Giải pháp luật điều chỉnh đường biển

Một phần của tài liệu Thực hành tổ chức vận tải Đa phương thức thực trạng luật Điều chỉnh vận tải Đa phương thức tại việt nam và một số kiến nghị (Trang 111 - 122)

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

4.4. Giải pháp luật điều chỉnh đường biển

Thứ nhất, về cơ sở trách nhiệm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cần quy định trách nhiệm của người chuyên chở là phải đảm bảo khả năng đi biển của con tàu trong suốt chuyến đi, chứ không chỉ cần chăm chỉ một cách mẫn cán trước và bắt đầu mỗi chuyến đi để làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển, biên chế trang bị và cung ứng hợp lý, làm cho các bộ phận của con tàu an toàn phù hợp với chuyên

này thì người chuyên chở sẽ phải chịu trách nhiệm về khả năng đi biển của con tàu trong suốt hành trình thực hiện chuyến đi. Bởi đây chính là khoảng thời gian và khả năng xảy ra tổn thất với tàu và đối với hàng hóa là lớn nhất.

Hơn nữa, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cũng cần thống nhất trách nhiệm của người vận tải trong suốt quá trình vận tải, hạn chế việc áp dụng nhiều chế độ trách nhiệm và luật lệ khác nhau trên các chặng đường vận tải mà hàng hóa bị xảy ra tổn thất.

Thứ hai, về thời hạn trách nhiệm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cần mở rộng thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở bởi Bộ luật này mới chỉ quy định người vận chuyển chịu trách nhiệm đối với hàng từ khi nhận hàng ở cảng đi cho tới khi giao hàng ở cảng đến. Vì vậy, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cần bổ sung thêm trách nhiệm của người vận chuyển là kể từ khi hàng được thu gom tại điểm nhận hàng cho đến khi hàng được giao hoặc đặt dưới quyền định đoạt của người nhận tại điểm đích, nhằm tạo điều kiện thuận

cho sự phát triển của vận tải đa phương thức trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cửa đến cửa vốn đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, về giới hạn trách nhiệm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cần quy định phạm giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển rộng hơn, như cần bổ sung thêm điều khoản liên quan đến giao hàng đúng hạn, phát hành chứng từ vận tải hay thực hiện việc chỉ dẫn và kiểm soát hàng. Bộ luật cũng cần nâng mức giới hạn trách nhiệm đối với người vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, thiệt hại để mức trách nhiệm này được xem là hợp lý hơn nhằm bảo vệ lợi ích của chủ hàng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người vận chuyển từ khi thực hiện hợp đồng vận chuyển.

Thứ tư, các nước ASEAN tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển:

Từ ngày 16-17/3, đã diễn ra Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 3 về tăng cường hợp tác thực thi luật pháp trên biển.

Hội thảo có sự tham dự của các quan chức, nhà nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành về an ninh và thực thi pháp luật trên biển đến từ các nước, tổ chức tham gia ARF, các tổ chức khu vực và quốc tế.

Tham gia tại đầu cầu Hà Nội, gồm đại diện các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu của Việt Nam, cũng như Đại Sứ quán các nước tham gia ARF.

Do biển và đại dương đóng vai trò quan trọng với tất cả các nước, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh, các nước đều chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo đảm mọi vùng biển hoà bình, an ninh, an toàn và trong sạch. Vì mục tiêu này, các nước cần tiếp tục hợp tác với nhau, trong đó có hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật.

Hội thảo lần này nằm trong chuỗi hoạt động triển khai Tuyên bố ARF về Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển. Được thông qua năm 2016 theo sáng kiến của Việt Nam, Tuyên bố kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của các thành viên ARF tăng cường hợp tác thực chất thông qua các hoạt động như

chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt, tăng cường năng lực, tiếp tục các hoạt động như tuần tra chung, diễn tập chống cướp biển, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, hướng tới xây dựng quy tắc và chuẩn mực ứng xử chung.

- Thứ năm, Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa,

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác lập, tổ chức thực hiện các quy hoạch lĩnh vực giao thông vận tải đảm bảo tính đồng bộ, kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa; phù

hợp với chiến lược, quy hoạch quốc gia, các quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan nhằm gắn kết tốt với trung tâm logistics, cảng cạn.

Đồng thời, các phương thức vận tải cần được tăng cường kết nối, phát triển hợp lý, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng container có chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải container bằng đường thủy nội địa.

Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải để tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa thông thường và hàng container; tiếp tục tăng cường hoạt động của tuyến vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để thực hiện thủ tục thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu đường thủy Vĩnh Xương - An Giang

và Thường Phước - Đồng Tháp đến 22 giờ 00 hàng ngày, tiến tới thực hiện thủ tục 24/24 nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Thứ sáu, điều chỉnh pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư

Phải có những bộ luật điều chỉnh liên quan đến quản lý nguồn vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thủy nội địa bằng bộ Luật, điều luật cụ thể. Cụ thể, xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và của từng địa phương theo từng giai đoạn cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình tại các nút thắt hạ tầng có tính quan trọng, cấp bách

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo sớm triển khai nâng cấp các tuyến vận tải thủy huyết mạch như: tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2),

tuyến Cà Mau - Rạch Giá - Hà Tiên, sông Hàm Luông…; triển khai thực hiện theo Hiệp định đã ký kết đối với Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ; cân đối đủ vốn đối ứng để triển khai dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới để nâng cao năng lực thông qua, rút ngắn thời gian vận chuyển trên toàn hành lang.

Ngoài ra, Chỉ thị nêu rõ nội dung yêu cầu từng bước giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn về tĩnh không các cầu trên các hành lang vận tải thủy chính (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Hải Phòng - Ninh Bình, Hồ Chí Minh - Cà Mau, tuyến vận tải thủy kết nối Campuchia), trong đó đặc biệt ưu tiên nâng tĩnh không các cầu: cầu Đuống, cầu Đồng Nai cũ, cầu Bình Triệu, cầu Phước Long, cầu Măng Thít, cầu Nàng Hai, cầu Rạch Ông, cầu An Long…; tiếp tục tổ chức khai thác, bảo trì có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hiện có; chú trọng hoàn thiện hệ thống phao tiêu báo hiệu, công trình hỗ trợ phục vụ vận tải thủy nội địa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vinalogs CO., LTD – Shipping & Logistics Viet Nam, Vận tải đa phương thức <https://www.container-transportation.com/van-tai- da-phuong-thuc.html>

2. Bộ Giao Thông Vận Tải, Văn bản pháp luật về Vận tải đa phương thức,

< https://mt.gov.vn/vn/Pages/VBPL.aspx?node=VB&item=78>

3. Bộ Giao Thông Vận Tải, Văn bản hợp nhất nghị định về vận tải đa phương thức <https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/59088/van-ban-hop- nhat-nghi-dinh-ve-van-tai-da-phuong-thuc.aspx

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục Phát triển doanh nghiệp- Cổng thông tin doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Vận tải đa phương thức

<http://business.gov.vn/tabid/60/catid/10/item/12519/v%E1%BB

%81-kinh-doanh-v%E1%BA%ADn-t%E1%BA%A3i-%C4%91a-ph

%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c.aspx>

5. Luật hàng hải năm 2015

<https://luatvietnam.vn/giao-thong/bo-luat-hang-hai-viet-nam- 2015-101329-d1.html>

6. Luật đường sắt năm 2021 được sửa đổi và bổ sung từ luật đường sắt năm 2017

<https://hoatieu.vn/luat-duong-sat-126492>

7. Cần coi hàng không là ngành kinh tế chiến lược, Từ Lương, báo điện tử chính phủ.

<http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Can-coi-hang-khong-la- nganh-kinh-te-chien-luoc/207236.vgp >

8. Quyết định số 335/QĐ-BGTVT ngày 25/3/2013 về phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

9. Nội dung 2.2, Mục 2 quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

10. Nghị quyết số 07-NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế.

11. “Vietnam-ariline phản đối việc liên doanh hàng không giá rẻ”,vnexpress.

<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/vietnam- airlines-phan-doi-lap-lien-doanh-hang-khong-gia-re-2704080.html >

12. “Kiến nghị bổ sung quy định về đại lý điều tiết (Regulated Agent) vào Dự thảo Luật Hàng không”, của Đỗ Hoàng Anh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16/2013, tr. 36-39.

13. Thủ tục hành chính số 78/HD/CHK về hướng dẫn thủ tục phê duyệt Quy chế an ninh của Đại lý điều tiết.

14. Hội thảo về doanh nghiệp ưu tiên và Đại lý điều tiết trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO) thực hiện dự án thí điểm doanh nghiệp ưu tiên (AEO) và doanh nghiệp điều tiết (RA) đã được Tổng cục Hải quan và Cục Hàng không Việt Nam đồng ý tham gia, đoàn chuyên gia của WCO và ICAO đã có đợt làm việc với 2 đơn vị về lĩnh vực này từ ngày 03-09/09/2015 tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực hành tổ chức vận tải Đa phương thức thực trạng luật Điều chỉnh vận tải Đa phương thức tại việt nam và một số kiến nghị (Trang 111 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w