CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SHOWA BRAIN NAVI VIỆT
1.6. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
Giám đốc điều hành (CEO):
Là chức vụ có thẩm quyền cao nhất, nhiệm vụ và trách nhiệm của CEO sẽ tùy thuộc vào quy mô của công ty, doanh nghiệp, nhưng nhìn chung một CEO cần phải có khả năng hoạch định chiến lược tốt để giúp công ty phát triển theo đúng mục tiêu định hướng đã đề ra. Vì vậy, CEO sẽ là người có quyền quyết định những việc quan trọng của công ty như: thông qua các dự án, chiến lược kinh doanh, bổ sung hoặc sa thải nhân sự, sửa đổi bổ sung các quy định của công ty, ngoài ra còn có các quyền và nhiệm vụ khác.
Giám đốc:
Khác với CEO thì giám đốc sẽ hỗ trợ CEO để vận hành công ty, doanh nghiệp, là người quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp làm việc với các bộ phận phòng ban ở cấp dưới và thực hiện những nhiệm vụ được giao bởi CEO.
Giám đốc có quyền bổ nhiệm các trưởng phòng (theo quy định của công ty) để hỗ trợ giám đốc trong quá trình làm việc và sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các nội dung được phân công và trưởng phòng sẽ chủ động giải quyết những công việc được giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và quy định của công ty.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty cho các đối tác mới để tăng cơ hội mở rộng mạng lưới phân phối.
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức điều hành công ty
13
Chủ động tìm kiếm thêm các kênh phân phối mới cho sản phẩm của công ty.
Liên hệ với họ để đàm phán thương lượng những điều khoản về hợp đồng nhà cung cấp để có thể đưa được sản phẩm vào các kênh phân phối của họ.
Đi khảo sát thị trường, xem địa điểm của các kênh phân phối, cách thức bán hàng để từ đó xây dựng được chiến lược quảng bá, trưng bày sản phẩm của công ty sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, tìm hiểu thêm về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để biết được điểm mạnh cần phát triển và điểm yếu cần cải thiện của công ty.
Theo dõi và quản lý số lượng tồn kho, kiểm tra và tổng hợp lại doanh thu cho từng hóa đơn bán hàng.
Soạn hàng, đóng gói cho các đơn hàng mới từ những kênh phân phối như: nhà sách, shopee,… Sau đó sẽ giao hàng cho từng địa điểm có yêu cầu đặt hàng từ công ty.
Phụ trách tham gia các sự kiện có liên quan đến lĩnh vực sản phẩm có nội dung vui chơi giải trí được tổ chức trên các tỉnh thành ở Việt Nam để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm của công ty.
Phòng marketing:
Quản lý các fanpage của công ty, chịu trách nhiệm về việc đăng bài có nội dung liên quan đến sản phẩm như: ra mắt sản phẩm mới, phim công chiếu, các sự kiện lễ hội, các giải đầu online và offline và đặc biệt là những bài đăng về mini game theo định kỳ hàng tháng để tăng lượt tương tác cho các fanpage của công ty.
Thiết kế hình ảnh, banner, poster, standee,…
Lên kế hoạch và dự tính chi phí để chạy quảng cáo khi cần thiết.
Phối hợp và hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc tham gia, tổ chức các sự kiện offline của công ty.
14
Theo dõi và tổng hợp số lượng người theo dõi, tương tác của các fanpage qua hàng tuần, hàng tháng để nắm bắt được mức độ tăng trưởng cũng như sự nhận diện thương hiệu từ khách hàng, để từ đó xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả.
Phòng xuất nhập khẩu:
Có trách nhiệm thực hiện và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Xử lý các công đoạn của lô hàng nhập khẩu như: xin báo giá, đặt chỗ với FWD, theo dõi lịch trình hàng hóa, chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa,…
Làm việc với Sở Văn Hóa và Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh để xin giấy phép nhập khẩu cũng như nộp hàng mẫu cho Sở để thẩm định nội dung văn hóa để có thể tiến hành thông quan cho lô hàng.
