Giải hệ phương trình

Một phần của tài liệu Giáo án đại số 9 chuẩn kiến thức (Trang 94 - 99)

Chương II HÀM SỐ BẬC NHẤT

Bài 3 Giải hệ phương trình

4 2

x y x y

− =

 + =

⇔ = −7yx−2 43y=x5

⇔ 7 3(2 4 ) 5 2 4

x x

y x

− − =

 = −

 ⇔ 1119

2 4 x

y x

 =

 = −

11 19 6 19 x y

 =

 −

 =

4. Củng cố

– GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương;

– Hướng dẫn HS làm các dạng bài tập cơ bản của chương.

5. Hướng dẫn về nhà

– Học sinh về nhà học bài và làm dạng bài tập tương tự;

IV. RÚT KINH NGHIỆM.

. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . .

Ngày soạn: 7/ 12/ 2017

Tiết : 34 Ngày dạy: ...

ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản về hàm số bậc nhất và

2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và kỹ năng xác định phương trình đường thẳng, tìm điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau.

3. Thái độ: Tư duy linh hoạt, mềm dẻo.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: SGK, SGV, Bảng phụ, Thước thẳng.

- HS : SGK, Thước thẳng.Ôn tập kiến thức đại số ở chương II.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn đinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.

- GV: Đồ thị hàm số y = f(x) là gì ?

- GV: Thế nào là hàm số bậc nhất một ẩn?

- GV: Hàm số y = ax + b (a ≠ 0) có tính chất gì ?

- GV: Khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b và y = a'x + b' cắt nhau, song song, trùng nhau?

- Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là đồ thị hàm số y = f(x)

- Hàm số bậc nhất một ẩn là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0.

- Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của x thuộc R, và có tính chất sau:

+ Đồng biến trên R, khi a > 0 + Nghịch biến trên R, khi a < 0

- Hai đường thẳng y = ax + b (a ≠0) và y = a'x + b' ( a' ≠ 0) song song với nhau khi và chỉ khi a = a’, b = b’; trùng nhau khi và chỉ khi a = a’, b ≠ b’; cắt nhau khi và chỉ khi a ≠ a’.

Hoạt động 2: Luyện tập.

Bài 1 Cho hai đường thẳng:

y = x - 3 (1) y = - x + 1 (2) Tìm toạ độ giao điểm G của hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) ? Bài 2

Viết phương trình của đường thẳng thoả mãn một trong các điều kiện dưới đây:

Bài 1:

Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm : x - 3 = -x + 1

⇔ 2x = 4

⇔ x = 2 ⇒ y = 2 - 3 = -1 Vậy giao điểm G(2;-1) Bài 2

Gọi phương trình của đường thẳng là

a) Có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm A(0 ; 5) ?

b) Có tung độ gốc bằng 1 và đi qua điểm B(-2 ; -1) ?

c) Song song với đường thẳng y = - 4x + 3 và đi qua điểm C(1 ; -3) ?

y = ax + b

a) Vì đường thẳng trên có hệ số góc bằng 2 ⇒ a = 2 ⇒ phương trình đường thẳng có dạng y = 2x + b.

Đường thẳng y = 2x + b đi qua điểm A(0 ; 5) khi và chỉ khi:

5 = 2.0 + b ⇔ b = 5

Vậy phương trình đường thẳng cần lập là: y = 2x + 5

b) Vì đường thẳng trên có tung độ gốc bằng 1 ⇒ b = 1 ⇒ phương trình đường thẳng có dạng y = ax + 1 Đường thẳng y = ax + 1 đi qua điểm B(-2 ; -1) khi và chỉ khi:

-1 = a.(-2) + 1 ⇔ a = 1

Vậy phương trình đường thẳng cần lập là: y = x + 1

c) Vì đường thẳng trên song song với đường thẳng y = - 4x + 3 ⇒ a = - 4

⇒ phương trình đường thẳng có dạng y = - 4x + b Đường thẳng y = - 4x + b đi qua điểm C(1 ; -3) khi và chỉ khi:

-3 = - 4.1 + b ⇔ b = 7

Vậy phương trình đường thẳng cần lập là: y = - 4x + 7.

Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà.

- Xem lại các dạng bài đã chữa.

- Ôn lại toàn bộ kiến thức đại số ở học kì I.

- Tiết sau kiểm tra học kì I.

IV. RÚT KINH NGHIỆM.

. . . . . . . . . .. . .

Bình Minh, ngày tháng năm 2017 LÃNH ĐẠO DUYỆT

Tuần: 19 Ngày soạn: 14/ 12/ 2017

Tiết : 35 - 36 Ngày dạy: ...

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra các kiến thức cơ bản trong học kì I

– Đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh;

– Lấy cơ sở đánh giá thành tích cho từng cá nhân học sinh;

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán, kĩ năng trình bày vấn đề bằng văn bản 3. Thái độ: Làm bài nghiêm túc, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Chuẩn bị đề.

- Học sinh: Giấy nháp, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dung

Cấp độ Thấp Cấp độ Cao Cộng Căn bậc hai

Số câu hỏi 2 1 1 1 5

Số điểm 2,0 1,0 1,0 1,0 5,0

Hàm số bậc nhất

Số câu hỏi 2 2

Số điểm 2,0 2,0

Hệ thức lượng

Số câu hỏi 1 1 2

Số điểm 1,0 1,0 2,0

Đường tròn

Số câu hỏi 1 1

Số điểm 1,0 1,0

Tổng

Số câu hỏi 3 3 2 2 10

Số điểm 3,0 3,0 2,0 2,0 10

ĐỀ BÀI Câu 1:( 2 điểm) Rút gọn:

a/ 8+ 18− 2

b/ 1 2

50 (1 2)

+ 2 1− − +

Câu 2: ( 2,5 điểm) Cho biểu thức: P = 1 3

( ) :

1 1

x

x x + x x

+ + +

a. Tìm điều kiện xác định và rút gọn biểu thức P

Một phần của tài liệu Giáo án đại số 9 chuẩn kiến thức (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w