NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống của công nhân trồng chè tại Xí nghiệp chè Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 37)

3.1. Vai trò và nguồn gốc của cây chè ở địa phương

3.1.1. Nguồn gốc của cây chè ở địa phương

Cây chè được người Pháp trồng tại xã Bàu Cạn huyện Chư Prông tỉnh

Gia Lai vào năm 1923 do chủ tư bản người Pháp quản lý khai thác. Sản phẩm

chủ yếu là chế biến trà đồ (CTC) xuất khẩu.

Xi nghiệp Nông Công Nghiệp chè Bau Cạn tiền thân trước ngày giải

phóng 1975 là đồn điền trà Bàu Cạn (CATECKA), sau ngày giải phóng Miễn

nam, cở sở đồn điền nhà máy được chính quyền Cách mạng tiếp thu được củng cố tổ chức lại sản xuất kinh doanh chế biến, chè được giao cho công nhân chăm

sóc và thu hoạch cho đến nay.

Đến năm 1993 Xí nghiệp chè Bàu Cạn được bổ sung nhiệm vụ trồng mới và chăm sóc, chế biến tiêu thụ chè và cà phê. Từ đó đến nay xí nghiệp đã chặt bỏ một số diện tích chè già cỗi để trồng mới giống chè cao sản (chè cành) và giao cho công nhân chăm sóc, hiện nay giống chè này đang mang lại hiệu quả

kinh tế cao cho công nhân nhưng điện tích trồng mới còn ít và cây chè mới cần

đầu tư cao và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.

3.1.2. Vai trò của cây chè

Sau giải phóng chè là một loại cây trồng chính tại xã Bàu Cạn đóng gớp

vào ngân sách nhà nước một khoản đáng kể, ngoài ra còn giải quyết được một lượng lao động lớn đi kinh tế mới vào huyện Chư Prông tinh Gia Lai, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho công nhân, giảm các tệ nạn xã hội giữ vững an ninh

trật tự tại địa phương.

Cây chè còn tạo ra thu nhập cho công nhân và giải quyết được nhiều chế độ chính sách về sau cho người lao động, đảm bảo việc làm và đời sống cho

CBCNV và người dân trong khu vực địa bàn xã Bàu Cạn

Sản phẩm trà khô của xí nghiệp bao gồm : Trà đen xuất khẩu, trà xanh nội tiêu. Mang về một lượng ngoại tệ đáng kể cho nhà nước. Cung cấp day đủ lượng chè sử dụng cho hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tao ra uy tín đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Sản phẩm chè ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.

3.1.3. Thực trạng ngành chè Việt Nam

Hiện nay diện tích trồng chè của cả nước đang được tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên. Lâm Đồng là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích chè. Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường chè cũng trở nên sôi động và gặp nhiều thách thức, tuy nhiên lượng chè xuất khẩu của Việt Nam trong đầu năm 2007 đã tăng đáng kẻ, thi trường tiêu thụ chè đã được mở rộng ngoài các nước truyền thống như Iraq, Pakistan, Algiri, Singapore... “Vào WTO, cơ hội thị trường rộng mở” không phải đúng

với mọi ngành hàng, hay ít nhất đối với ngành chè xuất khẩu. Thị trường chè

xuất khẩu vốn từ lâu không phụ thuộc vào việc Việt Nam có là thành viên WTO mà bản thân sản phẩm có du sức đáp ứng nhu cầu thị trường hay không.

Hình 3.1 Đóng Gói Chè Thành Phẩm của Công Nhân Sản Xuất Chè

Nguồn tin: http:// www.vmn.vn.kinhte

Theo thống kê, năm 2006 xuất khẩu chè của cả nước đạt khoảng 111 triệu USD. Hiện cả nước có bảy vùng trồng chè, tổng diện tích khoảng 100

nghìn héc ta, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng cao nguyên Lâm Đồng, Thái

Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang.

Ông Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè mô ta về ngành của mình chỉ trong hai câu: Đắm chìm trong thời kỳ bao cấp khá lâu và sản xuất tập trung

ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao.

Trước những năm 1990, Việt Nam chỉ làm chè xuất khẩu cho Liên Xô để trả nợ. Việc sản xuất ở vùng sâu, vùng xa cho thấy đặc điểm của ngành chè:

trình độ lao động thấp, cơ sở hạ tầng kém, phụ thuộc nặng nề vào thời tiết, khí

hậu.

Không như nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác, chè muốn xuất

khẩu được trước hết phải hợp thị hiếu của người tiêu dùng từng loại thị trường

vốn rất phức tạp. Thị trường Trung cận Đông ưa chè xanh và đen; châu Âu, Mỹ

chè đen là chính; châu Á chè xanh là chính. Mỗi thị trường lại chia nhỏ ra hơn nữa như khu vực châu Á, thị trường Đài Loan thích chè ô long; thị trường

Trung Quốc là chè xanh đặc biệt...

Để làm ra chè xanh, chè đen hay chè vàng dựa vào kỹ thuật chế biến.

