Khái niệm về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Vai trò của phụ nữ trong phát triển nông thôn huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre (Trang 26 - 33)

2.1.1 Một số lý luận về giới

2.1.1.4 Khái niệm về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là bối cảnh lí tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát hiện day đủ tiém năng của họ nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó.

Trước kia, người ta tin rằng sự bình đẳng có thể đạt được bằng cách trao cho phụ nữ và nam giới cơ hội như nhau và thừa nhận rằng điều này sẽ đem lại kết quả như nhau. Nhưng trên thực tế đối xử bình đẳng không đem lại kết quả bình đẳng.

Như vậy bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là việc phụ nữ có nhiều vai trò giống nam giới mà còn là nam giới có nhiều vai trò giống phụ nữ hơn.

2.1.2 Phụ nữ và vai trò của giới

Các vai trò của giới khác với vai trò của giới tính-mang đặc điểm sinh học. Những vai trò khác nhau này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố lịch sử, tôn giáo, kinh tế, văn hoá và chủng tộc. Do vai trò giới của chúng ta không phải có từ khi chúng ta sinh ra mà còn là những điều kiện mà chúng ta được dạy dỗ và thu nhận từ khi còn nhỏ và trong suốt quá trình trưởng thành. Vai trò giới cũng như vai trò của mỗi thành viên trong xã hội, không chỉ biểu hiện ở vị trí, tác dụng của họ trong xã hội, mà còn tác động sâu sắc đến đời sống của họ. Để xác định vi trí, tiếng nói và cơ hội của từng giới trong xã hội cần tìm hiểu công việc của mỗi giới thường làm, nhằm hiểu rõ vấn để ai làm gì và làm việc như thế nào qua việc phân công nhóm ở các công việc.

Trong một ngày cũng như trong cả cuộc đời của người phụ nữ và nam giới cố những xu hướng làm việc khác nhau, thực hiện các vai trò khác nhau như:

— ee mm

2.1.2.1 Vai trò san xuất

Vai trò sản xuất bao gồm những công việc do cả phụ nữ và nam giới là nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật. Chúng bao gồm cả sản xuất hàng hoá (sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc các dịch vụ để trao đổi, mua bán...) có giá trị trao đối và cả sản xuất tạo ra các vật dụng (các phương tiện sinh sống hoặc các sản phẩm để tự tiêu dùng trong gia đình,...) không những có giá trị sử dụng mà còn có kha năng trao đổi tiềm tang.

2.1.2.2 Vai trò tái sản xuất

Vai trò tái sản xuất bao gồm những hoạt động tạo ra nòi giống, duy trì và tái tạo sức lao động. Vai trò không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học (sinh con) mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho thực tại và tương

lai như nuôi dạy con, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và các công việc nội trợ. Đây là những công việc thiết yếu để duy trì cuộc sống, tồn tại của con người. Song trong thực tế công việc này ít khi được coi là công việc

thực sự. Ở các nước đang phát triển công việc tái sản xuất như trên thường do phụ

nữ đảm nhiệm và các em gái thường giúp đỡ mẹ những công việc như vậy.

2.1.2.3 Vai trò cộng đông

Vai trò cộng đồng bao gồm các hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện ở cấp cộng đồng, các tổ chức trong cộng đồng và xã hội như các hoạt động xây dựng và tu sửa cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo tổn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng.

Vai trò cộng đồng có thể chia làm hai loại, đó là vai trò tham gia cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng :

——- Sema we mm

* Vai trò tham gia cộng đồng bao gồm các hoạt động chủ yếu do phụ nữ thực hiện ở cấp cộng đồng (làng bảng, khối phố) như là sử dụng vai trò tái sản xuất của mình. Đó là các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiếm được sử dung chung ở cộng đồng như nước sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ

và giáo dục, giữ gìn môi trường như quét dọn đường lang ngõ xóm, hội hè, ma

chay, cưới xin, hoặc cải thiện đời sống sinh hoạt của cộng đồng như giữ gìn trật

tự vệ sinh, làm đẹp các công trình công cộng. Đây thường là những công việc tự nguyện, không được trả công và thường làm vào thời gian rỗi.

