QSH là 1 trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, được quy định ngay trong Hiến pháp. Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”
QSH được pháp luật công thừa nhận. Bằng các quy phạm pháp luật, Nhà nước ta đã xác nhận và quy định những quyền năng của chủ sở hữu với tài sản của họ. Mặt khác, Nhà nước cũng dùng pháp luật như công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền đã được công nhận, và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của các chủ sở hữu
Nhà nước ta sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ QSH như Luật hành chính, Luật hình sự và đặc biệt là Luật dân sự. Khoản 1, Điều 169 BLDS quy định:
“Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ”. Cụ thể hơn, trong cả 2 Bộ luật dân sự gần đây đều có 1 chương quy định về BVQSH.
Trong BLDS 2005 là chương XV (phần thứ 2) từ điều 255 đến 261và trong BLDS 1995 là chương VI từ điều 263 đến 266. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc BVQSH cũng tương đương với các quy định về quyền
Chủ sở hữu có quyền bảo vệ QSH thông qua các phương thức sau:
Tự mình thực hiên hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại;
Yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiên quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.Các phương thức bảo vệ cho quyền sở hữu trong luật dân sự
2.1. Chủ sở hữu tự thực hiện hành vi bảo vệ QSH, QCH hợp pháp:
Theo điều 255, BLDS 2005 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng một số biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp. Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Đối với tài sản của một cá nhân hay pháp nhân, CSH không cần được nhắc nhở mới thiết lập các biện pháp bảo vệ quanh tài sản của mình VD: ông A có quyền xây tường bao quanh vườn cây ăn trái của mình để ngăn trộm. Bà B có quyền thuê người trông nom, bảo vệ ao thả cá của bà…..
Tuy nhiên, quyền của chủ sở hữu thực hiện hành vi tự bảo vệ QSH, QCH hợp pháp của mình không phải là quyền tuyệt đối. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải tuân theo quy định tại chương XVI của BLDS 2005. Điều 264 quy định: “ … phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác” VD: Không thể giăng hàng rào điện quanh vườn cây ăn trái để chống trộm…..
Một biện pháp tự bảo vệ QSH rất hiệu quả của chủ sở hữu là đăng ký quyền sở hữu.
Dựa trên Điều 167 BLDS 2005 và quy định của nhiều ngành luật khác (Luật đất đai, …) để đăng ký quyền sở hữu, chủ sở hữu sẽ có 1 căn cứ pháp lý vững chắc về sở hữu tài sản.
Đăng ký QSH không chỉ có ý nghĩa trong BVQSH mà còn trong nhiều vấn đề khác như tranh chấp, giao dịch dân sự, thừa kế ….
Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ QSH, QCH hợp pháp là 1 biện pháp rất có hiệu quả và phổ biến. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, tài sản ngày càng được mở rộng và có giá trị lớn, đồng thời kéo theo sự vi phạm QSH, QCH càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nên phải có những biện pháp khác để bảo vệ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
2.2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện QSH, QCH hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại
Quan hệ tài sản dựa trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể tham gia. Vì vậy chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Khi xảy ra tranh chấp, pháp luật luôn khuyến khích các bên chủ thể chủ động thương lượng, giải hòa.
VD: ông A có 1 căn nhà. Ông B là hàng xóm nhà ông A. Ông B đào móng xây nhà, đào sát tường nhà ông A làm sụt và nứt, sụt tường nhà ông A. Trong trường hợp này, ông A có quyền yêu cầu ông B bồi thường dựa trên sự thỏa thuận giữa 2 bên
Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua con đường tự dàn xếp. Xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt và sự tôn trọng ý chí của các chủ thể trong quan hệ dân sự nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, tự dàn xếp mà không cần thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ chế này tỏ ra rất hữu hiệu trong nhiều trường hợp, đặc biệt phù hợp với truyền thống trọng tình của người Việt Nam. Các tranh chấp thường không cần đến cơ quan chức năng mà dựa vào sự thỏa thuận của 2 bên. Điều này vừa không mất “tình làng, nghĩa xóm” vừa tiết kiệm chi phí thưa kiện tại Tòa hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trên thực tế, nhiều vụ án hình sự xảy ra do các mâu thuẫn dân sự không tự thỏa thuận được.
Điều này mang lại lợi ích thiết thực, mà Nhà nước cũng đã nhận thức được để thiết lập thể chế, thiết chế về hòa giải. Pháp lệnh của UBTVQH số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 12 năm 1998 về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định về nội dung, thiết chế Tổ hòa giải ở địa phương ….
Giới hạn của quyền này là “lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”
ví dụ như hành vi cưỡng chế đòi nợ, thỏa thuận dàn xếp với nhau để xâm phạm quyền lợi của người thứ 3 … Khi các hoạt động tự dàn xếp có hành vi vi phạm hành chính hay dân sự đều bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc hình sự.
