CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
3.1. Môi trường vĩ mô
3.1.5. Nhân tố kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, có nhiều tiềm năng phát triển, vậy nên người dân có thu nhập cao lên từ đó nhu cầu cũng tăng. Đây là điều kiện để công ty phát triển, có thể tạo ra nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (2019 - 2024) đã trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế - chính trị thế giới, tình hình lạm phát trong nước tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có Samsung Electronic.
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh Samsung Electronics Bắc Ninh Việt Nam Tăng trưởng kinh tế:
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2022.
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam duy trì có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 - 2022, ngoại trừ 2020. Mức tăng trưởng GDP cao nhất đạt được trong giai đoạn này là 8,02% vào năm 2022 và mức tăng trưởng thấp nhất là 2,58% vào năm 2021.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn, kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP ước tính đạt 2,91% (năm 2020) và 2,58 (năm 2021) đạt kết quả không cao, nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới, cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có sức đề kháng tốt và có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những cú sốc.
Đặc biệt năm 2022, tăng trưởng GDP theo mục tiêu tăng 6-6,5%, nhưng ước tính thực tế đã có tốc độ tăng rất cao, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã vượt qua 8%. Mức tăng trưởng GDP 8,02% của Việt Nam năm 2022 là kết quả của nhiều yếu tố tích cực, thể hiện sức sống và tiềm năng phát triển của nền kinh tế.
Lạm phát
Hình 3.3: Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn từ 2016 - 2022
(Nguồn: topi.vn) Trong giai đoạn 2016 đến 2022, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có xu hướng giảm dần, mức lạm phát cao nhất đạt được trong giai đoạn này là 3,53% vào năm 2017 và mức lạm phát thấp nhất là 1,84% vào năm 2021. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nền kinh tế chịu sự điều tiết chặt chẽ, dẫn đến tỷ lệ lạm phát ổn định ở mức 4%. Bất chấp những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020, các ngành, lĩnh vực khác nhau đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Năm 2021 và 2022 đánh dấu giai đoạn đầy khó khăn với nền kinh tế toàn cầu khi phải đối mặt với nhiều thách thức như xung đột Nga-Ukraine và đại dịch Covid-19 kéo dài. Những yếu tố này đã dẫn đến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa leo thang, đẩy tỷ lệ lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để kiểm soát lạm phát, nổi bật là: thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp, tăng cường giám sát thị trường. Nhờ những nỗ lực trên, Việt Nam đã đạt được thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2021 chỉ ở mức 2,04%, và thấp hơn nữa vào năm 2022 với mức 3,15%. So với mức lạm phát trung bình toàn cầu (8,8% vào năm 2022), thành tích của Việt Nam là vô cùng ấn tượng.
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh Samsung Electronics Bắc Ninh Việt Nam Tỷ giá hối đoái
Hình 3.4: Tỷ giá hối đoái
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bloomberg) Biểu đồ thể hiện tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn từ 2/1/2012 đến 2/1/2023. Nhìn chung, tỷ giá hối đoái có xu hướng biến động mạnh trong giai đoạn này, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng.Tỷ giá VND/USD đã được điều hành theo hướng ổn định, linh hoạt với biên độ dao động dưới 2%/năm nhờ cung cầu ngoại tệ thuận lợi cũng như chính sách ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái USD/VND chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm kinh tế vĩ mô của Việt Nam và Hoa Kỳ, lãi suất, tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khác trên thế giới, và các sự kiện chính trị.
Cán cân thương mại
Hình 3.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1 từ năm 2013 đến năm 2022
(Nguồn: VnEconomy)
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6 % so với năm 2018. Năm 2019 là một năm thành công đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, vượt mốc 500 tỷ USD lần đầu tiên, tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao hơn so với năm 2018, thặng dư thương mại duy trì ở mức cao (11,12 tỷ USD). Sự tăng trưởng này là do Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính xác ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, từ đó đóng góp nguồn lực cho ngân sách nhà nước và tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế.
Mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 đạt được trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD (tăng 6,5% so với năm 2019) và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD (tăng 3,6% so với năm 2019). Năm 2020 là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực, góp phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Thành công của xuất nhập khẩu năm 2020 có được nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động trong việc thích ứng với tình hình mới, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,31 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2020) và kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD (tăng 26,5% so với năm 2022). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 đạt mức kỷ lục, đây là một thành tích ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021 và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2021. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được mức kỷ lục mới trong năm 2022 là một thành tích ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2022 bao gồm điện thoại và linh kiện điện tử, máy tính, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, gạo… và các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2022 bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...Sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu cho thấy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị và hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam ngày càng tăng. Thặng dư thương mại hàng hóa đạt được trong năm 2022 góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh Samsung Electronics Bắc Ninh Việt Nam
➜➜
➜
➜➜ Cơ hội
Mở ra cơ hội cho Samsung Electronics tiếp cận người tiêu dùng thông qua các sản phẩm thiết yếu như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, TV,.. Samsung tập trung vào việc phát triển các sản phẩm có giá cả phải chăng, chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thời kỳ lạm phát thường đi kèm với giá năng lượng tăng cao. Do đó, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu cao hơn về các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Samsung có thể tận dụng cơ hội này bằng cách phát triển các sản phẩm có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, chẳng hạn như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí, v.v.. Samsung có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giúp người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sinh hoạt
Mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, tập trung vào thị trường các nước đang phát triển, nơi người nơi người tiêu dùng có nhu cầu cao về các sản phẩm giá cả phải chăng.
➜
➜
➜
➜
➜ Thách thức
Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện điện tử. Do đó, Samsung Electronics có thể gặp rủi ro về chuỗi cung ứng nếu xảy ra gián đoạn do các yếu tố như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chiến tranh thương mại. Vi dụ, đại dịch Covid-19 đã khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và linh kiện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Samsung Electronics.
Sự biến đổi trong các hiệp định thương mại và chính sách quốc tế, các thay đổi trong quy định nhập khẩu và xuất khẩu, thuế quan và các yêu cầu hải quan tạo ra rào cản và thay đổi trong dòng hàng hóa quốc tế.