Kiểm tra thông tin nội dung của tờ khai nhập khẩu trước khi truyền chính thức cho Hải Quan.
Rà soát tính toán lại các loại thuế suất như: thuế suất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT),… của tờ khai nhập khẩu để thông báo cho phòng kế toán lập lệnh nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước.
Đồng kiểm lại số lượng hàng hóa thực tế đối với các lô hàng rơi vào luồng đỏ phải kiểm hóa bởi Hải Quan.
Cung cấp thông tin về những lô hàng sắp về cho bộ phận kinh doanh và marketing để có kế hoạch quảng bá sản phẩm mới cũng như có kế hoạch kinh doanh.
Theo dõi các thủ tục hoàn thuế cho những lô hàng bị khai sai thuế hoặc những lô hàng mà công ty có xin nợ CO, nộp bổ sung sau.
Phòng kế toán:
Quản lý việc thu chi tài chính của công ty, lưu trữ các số liệu, hồ sơ nhập khẩu cũng như số liệu của các hóa đơn bán hàng, hóa đơn đi lại, hóa đơn văn phòng phẩm,…
15
Quản lý công nợ và thanh toán cho các đơn vị mà công ty sử dụng dịch vụ trong quá trình kinh doanh.
Chịu trách nhiệm đóng thuế cho các lô hàng nhập khẩu của công ty và các loại thuế phí khác
Tính toán lương và các phúc lợi cho nhân viên.
Tổng hợp số liệu, làm báo cáo kết quả kinh doanh của công ty định kỳ hàng quý.
Xem xét các điều khoản thanh toán của hợp đồng với các đối tác kinh doanh của công ty.
1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2021 – 2023
(ĐVT: Triệu VNĐ) Tiêu
chí 2021 2022 2023
2022/2021 2023/2022 2023/2021 Trị
giá % Trị
giá % Trị
giá %
Doanh
thu 1.774 2.617 3.139 843 147,52 522 119,97 1.365 176,99 Chi
phí 985 1.358 1.570 373 137,85 212 115,56 585 159,29 Lợi
nhuận 788 1.258 1.570 470 159,62 312 124,74 782 199,11 (Nguồn: phòng kế toán của công ty)
❖ Nhận xét:
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Showa Brain Navi Việt Nam, có thể thấy rằng lợi nhuận qua các năm từ năm 2021 - 2023 đều tăng, nhưng trong năm 2021 thì số liệu có sự khiêm tốn, vì đây là năm mà đất nước Việt Nam phải đối mặt với một sự kiện đó chính là đại dịch Covid - 19, nó đã gây ra sự tê liệt gần như hoàn toàn các hoạt động kinh doanh mua bán trong và ngoài nước. Và Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Showa Brain Navi Việt Nam
(2021 - 2023)
16
rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã phá sản, giải thể nhưng SBNV vẫn có thể tiếp tục trụ lại trên thị trường một phần là nhờ vào may mắn và một phần là công ty đã có chiến lược phù hợp ở trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Doanh thu, nhìn chung qua các năm đã dần tăng trưởng ở mức ổn định, từ khi thành lập công ty chủ yếu chỉ kinh doanh các sản phẩm cao su, nhưng đến năm 2019 công ty đã mở rộng thêm ngành nghề đó chính là kinh doanh các sản phẩm có nội dung vui chơi giải trí từ những thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản, điều này đã góp phần trực tiếp vào việc phát triển của công ty qua từng năm, ta có thể thấy mức độ tăng trưởng doanh thu năm 2022 so với năm 2021 là 47,52%, nhưng trong năm 2023 so với năm 2022 thì chỉ đạt mức 19,97%, điều này có nghĩa là mức độ tăng trưởng qua từng năm của công ty đang có xu hướng giảm. Vì vậy, công ty cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp để cải thiện tình trạng này trong tương lai, cần xây dựng được một kế hoạch rõ ràng để tiếp cận cũng như thu hút được nhiều khách hàng mới.