Hiện nay, xã hội phát triển, các loại tài sản cũng đa dạng và mang giá trị lớn hơn nên các tranh chấp cũng phức tạp hơn. Biện pháp tự dàn xếp khi có tranh chấp sẽ không thể thực hiện nếu bên vi phạm không chịu chấm dứt vi phạm và đền bù thiệt hại …. Khi đó, chủ sở hữu cần yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
2.3. Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thầm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm QSH, QCH phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện QSH, QCH và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Sự can thiệp của Tòa án hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào quan hệ pháp luật dân sự ở mức thấp nhất do quan hệ mang tính bình đẳng thỏa thuận giữa các bên. Vì thế, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bị xâm phạm QSH, QCH, đã có yêu cầu người vi phạm ngừng hành vi xâm phạm và bồi thường mà không được như ý thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan NN có thẩm quyền can thiệp
a.Kiện đòi tài sản (kiện vật quyền):
Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp trả lại tài sản cho mình.
Quyền đòi tài sản từ người chiếm hữu bất hợp pháp được quy định tại Điều 256 BLDS.
Điều kiện:
+ Đối với nguyên đơn, phải chứng minh được mình là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản đang bị chiếm hữu bất hợp pháp. Vật rời khỏi chủ sở hữu hay dời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ; hoặc theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù như tặng cho, thừa kế theo di chúc
+ Đối với bị đơn, phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản (ngoài khoản 1, Điều 247, Điều 241, 242, 243 BLDS)
+ Tài sản còn đang nằm trong sự kiểm soát bất hợp pháp của người chiếm hữu bất hợp pháp
VD: A nợ B 10 triệu VNĐ. Một hôm, B mượn A chiếc xe máy để đi, sau đó không trả lại vì lấy lý do A còn nợ mình 10 triệu VNĐ, B lấy xe máy để làm tin, A trả tiền sẽ trả xe
Hậu quả pháp lý:
Nếu người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình, trong thời gian chiếm hữu có sinh hoa lợi, lợi tức. Khi bị yêu cầu trả lại tài sản, không cần hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được
Nếu người chiếm hữu bất hợp pháp và không ngay tình thì phải hoàn trả cả tài sản lẫn lợi tức, hoa lợi
Đối với người chiếm hữu ngay tình pháp luật còn có 2 quy định cụ thể khác về việc kiện đòi TS trong điều 257 và 258:
• Quyền kiện đòi tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình được quy định tại điều 257 BLDS VN 2005
Điều kiện:
+ Nguyên đơn phải là chủ sở hữu
+ Người chiếm hữu tài sản được xác định là ngay tình
+ Người chiếm hữu tài sản đó thông qua 1 giao dịch không đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản
+ Trong trường hợp người chiếm hữu tài sản thông qua 1 giao dịch có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi tài sản đó bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
Phân tích:
Người không có quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu thường là người thuê, mượn, nhận gửi giữ, người vận chuyển, người nhận cầm cố, người nhận đặt cọc tài sản của chủ sở hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, không được sự cho phép của chủ sở hữu nhưng người chiếm hữu vẫn chuyển giao tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù cho người thứ ba như tặng cho tài sản, thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản. Qui định này nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu. Hơn nữa, người đang chiếm hữu tài sản được chuyển giao cho dù là chiếm hữu ngay tình, vẫn có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và lợi ích của người này cũng không bị xâm phạm.
Nhằm ngăn chặn hành vi lấy cắp tài sản của chủ sở hữu, và tài sản đó do người lấy cắp chuyển giao cho người thứ ba thông qua hợp đồng có đền bù, thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản ở người đang chiếm hữu, cho dù hành vi chiếm hữu của người này là ngay tình hoặc không ngay tình.
Quyền kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, chỉ được đáp ứng trong trường hợp tài sản đó vẫn còn. Như vậy, nếu động sản là đối tượng của vụ kiện
không còn tồn tại (do bị mất, bị tiêu huỷ…), thì mục đích kiện đòi lại động sản đó của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu hợp pháp không được đáp ứng. Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp chỉ được bảo vệ theo phương thức kiện trái quyền.
