Vận tải biển – Vận tải hàng không (sea-air)

Một phần của tài liệu Phân tích thưc trạng hoạt Động vận tải Đa phương thức tại công ty bee logistics (Trang 27 - 42)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA CÔNG TY

2.2. Các mô hình vận tải đa phương thức của công ty

2.2.1. Vận tải biển – Vận tải hàng không (sea-air)

Mô hình vận tải đường biển kết hợp với vận tải đường hàng không cũng là loại hình vận chuyển được khá nhiều người lựa chọn. Đây là mô hình kết hợp giữa phương tiện vận chuyển là máy bay với tàu biển giúp quá trình vận chuyển nhanh hơn, rẻ hơn và linh hoạt hơn.

Hàng sea-air là loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển ở chặng 1 và đường hàng không ở chặng 2 thông qua cảng và sân bay trung chuyển. Thời gian vận

chuyển sea-air phụ thuộc routing mà nó sử dụng, và thường từ 12-27 ngày tùy chi tiết hàng và loại hàng hóa cụ thể. Vận chuyển hàng sea-air giúp tiết kiệm được chi phí so với air nhưng lại cao hơn sea. Tuy nhiên, sea-air sẽ đáp ứng được yêu cầu về thời gian giao hàng (chậm hơn air nhưng nhanh hơn sea).

Mô hình được sử dụng phổ biến để chuyển hàng hóa từ vùng Viễn Đông sang Châu Âu. Đồng thời, chuyên được lựa chọn để vận chuyển hàng hóa có giá trị cao như điện tử, linh kiện,… hoặc các loại hàng hóa khác như quần áo, đồ chơi, giày dép,…

Đơn hàng được vận chuyển bằng phương thức này sẽ được chuyển đến người nhanh nhanh chóng và an toàn.

1. Biểu giá

Chi phí vận chuyển đường biển:

Có 2 căn cứ để tính cước vận tải biển, việc áp dụng cước sẽ dựa theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích (tính theo đơn vị CBM) và trọng lượng (tính theo đơn vị KGS), xem áp vào cái nào lớn hơn.

Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào.

Giá cước vận tải biển quốc tế là khoản phí mà bên chủ hàng phải trả cho việc thuê cũng như sử dụng dịch vụ vận chuyển. Giá cước này sẽ thích hợp với hình thức vận chuyển container, hàng rời, hàng lạnh. Dưới đây là một số tuyến đường biển quốc tế ở Việt Nam như:

 Tuyến đường biển từ Việt Nam đến Châu Âu.

 Tuyến từ Việt Nam đến Châu Mỹ.

 Tuyến Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản.