* Vai trò lãnh đạo cộng đồng bao gồm các hoạt động ở cấp cộng đồng

trong thể chế, cấp độ chính trị của quốc gia. Những công việc này thường do

nam giới thực hiện và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng cách nâng vị thế và quyển lực của họ. Trong các tổ chức chính quyển và các đoàn thể cấp cộng đồng có cả phụ nữ và nam giới tham gia, tuy nhiên số

lượng phụ nữ ít hơn nam giới.

2.1.3 Một số khái niệm về phát triển nông thôn 2.1.3.1 Khái niệm về phát triển

Phát triển là một tiến trình tổng quát của sự thay đổi xã hội bao gồm thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

2.1.3.2 Khái niệm nông thôn

Đó là một vùng lãnh thổ được con người sử dụng để trồng trọt hoặc chăn nuôi. Quang cảnh của nó mang dấu vết của hoạt động san xuất: những cánh đồng, những vườn cây, những đồng cỏ,... Người ta thường dùng từ nông thôn để chỉ những vùng đất bỏ đi, không được sử dụng, như: bưng, đất hoang,... Điểm xuất phát ấy có tính chất địa lý và được ghi nhận một hoạt động kinh tế. Nó liên

quan với xã hội học và những quan hệ của con người. Khác với công nghiệp,

nông nghiệp chiếm nhiều chổ hơn cho sắn xuất. Do đó, nông nghiệp có tác dung

tự nhiên là phân tán con người. Và vì vậy đặc trưng đầu tiên của nông thôn là dan cư 6 đó có xu hướng phân tán hơn là tập trung.

2.1.3.3 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn không thể tách rời các nguyên lý chung cuả sự phát triển. Phát triển nông thôn cũng hướng vào những thành phần cơ bản của sự phát triển như: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển môi trường. Bên cạnh đó, phát triển nông thôn còn quan tâm đến tăng cường hợp tác của con người và năng lực của cộng đồng.

Sơ đồ 1: Phát Triển Nông Thôn Về Mặt Xã Hội

Phát triển về mặt xã hội ở nông thôn

ý

Giải quyết Tăng thu Quy hoạch Tăng cường Các phúc

công ăn nhập cho dân cư giáo dục lợi xã việc làm nông dân nông thôn y tế hội khác

2.1.3.4 Giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn-khoa học đã chứng minh phụ nữ Việt Nam không chỉ anh hùng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu mà họ còn đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Do đó, Bác Hồ chúng ta đã phân tích một cách sâu sắc: “ Giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người “.

Vai trò khả năng to lớn của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng, sự tham gia của phụ nữ là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta.

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đẩy nhanh phát triển CNH-HĐH đất nước thì vai trò cla phụ nữ không kém phần quan trọng, đây chính là thước đo sự tiến bộ, phát triển xã hội trong đó có phụ nữ. Tuy nhiên, ở trong nhiều khía cạnh của cuộc sống sự bất bình đẳng giới vẫn còn tổn tại đã gây tác hại không nhỏ cho sự phát triển của phụ nữ nông thôn nói riêng và cho phụ

nữ nói chung. Cũng như:

Trong lĩnh vực giáo dục: Các em gái bo học thường xuyên hơn, tỷ lệ di

học đến trường đạt 15% so với nam giới.

Trong lĩnh vực kinh tế: Nữ giới tập trung các ngành nghề khác biệt nhau.

Như ở đô thị phụ nữ phần lớn là buôn bán, làm công sở, nhà nước. Còn phụ nữ nông thôn, làm công việc nhà nhiều hơn, các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến

ngư, chi em it đuợc nghe, ít được quan tâm, đào tạo.

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ: Phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, chăm sóc sức khoẻ ít được quan tâm. Tỷ lệ bệnh phụ khoa, thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, do quá trình lao động

vẫn còn phổ biến.

Trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo ngày càng được khẳng định, tỷ lệ phụ nữ trong Quốc Hội ngày được cao, cao nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương, tuy

be

nhiên phụ nữ ở cương vị lãnh đạo và ra quyết định vẫn còn thấp so với tỷ lệ nam giới. Chưa tương xứng với tiểm năng và sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ.

