Chương 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ ĐÁNH GIÁ
5.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN
5.1.4 Kết quả xung điện đo được từ Oscilloscope
Nhóm đã sử dụng Oscilloscope để kiểm tra dạng sóng và tần số của thiết bị ở từng chế độ khác nhau. Kết quả xung điện phát ra được đo đạc và thể hiện qua các hình bên dưới như sau:
❖ Chế độ TAP:
Chế độ Đấm bóp (TAP), xung điện có tần số khoảng 1-6Hz, tần số này nằm trong khoảng tần số thấp mà cơ thể con người có thể cảm nhận được dưới dạng một chuỗi các xung riêng biệt. Điều này rất phù hợp để tạo ra cảm giác “vỗ” vì nó đủ chậm để người dùng có thể cảm nhận từng xung riêng lẻ giống như các cú vỗ tay nhẹ nhàng.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 62 Hình 5.8. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ TAP.
❖ Chế độ KNEAD:
Hình 5.9. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ KNEAD.
Chế độ xoa bóp (Knead), tần số xung điện dao động từ 4 – 5Hz cho mỗi bó xung, thời gian nghỉ giữa mỗi bó khoảng 2 giây, nhanh hơn so với chế độ Đấm bóp.
Vì tần số cao hơn sẽ tạo ra xung nhanh và liên tiếp, tạo cảm giác xoa bóp liên tục và nhịp nhàng.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 63
❖ Chế độ PUSH:
Hình 5.10. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ PUSH.
Chế độ ấn (Push), tần số xung điện chủ yếu từ 4 – 6Hz cho mỗi bó xung, thời gian nghỉ giữa mỗi bó khoảng 2 giây, tuy nhiên ở mỗi bó xung có nhiều xung hơn 2 chế độ ở trên và thời gian xung dài hơn (15ms). Do đó xung điện sẽ tác động rõ ràng hơn, tạo cảm giác ấn mạnh mẽ và chắc chắn.
❖ Chế độ RUB:
Hình 5.11. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ RUB.
Chế độ day (Rub), tần số xung điện khoảng 6 Hz cho mỗi bó xung, thời gian nghỉ giữa mỗi bó khoảng 2 giây. Thời gian xung ngắn, xung điện cho mỗi bó xung rất nhiều, tạo cảm giác xoa bóp liên tục.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 64
❖ Chế độ SHOULDER:
Hình 5.12. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ SHOULDER.
❖ Chế độ JOINT:
Hình 5.13. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ JOINT.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 65
❖ Chế độ ARM:
Hình 5.14. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ ARM.
❖ Chế độ LEG:
Hình 5.15. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ LEG.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 66
❖ Chế độ SOLE:
Hình 5.16. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ SOLE.
❖ Chế độ WAIST:
Hình 5.17. Kiểm tra dạng sóng và tần số của máy ở chế độ WAIST.
CHƯƠNG 5. KẾT QUẨ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 67 Các xung điện ở chế độ SHOULDER, JOINT, ARM, LEG, SOLE, WAIST được phát ra khác khác nhau ở từng chế độ khác nhau, chủ yếu là sự đảo trộn các chế độ TAP, KNEAD, PUSH và RUB tạo cảm giác khác nhau giữa các chế độ. Ở chế độ SHOULDER, số lượng xung ít, thời gian nghỉ dài tạo cảm giác giật từng nhịp cho vùng vai. Ở chế độ JOINT, số lượng xung nhiều, tạo cảm giác massage sâu, mạnh tác động sâu đến khớp hỗ trợ giảm đau. Chế độ ARM và LEG có sự biến đổi linh hoạt về số lượng xung và khoảng nghỉ để phù hợp với các cơ bắp lớn hơn và yêu cầu massage mạnh mẽ hơn. Chế độ SOLE thường tập trung vào việc kích thích các huyệt đạo trên lòng bàn chân với các xung đơn, thời gian nghỉ dài để kích thích tuần hoàn máu và giảm mệt mỏi. Chế độ WAIST có số lượng xung ở từng bó nhiều, thời gian nghỉ ngắn, tạo cảm giác rung mạnh và liên tục giúp giảm đau lưng và căng thẳng cơ.
Xung điện phát ra có tần số thấp (nhỏ hơn 1000Hz), dao động tần số liên tục nhằm làm giảm hiện tượng thích nghi dòng điện.Sự đa dạng trong thiết kế xung và nhịp điệu này cho phép thiết bị massage xung điện đáp ứng hiệu quả các nhu cầu massage khác nhau của từng vùng cơ thể.