CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
3.3 Các xu hướng công nghệ thông tin nên được áp dụng trong tương lai
Thời gian gần đây đã có sự bùng nổ về thương mại điện tử và e-logistics.
Những sự thay đổi lớn trong thương mại điện tử đã thúc đẩy ngành logistics cải thiện phương thức cung cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, trong tương lai ngành logistics sẽ có những sự đổi mới, nâng cấp
hiệu quả. Và các xu hướng dưới đây nên được các nhà cung cấp dịch vụ logistics chú trọng hơn.
- Số hóa chuỗi cung ứng (Digitalization)
Số hóa chuỗi cung ứng là quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ mới cùng các nguồn lực khác để thiết kế lại các quy trình chuỗi cung ứng. Số hóa có thể giúp cải thiện tốc độ, tính chủ động và khả năng phục hồi của các hoạt động chuỗi cung ứng từ đó có thể nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và mang về doanh thu cao hơn. Để có thể khai thác đầy đủ các lợi ích của việc số hóa, doanh nghiệp logistics cần phải thiết kế lại chiến lược chuỗi cung ứng chứ không phải đơn giản là ứng dụng các công nghệ vào quy trình nhằm nâng cao hiệu suất của một chức năng riêng lẻ.
Trong lĩnh vực số hóa, Internet of Things (IoT) giữ vai trò quan trọng như một giải pháp công nghệ mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực logistics. IoT là hệ thống các thiết bị điện toán kết nối với nhau cho phép truyền dữ liệu qua mạng mà không cần nhập thông tin một cách thủ công. IoT giúp các doanh nghiệp có thể giám sát hàng tồn kho, quản lý kho hàng, tối ưu hóa các tuyến tàu.
- Phương tiện vận tải tự điều khiển (Self-driving vehicles)
Với những tiến bộ công nghệ trong trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như nguồn đầu tư vào việc phát triển các cảm biến và công nghệ thị giác ngày càng tăng, các phương tiện tự lái sẽ sớm xuất hiện. Từ xe tải cho đến các robot chặng đường cuối, phương thức xe tự lái góp phần thay đổi cách thức hoạt động logistics bằng cách mở ra các cấp độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.
- Công nghệ in 3D
Qúa trình in 3D là một quy trình trong đó máy in đọc bản thiết kế kỹ thuật và in bằng vật liệu được cung cấp, tạo ra một sản phẩm 3D cuối cùng bằng phương pháp in chồng các lớp 2D lên nhau. Các máy in có khả năng tạo ra các mức thiết kế cực kì chi tiết và phức tạp.
- Phân tích dữ liệu & Logistics Data
Nhờ vào sự phát triển của tiến trình số hóa, chúng ta sẽ thu được một lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần sử dụng Big Data – một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp – làm nguồn dữ liệu để tiến hành phân tích. Từ đó dự đoán các giai đoạn cao điểm, thiếu hụt nguồn cung trong tương lai và các dự báo khác giúp tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định
chiến lược nhằm cải thiện vị thế trên thị trường và mang lợi lợi thế cạnh tranh đáng kể so với đối thủ.
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
Các giải pháp AI tiên tiến đang được ứng dụng ở nhiều chức năng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là kho hàng. Nó góp phần chuyển đổi cách thức cung cấp dịch vụ logistics, là hệ quả của xu hướng tự động hóa và cải tiến không ngừng trong kỹ thuật điện toán. AI giúp tăng cường chuyên môn của con người thông qua các hệ thống giúp tạo ra những hiểu biết mới từ Big Data và loại bỏ các nhiệm vụ khó. AI cho phép tự động hóa các hoạt động hỗ trợ, dự báo, quản lí tài sản và tạo ra các mô hình trải nghiệm khách hàng mới.
- Áp dụng nền tảng công nghệ đám mây (Cloud logistics) Các môi trường làm việc phức tạp, dễ biến đổi chính là li do cho việc ứng dụng nền tảng công nghệ đám mây. Không những cho phép một loạt các các mô hình kinh doanh mới dựa trên nguyên tắc xem logistics là một loại hình dịch vụ.
Nền tảng đám mây này còn giúp các nhà cung cấp dịch vụ có thể kích hoạt hoặc hủy kích hoạt các dịch vụ tùy chỉnh theo nhu cầu. Cho phép mở rộng mô hình mà
không yêu cầu chi phí truyền thông trong phát triển, thiết lập và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
- Công nghệ Blockchain
Blockchain và các công nghệ sổ cái phân tác khác có thể loại bỏ các lớp phức tạp đáng kể khỏi các chuỗi cung ứng. Blockchain có thể tạo điều kiện cho sự minh bạch hơn giữa các bên liên quan chuỗi cung ứng, hỗ trợ tự động hóa các quy trình hành trình và thương mại. Các khái niệm về hợp đồng thông minh cũng sẽ tạo cơ hội phát triển cho các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực logistics.