Bảng 1 Cước phí vận chuyển đường biển Bee Logistics

POL POD Giá cước (USD) Transit Time

20’D C

40’DC 40’H C

HCM Rotterdam (Hà Lan) 950$ 1850$ 1850$ 25‐27

HCM Antwerp (Bỉ) 950$ 1850$ 1850$ 25‐27

HCM Hamburg (Đức) 950$ 1850$ 850$ 25‐27

HCM Bangkok/Laem Chabang (Thái Lan) 40$ 80$ 80$ 3

HCM Jakarta (Indonesia) 90$ 180$ 180$ 4

HCM Colombo (Sri Lanka) 650$ 1200$ 1200$ 17

HCM Port Klang 40$ 80$ 80$ 7

HCM Pasir Gudang 70$ 140$ 140 7

HCM Penang/Pasir Gudang (Malaysia) 70$ 140$ 140$ 7

HCM Phnom Penh (Campuchia) 70$ 140$ 140$ 2

HCM Hongkong 40$ 80$ 80$ 3

HCM Kaohsiung (Đài Loan) 50$ 100$ 100$ 5

HCM Shanghai (Trung Quốc) 70$ 140$ 140$ 7

HCM Qingdao 70$ 140$ 140$ 5

HCM Chennai/Nhava Sheva (Ấn Độ) 350$ 700$ 700$ 15 – 17

HCM Busan (Hàn Quốc) 60$ 120$ 120$ 7

HCM Incheon (Hàn Quốc) 180$ 360$ 360$ 9

HCM Tokyo/Yokohama (Nhật Bản) 50$ 100$ 100$ 9

HCM Yangon (Myanmar) 700$ 1100$ 1100$ 12-13

Lưu ý: Trên đây là giá cước tham khảo, mức giá thực tế có thể thay đổi và phụ thuộc vào một số yếu tố khác.

Chi phí vận chuyển đường hàng không:

Bảng 2 Cước phí vận chuyển đường hàng không Bee Logistics

Khối lượng (Kg)

Vùng Hong Kong Thailand Singapore Malaysia

China Indonesia Philippines Taiwan

Korea China Japan

India Brunei Laos Maucau

Australia New Zealand

Germany United Kingdom Italy France

Denmark Spain Portugal Sweden

Turkey Poland Russian Federation

United States Mexico Canada

Middle East Africa

Rest of the word

Tài liệu

0,5 19.21 22.28 25.35 25.96 26.77 27.53 30.58 27.46 30.45 33.98 47.69 1,0 21.97 25.86 29.57 30.79 32.32 34.31 38.12 34.22 38.34 42.35 57.29 1,5 24.72 29.74 34.18 35.97 38.52 41.03 45.60 40.99 45.85 50.65 66.89 2,0 27.48 33.62 38.78 41.16 44.73 47.75 53.07 47.76 53.35 58.96 76.50 2,5 30.09 37.50 43.39 46.34 50.93 54.47 60.54 54.53 60.86 67.26 86.10

Lưu ý: Bảng giá cước trên chỉ mang tính tham khảo, vì các mức giá sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bên cạnh mức giá cước trên còn rất nhiều giá cước khác tùy thuộc vào cân nặng, tham khảo ảnh sau:

Hình 12 Bảng giá cước phí vận chuyển hàng hóa bằng máy bay

Bên cạnh các cước phí thì phụ phí phát sinh khi vận chuyển bằng đường hàng không là điều không thể tránh khỏi. Một vài phụ phí thường gặp như:

 Phí D/O - Delivery Order: Đây là mức phí cho lệnh giao hàng, bạn cần nộp khi đến sân bay. Do đó, các hãng hàng không sẽ làm phí D/O để các

consignee xuất trình với hải quan và lấy hàng.

 Phí AWB - Airway: AWB là phí biên nhận do hãng hàng không cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại lý ủy quyền. Đây là bằng chứng về hợp đồng vận đơn đường hàng không chứ không phải chứng từ sở hữu hàng hóa.

 Phí THC - Terminal Handling Charge: Phí THC là chi phí bốc hàng từ khó lên máy bay.

 Phí SCC - Security Charge: SCC là phí dành cho việc soi an ninh tại sân bay và mức phí này khá thấp.

 Phí AMS - Automatic Manifest System: Phí AMS là phí truyền dữ liệu hải quan vào một số quốc gia như Trung Quốc, Canada, Mỹ,...

 Phí FWB - Forward Bill: Loại phí FWB dùng để truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn chính.

 Phí handling: Phí handling là phí bốc xếp hàng từ phương tiện vận chuyển xuống kho hàng và sắp xếp để chờ lên máy bay.

 Phí FHL: FHL là phí truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn phụ

 Phí tách bill: Phí được dùng trong trường hợp Forwarder gộp nhiều House Bill, ở cảng các công ty hàng hóa sẽ phải tách bill ra.

