác giả Trần Kiến Vũ thì thời gian mổ nhóm nghiên cứu chúng tôi gần tương đương [2]

4.4.4 Tỷ lệ tai biến trong mổ (Bảng 3.13)

- Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, không có tai biến trong mổ, theo Lê Quang Minh tỷ lệ tai biến là 9,5%, trong đó chủ yếu là thủng túi mật (5,8%), Trần Kiến Vũ là 19,4 % trong đó cũng chủ yếu là thủng túi mật [2],[4]

- Lý do có sự khác biệt như vậy do chúng tôi không coi thủng túi mật là 1 tai biến vì trong kỹ thuật mổ cắt túi mật nội soi ở những trường hợp túi mật viêm hoại tử nhiều, thành quá dày và căng to, không thể cầm nắm để phẫu tích thì chọc hút túi mật là một trong những bước cần thiết để thực hiện cắt túi mật.

4.4.5 Diễn biến sau mổ(Banrg3.14)

- Thời gian trung tiện và vận động của bệnh nhân sau phẫu thuật của chúng tôi cũng giống với các tác giả trước đó: Đa số các trường hợp đều trung tiện và có thể vận động vào ngày thứ 2 sau mổ

- Một số ít trường hợp trung tiện muộn hơn (sau 72h) và vận động muộn hơn hay gặp ở nhóm bệnh nhân đến viện muộn, phẫu thuật sau 72h kể từ khi có các triệu chứng khởi phát bệnh.

4.4.6 Biến chứng sớm sau mổ (Bảng 3.15)

- Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp bị biến chứng rò mật sau mổ chiếm 5,9%, còn lại không gặp các biến chứng khác và tỷ lệ này tương đương các tác giả: Đặng Thành Đông là 4,2%, Lê Quang Minh là 7,2% và thấp hơn Trần Kiến Vũ (12,2%) [2],[3],[4]

- Trong 2 trường hợp rò mật thì có 1 ca rò ống cổ túi mật được điều trị bảo tồn không cần phẫu thuật và ra viện sau 2 tuần, 1 ca rò mật ngày thứ 3 sau mổ do tổn thương ống gan phải được phẫu thuật nối gan ruột và bệnh nhân ổn định ra viện sau 13 ngày điều trị sau mổ lại

- Không có trường hợp nào tử vong 4.4.7 Thời gian điều trị (Bảng 3.16)

- Thời gian nằm điều trị trung bình 7,5 ± 2,1 ngày, trong đó ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 16 ngày

- Phần lớn thời gian nằm điều trị đều từ 5-7 ngày (58,8%)

- Theo Đặng Thành Đông là 5,4 ± 2,5 ngày, Trần Kiến Vũ là 8,2 ± 3,4 ngày, Lê Quang Minh là 7,1 ± 2,3. Như vậy thời gian điều trị của chúng tôi tương tự như của tác giả Lê Quang Minh, dài hơn Đặng Thành Đông và ngắn hơn Trần Kiến Vũ[2], [3],[4]

4.4.8 Kết quả phẫu thuật (Bảng 3.17) Kết quả cắt túi mật nội soi thành công

- Trong nghiên cứu của chúng tôi là 89,5% gần tương đương như những nghiên cứu của các tác giả trước đó: Trần Kiến Vũ là 85,1%, Đặng Thành Đông là 83,3%, Lê Quang Minh là 87,3% [2],[3],[4]

Phân loại kết quả ở nhóm mổ nội soi thành công

- Kết quả chung của phẫu thuật: Phần lớn đều cho kết quả tốt 82,4%, có 5 trường hợp chiếm tỷ lệ trung bình chiếm 14,7%

- Có 1 trường hợp cho kết quả xấu do có biến chứng rò mật phải mổ lại (2,9%), sau mổ lại bệnh nhân ổn định ra viện, không có trường hợp nào tử vong.

- Theo Trần Kiến Vũ: kết quả tốt là 81,9%, trung bình là 18,1%, không có kết quả

xấu; Lê Quang Minh: kết quả tốt là 86,3%, trung bình là 13%, xấu là 0,7%, Đặng Thành Đông: kết quả tốt là 97,5%, xấu là 2,5% và không có kết quả trung bình. [2], [3],[4]

- Như vậy so với các kết quả nghiên cứu trước đó nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gần tương tự và một lần nữa khẳng định phẫu thuật nội soi điều trị viêm túi mật cấp khá an toàn và cho kết quả chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi Điều trị viêm túi mật cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh vĩnh phúc giai Đoạn 2020 2022 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w