CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.3 Công nghệ thông tin
1.3.1 Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin được viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
1.3.2 Đặc điểm công nghệ thông tin
Hiện nay Việt Nam có nhiều tập đoàn CNTT phát triển mạnh mẽ , do đó tính chất công việc vô cùng lớn và áp lực, người học ngành này có nhiều cơ hội để làm việc trong lĩnh vực tốt cho bản thân. CNTT mang tính thời đại. Đặc thù của ngành CNTT là đòi hỏi người học phải có tư duy logic và say mê, làm chủ được kiến thức của mình. Phải chịu được áp lực công việc cao vì khi công nghệ thay đổi. Có thể nói ngành nghề này cần nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành này rất cao và các ngành sau đây được coi là trọng điểm nhất của CNTT:
Lập trình: Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.
Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa
chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.
Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.
Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…
1.3.3 Phân loại công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin là một trong những ngành học đang hot nhất hiện nay, đặc biệt khi cuộc sống của chúng ta đang dần công nghệ hóa – hiện đại hóa và công
nghệ cũng trở thành một phần thiết yếu. Mỗi chuyên ngành có khối kiến thức đặc trưng, điểm thú vị riêng bao gồm:
Khoa học máy tính (Computer Science)
Công nghệ thông tin (Information Technology)
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) Công nghệ Phần mềm (Software Engineering)
Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information Systems) Big Data & Machine Learning
Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design) Vì vậy mà Cử nhân/Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, hàng không, bưu điện, quốc phòng, các công ty phát triển và thiết kế phần mềm.