Cách tính giá hàng sea-air

 Bắt buộc nhà xuất khẩu phải cung cấp chi tiết hàng hóa một cách chính xác nhất có thể

 Sau khi có chi tiết hàng hóa, xác định hành trình hàng đi và tư vấn cho nhà xuất khẩu lựa chọn

 Xin giá vận chuyển đường biển cho lô hàng (thường là $/cbm hoặc $/cont)

 Tính chargeable weight của lô hàng (theo công thức tính C.W đường hàng không)

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Trong đó: Khối lượng tính cước - Chargeable Weight là khối lượng thực tế (cân bằng cân điện tử), khối lượng vật lý (trọng lượng hàng hóa kể cả bao bì và pallet).

 Liên hệ xin giá đại lý tại cảng trung chuyển (yêu cầu rõ xin giá hàng sea-air), giá đại lý luôn luôn là giá hàng air đã bao gồm cước hàng không từ cảng trung chuyển đến sân bay cuối và các chi phí làm hàng tại cảng trung chuyển.

 Cộng giá cước chặng 1 và cước chặng 2, có giá cước vận chuyển sea-air.

2. Quy trình thực hiện

Giai đoạn 1: Quy trình nhận giao hàng hóa:

Bước 1: Tìm kiếm và tiếp nhận nhu cầu khách hàng

Bộ phận kinh doanh sẽ tiếp cận khách hàng thông qua các hình thức như telesales, email hoặc gặp mặt trực tiếp. Sau khi đàm phán và khách hàng đồng ý về giá cước, bộ phận kinh doanh sẽ gửi mail yêu cầu cấp booking lên bộ phận CSKH để gửi yêu cầu đó sang hãng tàu tương ứng. Trong email cần có đầy đủ thông tin sau:

Loại hàng tính chất của hàng hóa

Số lượng hàng hóa

Báo giá của lô hàng

Điều khoản thương mại

Địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng

Hãng tàu muốn booking và thời gian dự kiến booking.

Sau khi hai bên xác nhận tất cả các điều khoản về giá và xem xét tất cả các điều kiện khác (nếu có) của khách hàng, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thương mại.

Bước 2: Nhận đặt dịch vụ (Đặt chỗ với hãng tàu và gửi Booking cho khách hàng) Bộ phận kinh doanh khi nhận được yêu cầu của khách hàng, sẽ gửi cho bộ phận CSKH yêu cầu booking qua email cho bên vận tải hiện có. Sau khi nhận được booking, khách hàng sẽ gửi các chứng từ kèm theo như: Hóa đơn thương mại, danh sách hàng hóa và booking note cho Bee.

Sau đó, nếu khách hàng đồng ý với lịch tàu và giá đã đưa, Bee Logistics sẽ kiểm tra chi tiết các thông tin mà khách hàng gửi, nếu không có sai sót gì sẽ chuyển yêu cầu booking sang hãng tàu để thực hiện lấy booking. Sau khi bên chuyên chở xác nhận

booking, công ty sẽ tiến hành đặt chỗ với hãng tàu, nhận booking và chuyển tiếp đến khách.

Bước 3: Lên kế hoạch vận tải

Sau khi nhận được Booking Confirmation (xác nhận đặt hàng) từ phía hãng tàu, bộ phận CSKH sẽ gửi thông tin cho bộ phận điều vận để lên kế hoạch chọn container cho khách hàng, báo lại số container và số seal cho phòng hải quan để tiến hành khai báo hải quan và làm thủ tục cho lô hàng.

Việc lên kế hoạch vận tải để lấy hàng từ kho khách hàng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu, phòng điều vận sẽ lên kế hoạch điều xe container lấy vỏ container để đi đóng hàng. Trong email thông báo đến khách hàng sẽ có thông tin của xe container và lái xe để khách hàng có thể liên hệ lúc đóng hàng.