Trong cấp UBND-HĐND các cấp tỷ lệ nữ vẫn còn thấp.

Vậy, đối với các cấp hội cần đẩy mạnh 6 chương trình phụ nữ, nhằm nâng cao mức sống, cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập gia đình, phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ đi học văn hoá, tiếp cân kiến thức “Giới trong NN-PTNT”. Xây dựng chiến dịch truyền thông về công nghệ môi trường, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, sản xuất kinh doanh cây trồng vật nuôi, chủ trang trại doanh nghiệp đều được đến tay, tai nghe mắt thấy mà phụ nữ đóng vai trò là chủ chốt.

2.1.4 PRA

2.1.4.1 Khái niệm PRA ?

PRA là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người

dân (cộng đồng /hộ nồng dan)—Praticipatory Rural Appraisal (PRA).

PRA là một “Phương pháp hệ thống bán chính qui, được tiến hành ở một

địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập những thông tin cần thiết và những giả thiết cho sự phát triển nông thôn “.

2.1.4.2 Cách tiếp cận

PRA là một trong những cách tiếp cận mới (Bottom—Up approach) thay thế phương pháp “áp đặt” trong phát triển nông thôn.

Phương pháp PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dan.

2.1.4.3 Phạm vi ứng dụng

PRA có thể được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát triển nông thôn như: trồng trọt, chăn nuôi, giáo dục, y tế, kế hoạch hóa gia đình,

tin dụng nồng thôn,...

PRA được sử dụng khi nào ?

Các kỹ thuật PRA thường được sử dụng nhiễu ở các giai đoạn đầu của chu trình dự án, nhưng cũng được sử dụng ở các giai đoạn sau để theo dõi và đánh giá dé án. Người dân cần có giải pháp thực tiễn và cùng tham gia phát triển cộng đồng.

Cần có những biện pháp để khắc phục khó khăn đã xảy ra hoặc lập kế hoạch cho những hành động tiếp theo.

Cần có các chủ đề, đề tài nghiên cứu phát triển có sự tham gia của người dân.

Tóm lại: PRA cần áp dụng cho nhiều lĩnh vực có cùng điểm xuất phát từ người dân, lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn bản làm cơ sở.

Và ai là người áp dụng ?

Các cán bộ dự án, nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp, khuyến nông đều có thể sử dụng các kỹ thuật PRA.

Các kỹ thuật khác nhau có thể được lựa chọn và áp dụng để phù hợp với

các giai đoạn khác nhau.

Đặc điểm của PRA được xây dựng trên kiến thức và năng lực vốn có của nông dân về xác định vấn để, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện để phát triển cộng đồng. PRA sử dụng các kỹ thuật để thu hút người dân và kỹ năng thúc đẩy tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông.

PRA tạo diéu kiện cho người dân tham gia tự nguyện, sáng tao và mọi quá trình xác định vấn để, xác định mục tiêu, ra quyết định thực hiện giám

sát và đánh giá.

lỗ

Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bén vững thông qua sự nổ lực của chính cộng đồng.

PRA luôn dé cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của cán bộ khuyến nông.

2.1.5 Ma trận SWOC

% Định nghĩa: Ma trận SWOC là một trong những công cụ thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho mô tả để nghiên cứu.

Ma trận SWOC mô tả những điểm mạnh (Strengths), yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities), cản ngại (Contrains) của các điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian xác định.

* Các yếu tố trong ma trận SWOC

Điểm mạnh: Các điều kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên thúc đẩy sản xuất.

Điểm yếu: Các yếu tố bất lợi cản trở các điều kiện sản xuất.

Triển vọng: Những phương hướng cần thực hiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện phát triển, những biện pháp thực hiện nhằm đạt những mục tiêu dé ra.

Can ngại: Yếu tố có kha năng tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.

* Các bước thiết lập ma tran SWOC

1. Tiếp xúc chính quyền địa phương, giải thích li do và mục đích công tác.

2. Xác định thành phần, số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm, số người mỗi nhóm từ 5-10.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Vai trò của phụ nữ trong phát triển nông thôn huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)