Chi phí, theo lẽ tự nhiên khi doanh thu tăng thì cũng sẽ kéo theo các chi phí tăng, nhưng công ty vẫn có thể kiểm soát được một cách tối ưu nhất khi chi phí qua các năm vẫn tăng, nhưng lợi nhuận mà công ty nhận được vẫn nhiều hơn so với năm trước, điều này chứng tỏ công ty có một kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn lực hợp lý. Trong năm 2023 chi phí chỉ tăng 15,56% so với năm 2022, nhưng nhìn khách quan chi phí tăng ít như vậy một phần là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu đã bị chậm đi. Nhưng theo hướng tích cực thì công ty vẫn duy trì chi phí ở mức ổn định trong ba năm để đảm bảo tốt nguồn thu cho công ty.
Lợi nhuận, cùng với chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực phát triển chất lượng sản phẩm của công ty đã giúp cho lợi nhuận qua các năm tăng, tuy có chút chững lại vào năm 2021 do dịch bệnh Covid - 19, nhưng trong năm 2023 lợi nhuận đã có sự đột phá khi tăng gần 100% so với năm 2021, điều này là nhờ vào việc công ty đang từng bước mở rộng quy mô kinh doanh của mình, công ty đã và đang tìm thêm các kênh phân phối mới không chỉ riêng nhà sách để cung ứng thêm nhiều sản phẩm mới cho thị trường.
17
❖ Kết luận:
Theo đánh giá chung thì công ty đã và đang đi đúng hướng, nhưng vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa nếu muốn công ty trở thành một thương hiệu được mọi người biết đến, việc mở rộng quy mô là một phần tất yếu trong việc phát triển và để làm được điều đó thì yếu tố về nguồn nhân lực là không thể thiếu khi nó hầu như quyết định toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu có một đội ngũ nhân lực tốt, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp rất nhiều cho công ty trong quá trình kinh doanh, công ty có thể giảm thiểu được tối đa chi phí phải bỏ ra nhưng vẫn thu về được một kết quả hiệu quả.
1.8. Chiến lược và định hướng phát triển của Công ty
Sau những năm đầu thành lập gặp nhiều khó khăn, thì tính đến thời điểm hiện tại công ty đã và đang dần ổn định hơn từng ngày, về lĩnh vực kinh doanh thì hiện nay công ty chủ yếu tập trung phát triển việc kinh doanh các sản phẩm có nội dung giải trí với mục tiêu là trở thành một đại lý, một nhà phân phối lớn các sản phẩm chính hãng tại thị trường Việt Nam và xa hơn nữa là các thị trường tại các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó công ty cũng đang phát triển những sản phẩm mới mang chủ đề là những nhân vật trong từng bộ phim, bộ truyện nổi tiếng ở Nhật Bản được nhiều bạn trẻ yêu thích để tăng khả năng tiếp cận thêm được nhiều khách hàng cho công ty như là những sản phẩm văn phòng phẩm: bút bi, tập vở, bìa hồ sơ, huy hiệu, stickers, túi totte,…
Về chiến lược của công ty thì hiện nay công ty đã có thể đưa được các sản phẩm này vào hai chuỗi nhà sách lớn, nổi tiếng ở Việt Nam là Fahasa và Phương Nam, và với lợi thế là có một nguồn cung dồi dào, đa dạng các loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm đều là sản phẩm chính hãng thì công ty đã và đang thực hiện kế hoạch hợp tác với các cửa hàng, đại lý card game ở TP.HCM để có thể mở rộng được mạng lưới kinh doanh của công ty cũng như đa dạng các kênh phân phối giúp cho ngành hàng này được nhiều người biết đến hơn trong tương lai và cũng giúp cho công ty có nguồn lợi nhuận ổn định phục vụ cho việc phát triển.