Bước 4: Ký hợp đồng ngoại thương

Bước 5: Ký hợp đồng với các nhà vận chuyển đường thuỷ và hàng không Bước 6: Hoàn tất thanh toán

Tuỳ vào sự thoả thuận giữa hai bên, việc thanh toán có thể diễn ra trước hoặc sau khi hàng về đến tay khách hàng. Thông thường đối với vận tải đa phương thức nói chung và vận tải đường biển - hàng không nói riêng, quá trình hoàn thành thanh toán thường được diễn ngay sau khi hàng đã về kho của khách hàng. Bộ phận CSKH sẽ tổng hợp lại các khoản phí để trả cho hãng tàu và các bên đối tác, các khoản phải thu để thu khách hàng.

Giai đoạn 2: Làm thủ tục hải quan, thông quan cho hàng hoá (nếu được ủy thác)

Đối với hàng hoá xuất khẩu

Bước 1: Nhận yêu cầu booking từ bộ phận kinh doanh

Bộ phận CSKH gửi yêu cầu booking cho hãng tàu để nhận booking confirmation. Sau khi nhận được Booking Confirmation, bộ phận CSKH sẽ chuyển đến bộ phận thực hiện hải quan.

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan:

 Vận đơn của đơn vị vận chuyển hãng tàu (Bill of lading/ Airway bill))

 Hợp đồng thương mại (Sale contract);

 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);

 Danh sách hàng hóa (Packing List).

 Giấy tờ chuyên ngành (nếu có)

 Tờ khai hải quan;

 Danh sách đóng gói (Packing list);

 Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có;

 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện);

 Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành;

 Và những chứng từ khác có liên quan.

Bước 3: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu, nhân viên phụ trách khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào.

Bước 3: Làm thủ tục hải quan xuất hàng

Phần khai báo đó sẽ được phân luồng dựa trên phần khai báo mà nhân viên hải quan đã điền. Lô hàng sẽ được gửi đi nhanh hay chậm tùy thuộc vào luồng hàng. Khi khai xong tờ khai, tùy thuộc vào luồng tờ khai hải quan mà bộ phận hải quan sẽ tiếp tục thực hiện công việc.

Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Bước 5: Chuẩn bị chứng từ đi kèm hàng để gửi lại cho khách hàng: 

Khi lô hàng đã được xếp lên tàu, bộ phận CSKH  thực hiện báo hãng tàu làm vận đơn (Bill of lading) để hoàn thiện hồ sơ lô hàng:

 Nếu khách hàng yêu cầu dùng vận đơn gốc để giao hàng thì bộ phận CSKH sẽ báo hãng tàu phát hành vận đơn gốc (thường 1 bộ vận đơn gốc gồm 3 vận đơn gốc và 2 vận đơn copy) và sẽ gửi lại khách hàng để khách hàng chuyển cho đầu nhận hàng ở nước ngoài.

 Nếu khách hàng không yêu cầu vận đơn gốc thì bộ phận CSKH sẽ báo hãng tàu thực hiện điện giao hàng.

Bước 6: Theo dõi lịch trình của hàng và thông báo đại lý để nhận hàng tại cửa khẩu nhập.

Bộ phận CSKH sẽ gửi thông tin kèm hồ sơ chứng từ về lô hàng cho đại lý ở nước nhập khẩu qua email để bên đại lý tiến hành theo dõi và lên kế hoạch tiến hành nhập khẩu lô hàng khi đến nơi để chuyển đến địa điểm đã yêu cầu trước đó.

Đối với hàng hoá nhập khẩu.

Bước 1: Bộ phận CSKH gửi thông tin cho đại lý nước ngoài

Bộ phận CS sẽ gửi thông tin đơn hàng qua thư điện tử (email) cho đại lý đầu nước ngoài để họ nhận thông tin, tiến hành vận chuyển và làm thủ tục hải quan đầu nước ngoài. Đồng thời đại lý sẽ gửi lại lịch trình dự kiến của lô hàng sẽ cập cảng nhập khẩu cho bộ phận CSKH để tiếp tục theo dõi tình trạng hàng hóa.