Ngoài ra, có những dòng chè phải hoàn toàn dựa vào giống cây và tuỳ thổ

nhưỡng từng vùng như chè ô long.

Về giống, trước năm 1986, Việt Nam chỉ có ba giống chè hạt chưa chọn lọc trong sản xuất là trung du, Shan và dòng chè PHI giâm cành với diện tích

hơn 41 nghìn héc ta. Đến nay, có hơn 100 giống chè được nhập từ Trung Quốc,

Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản.

Song vấn đề lớn nhất với ngành chè chính ở khâu sản xuất, chế biến.

Mặc dù mỗi năm xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn, nhưng chủ yếu là hàng “đóng

bao” (mỗi bao 30-50kg). Có nghĩa nhà sản xuất nước ngoài mua chè Việt Nam

để trộn, chế biến một lần nữa trước khi đưa ra thị trường. Do vậy, mặc dù Việt

Nam xuất chè sang Anh, Đức hay Iran... nhiều như thế nào, cũng khó có thể

tim thay được chè nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam” trên thị trường nước đó.

Theo đánh giá của Hiệp hội chè, trong công nghiệp chế biến, kết quả

nghiên cứu còn quá ít và không tập trung. Mặc dù ở Việt Nam hiện tại có mặt

đủ các dây chuyền thiết bị hiện đại nhất trên thế giới, công nghệ chế biến chè đen Orthodox; CTC; chè xanh các loại, chè vàng, chè ô long nhưng chất lượng

sản phẩm vẫn kém, không 6n định va giá bán thấp. Một trong những nguyên

nhân là nhiều dây chuyền được lắp đặt không đồng bộ, áp dụng công nghệ chế

biến tuỳ tiện, cầu thả.

Chất lượng chè Việt Nam được đánh giá là một trong những loại chè tốt nhất trên thế giới nhưng Việt Nam mới xuất khẩu được chè thành phẩm. Đơn

giản vì doanh nghiệp chè Việt Nam còn nhỏ (khoảng 60% là doanh nghiệp tư

nhân, số còn lại là công ty 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần hoá) trong khi nghiên cứu, sản xuất theo nhu cầu thị trường ngoại quốc đòi hỏi

doanh nghiệp phải “trường vốn”.

Trước mắt, ngành chè phải tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm nhân, lai tạo

giống; nghiên cứu chế tạo thiết bị chế biến chè và áp dụng các tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong sản xuất chè. Còn xuất khẩu thành phẩm đối với ngành

chè dự đoán trong giai đoạn 5 — 10 năm tới vẫn là một mục tiêu cao xa.

Tình hình xuất khẩu chè trong quý 1/2007 của cả nước tương đối khả quan với kim ngạch xuất khẩu ước tính lên tới 19 triệu USD, sản lượng đạt xấp

xi 20 nghìn tấn. tăng 2% về tri giá và 4% về sản lượng so với năm 2006. Tuy lượng chè xuất khẩu của ta cao nhưng chủ yếu là xuất khẩu lượng chè thô, chè

nguyên liệu chưa qua chế biến nên chưa mang lại giá trị kinh tế cao như các

nước khác. (Hà Nội (TTXVM) - Hiệp hội Chè Việt Nam)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Đài Loan hiện là thị trường xuất khẩu số 1 của sản phẩm chè Việt Nam (Báo NLĐ năm 2007) . Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trong cả nước đã xuất khẩu trên 27.000 tấn chè, đạt kim ngạch 25 triệu USD, trong đó riêng thị trường Đài Loan chiếm tới trên 17% tổng sản lượng chè xuất khẩu của Việt

Nam. Theo TTXVN, ngoài Dai Loan và các thị trường xuất khẩu truyền thống

khác của san phẩm chè Việt Nam như Nga, Iraq, Pakistan, Đức, Singapore....

còn có hơn 60 thị trường trên thế giới cũng đang tăng dan sản lượng nhập khẩu

chè của Việt Nam.

Thị trường rộng mở, đối tượng bạn hàng đa dạng, chè Việt Nam đang có nhiều cơ hội để khẳng định thương hiệu (Nguyễn Kim Phong, 2007).

Với những tác dụng tích cực của chè thì chè đang ngày càng được người

tiêu dùng trong và ngoài nước coi trọng vì vậy việc tăng điện tích trồng và chế biến chè để bán ra thị trường là điều được chú trọng. Tuy nhiên chúng ta cần

quan tâm hơn nữa đến chất lượng của chè để cạnh tranh được với các nước

khác.

3.2. Một số khái niệm về phát triển kinh tế xã hội

3.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế

Phát triển được xem như một tiến trình tổng quát của sự thay đổi xã hội, thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Hay cũng có thể hiểu rằng phát

triển là đi từ cổ truyền đến tiên tiến, con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của con người.

Động lực của sự phát triển chính là nhu cầu của con người.