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ:

Trước khi tàu chở hàng đến cảng 1-2 ngày, phía hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến cho bộ phận CSKH để thông báo. Bộ phận CSKH sẽ gửi bộ chứng từ tương tự.

Bước 3: Khai tờ khai hải quan:

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs cho hàng hóa. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 4: Mở tờ khai hải quan:

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bộ phận hải quan sẽ tiến hành làm thủ tục khai báo hải quan.

Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi đã thanh toán tất cả các loại thuế bắt buộc, hàng hoá đó sẽ được thông quan nhập khẩu.

Bước 5: Mang hàng về kho người nhập khẩu:

Bộ phận vận tải sẽ yêu cầu người nhập khẩu nhận hàng và ký biên bản nhập hàng.

Giai đoạn 3: Quy trình vận chuyển hàng hóa trên phương thức vận tải đầu tiên

Bước 1: Vận chuyển hàng hóa từ kho của bên xuất khẩu

Bước 2: Sản phẩm được xử lý, tổng hợp và đóng gói nếu cần thiết, rồi sau đó chuyển đến cảng khởi hành.

Bước 3: Hàng hoá tiến hành vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng trung gian (cảng thứ hai)

Bước 4: Thủ tục hải quan thứ hai được thực hiện tại sân bay/ cảng đến (nếu cần) Tuỳ thuộc vào chủ sở hữu lô hàng đó mà có quyết định tiến hành chuyển khẩu hay quá cảnh hàng hoá, để chờ hàng được vận chuyển lên phương tiện vận tải tiếp theo và tiếp tục vận chuyển.

Giai đoạn 4: Quy trình vận chuyển trên phương thức vận tải còn lại Bước 1: Hàng hoá được chuyển giao đến phương tiện vận chuyển thứ hai và trung chuyển đến địa điểm cảng tiếp theo để tiếp tục vận chuyển.

Bước 2: Tiếp tục vận chuyển đến cảng đích (cảng nhập khẩu)

Bước 3: Thủ tục hải quan cuối cùng được thực hiện tại sân bay/ cảng đích Bước 4: Vận chuyển hàng hóa từ cảng nhập đến kho nhận

Bước 5: Người nhận hàng lấy hàng

Hình 13 Mô hình vận chuyển kết hợp sea-air 3. Các bộ chứng từ cần có

Hợp đồng vận tải đa phương thức

Là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.

Chứng từ vận tải đa phương thức

Là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Khi sử dụng dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế, một khi đã xác nhận thực hiện giao hàng thì phải phát mẫu chứng từ vận tải đa phương thức theo dạng chuyển nhượng được hoặc không theo mẫu đăng ký với Bộ Giao Thông Vận Tải.

Hồ sơ đăng ký mẫu chứng nhận bao gồm:

- Văn bản đề nghị đăng ký mẫu có sẵn.

- 2 Bộ mẫu chứng từ vận tải đa phương tiện

Đối với vận tải đường biển 1. Chứng từ hải quan:

Muốn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thì loại giấy tờ quan trọng đầu tiên cần phải chuẩn bị là chứng từ hải quan. Đặc biệt, đối với các loại hàng hóa khi vận chuyển qua nước ngoài thì đó là điều bắt buộc. Theo quy định của Hải quan, chủ hàng phải xuất trình khi hàng hóa di chuyển xuyên quốc gia, bao gồm:

 01 bản gốc văn bản chấp thuận xuất khẩu của Bộ Thương mại

 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu

o Tờ khai hải quan là văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện xuất trình cho cơ quan hải quan, trước khi hàng hóa hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.

 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương

o Hợp đồng mua bán ngoại thương là văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán thuộc hai quốc gia khác nhau về việc mua bán hàng hóa.

 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

o Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ ghi nhận ngày đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Đây là cơ sở xác định doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.

o Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia, về đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích thưc trạng hoạt Động vận tải Đa phương thức tại công ty bee logistics (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w