Phát triển kinh tế : Nông thôn có những đặc trưng riêng và hầu như đó là những van đề khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây đựng và phát triển. Thực tiễn kinh tế ở nông thôn rất đơn giản về loại hình và ngành nghề cũng chậm phát triển. Thành phần kinh tế chủ yếu tập trung ở kinh tế hộ và hoạt động

chính là sản xuất nông nghiệp, các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp chế

biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng chưa phát triển hoặc chậm phát

triển... Vì vậy, phát triển kinh tế ở nông thôn phải chú ý đến nhiều thành phần kinh tế, chú ý đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất, đồng thời cải tiến sản

xuất với mở rộng thị trường tiêu thụ...

3.2.2. Cơ sở lý luận về các chỉ tiêu kinh tế

Kết quả sản xuất : Là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu hoạch được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tỉnh thần vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất cho thấy, khái quát về tình hình chỉ phí, lợi

nhuận, thu nhập sau một kỳ kinh doanh.

Hiệu quả kinh tế: Là một phạm trù kinh tế được giải thích thông qua mối

quan hệ giữa kết quả đạt được và các chỉ phí tạo ra kết quả đó.

Thu nhập : Thu nhập là phần lợi nhuận cộng với chi phí gia đình bỏ ra

(vật chất + công lao động). Đây là chỉ tiêu quan trọng trong kinh tế hộ, nó phản

ánh sự đầu tư của nông hộ vào trong quá trình sản xuất.

TN = GTTSL - Tổng chi phí sản xuất không kể chi phí gia đình Hay TN= GTTSL- chi phí bang tiền

Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Đây là khoán chênh lệch giá trị tông sản phẩm và chỉ phí bỏ ra, chỉ tiêu này đo lường hiệu quả trực

tiếp, do đó càng lớn thì càng tốt.

Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng — Tổng chỉ phí sản xuất

Ti suất lợi nhuận trên chi phí sản xuat(LN/CP): Chỉ tiêu nay chi ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận.

Ti suất LN/CP = Lợi nhuận/chỉ phí (lần)

Ti suất thu nhập trên chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng chỉ phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu

nhập.

Ti suất TN/CP = Thu nhập/ chỉ phí sản xuất (lần)

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu

a) Khái niệm PRA: PRA là ghép lại từ ba chữ cái đầu tiên của từ tiếng anh Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phương pháp đánh giá nông thôn có

sự tham gia của người dan.

PRA là phương pháp bao gồm hàng loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia, chia sẻ, thảo luận và

phân tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ tự lập kế

hoạch, thực hiện kế hoạch cũng như giám sat kế hoạch đé, đánh giá tạo ra sự

công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển nông thôn một cách bền vững.

Các công cụ PRA sử dụng trong nghiên cứu

- _ Ma trận xếp hạng cho điểm.

Ma trận là một loạt bảng trong đó có chứa các con số, các từ hoặc các

câu thay thế cho các con số.

Dùng ma trận xếp hạng để phân tích ý kiến, rút ra được những so sánh về thiên hướng của cá thể hoặc các nhóm cá thể về một tiêu chí nào đó. Đồng thời ma trận xếp hạng có thể cho ta rút ra thứ tự ưu tiên của các thành phần

trong toàn cá thể.

- Cây vấn đề: nêu lên những nguyên nhân chính tại sao thu nhập của

người công nhân trồng chè thấp, những khó khăn gặp phảicủa người

công nhân trồng chè.

- Ma trận SWOT

Đây là một trong những công cụ thu thập, phân tích và đánh giá nguồn

thông tin từ nông dân phục vụ cho mô tả điểm nghiên cứu. Đây là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cung cấp bởi nông thôn và các nguồn khác trong làng xã, cộng đồng hoặc các tài liệu có sẵn. Nó được sử dụng

để xác định những mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của các điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định.

SWOT

O (Opportunities) Cơ

hội

T (Threats): Nguy cơ

(Strengths): Điểm mạnh

Các chiên lược SƠ dựa

vào các điểm mạnh để

tận dụng cơ hội

Các chiên lược ST :

Vượt qua những nguy

cơ bằng việc tận dung những điểm mạnh

W (Weakness) : Diém

yêu

Các chiến lược WO:

Hạn chế những mặt yếu

tận dụng cơ hdl

Các chiến lược WT: Tôi thiểu hoá các điểm yếu

tránh các mối đe doa

b) Phương pháp phân tích nghiên cứu e Phuong pháp thu thập số liệu

- Phuong pháp phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan

- Phương pháp chọn 50 mẫu ngẫu nhiên những người trồng chè ở Xí

nghiệp chè Bàu Cạn xã Bàu Cạn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.

- Phuong pháp thu nhập số liệu thứ cấp tại các phòng Tổng hợp,

phòng Tài vụ, phòng Kinh tế huyện Chư Prông và UBND xã Bàu

Cạn.

- Phuong pháp xử lý số liệu trên phần mềm Excel, Word.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống của công nhân trồng chè tại Xí nghiệp chè Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)