VD: B mượn của A chiếc điện thoại. Do sĩ diện với bạn gái nên B đã tặng chiếc điện thoại cho bạn gái mình là C, A có quyền đòi lại C chiếc điện thoại
• Quyền kiện đòi tài sản là bất động sản hay động sản phải đăng ký sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình được quy định tại điều 258 BLDS VN 2005
Điều kiện:
+ Nguyên đơn phải là chủ sở hữu
+ Ngoại trừ trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa
Phân tích:
Theo điều 258, quyền kiện đòi tài sản chỉ thuộc về chủ sở hữu, điều này là không hợp lý, cần phải cho người chiếm hữu hợp pháp tài sản quyền này như trong quy định điều 256. Hơn nữa việc cho người chiếm hữu hợp pháp quyền khởi kiện còn nhằm đảm bảo thời hiện khởi kiện, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chính chủ sở hữu
Trước đây, có một số người cho rằng, không thể có người chiếm hữu ngay tình động sản phải đăng ký sở hữu hay bất động sản, trong mọi trường hợp, người thiết lập giao dịch có đối tượng là 2 loại tài sản trên buộc phải biết về nguồn gốc, tình trạng pháp lý của tài sản. Tuy nhiên, điều 258 BLDS 2005 đã khẳng định: tồn tại những người chiếm hữu ngay tình động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản. Ví dụ như: A cho B thuê xe trong thời hạn 5 tháng. Trong thời hạn thuê, C ăn cắp xe máy từ B, làm giả toàn bộ giấy tờ xe và bán lại cho D, D hoàn toàn không biết nguồn gốc chiếc xe đã mua từ C, D vẫn được coi là người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình. Theokhoản 1 điều 138 BLDS 2005, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người thứ 3 ngay tình, giao dịch với người thứ 3 vẫn có hiệu lực, chỉ trừ một số trường hợp quy định tại điều 257. Nếu tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thì chủ sở hữu vẫn có quyền kiện đòi tài sản từ người thứ 3 ngay tình trừ 2 trường hợp ngoại lệ được quy định trong điều 258 BLDS 2005. Bởi vì theo khoản 2 điều 138, tài sản giao dịch là bất động sản hay động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng 1 giao dịch khác cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch với người thứ 3 bị vô hiệu, hơn nữa, các cá nhân cũng như tổ chức có thể dễ dàng chứng minh mình là chủ sở hữu của động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản hơn so với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Khi chủ sở hữu đòi tài sản từ người thứ 3, người thứ 3 có thể yêu cầu người đã thiết lập giao dịch với mình hoàn trả tài sản mà người thứ 3 đã chuyển cho chủ sở hữu.
Kiện đòi TS hướng tới mục đích đòi lại TS từ người chiếm hữu bất hợp pháp. Biện pháp này nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu trong mọi trường hợp ngay cả người chiếm hữu ngay tình
Yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật với việc thực hiện QSH, QCH hợp pháp
Biện pháp này chỉ là một hình thức cao hơn của quyền tự yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật dừng hành vi cản trở đến việc thực hiên QSH, QCH hợp pháp. Khi không thể đạt được nguyên tắc tự thỏa thuận, tự dàn xếp của các bên thì cần đến sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Quyền này được quy định tại Điều 259 BLDS
VD: Nhà A ở cạnh nhà B. Ông B thực hiện đào móng xây nhà gây sụt, lún, nứt tường nhà ông A. Ông A đã yêu cầu ông B dừng đào móng để 2 bên thỏa thuận sửa chữa, khắc phục thiệt hại nhưng ông B vẫn tái diễn gây sụt lún tường nhà ông A tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình ông A
Trong trường hợp này, ông A có quyền yêu cầu Tòa án, hoặc UBND (cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh) ông B chấm dứt vi phạm. Tùy từng cơ quan mà sẽ áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự hay luật hành chính để xử lý. Hậu quả pháp lý sẽ là buộc chấm dứt hành vi vi phạm
Mục đích của biện pháp này là nhằm đảm bảo để CSH, NCH hợp pháp được sử dụng và khai thác TS một cách bình thường
* Có thể thấy rằng quyền kiện đòi tài sản được quy định trong LDSVN 2005 nghiêng về hướng bảo vệ 1 cách tuyệt đối. Tuy nhiên, BLDS các nước có quy định rất khác so với VN:
+ BLDS Pháp có quy định chủ sở hữu có quyền ưu tiên trong kiện đòi tài sản thuộc sở hữu đã rời khỏi sở hữu của mình mà ngoài ý chí của chủ sở hữu. Tuy nhiên, quyền đòi lại vật cũng không phải là tuyệt đối: “Người nào đã đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật thì có thể đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày mất, nhưng người giữ vật có thể kiện lại người đã chuyển nhượng vật cho mình” (Điều 2279).
+ BLDS Nhật bản cũng có quy định tương tự nhưng thời hạn chỉ là 2 năm
+ BLDS Nga tuy có khá nhiều nét tương đồng trong chế định bảo vệ quyền sở hữu với BLDS VN nhưng vẫn có những điểm khác biệt như sau: BLDS Nga quy định về chiếm hữu ngay tình đối với tiền và giấy tờ có giá thì người ngay tình không phải trả lại cho chủ sở hữu. Hơn nữa, BLDS LB Nga không phân biệt việc đòi lại tài sản không phải đăng ký chủ SH và tài sản phải đăng ký chủ SH, vì vậy theo điều 302 BLDS LB Nga, người chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù không phải trả lại tài sản trong tất cả các trường hợp
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)
Điều 260 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”
Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật làm thiệt hại đến TS của người khác thì chủ sở hữu có quyền kiện tới tòa án yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường.
Trong trường hợp này CSH, NCH hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản do đã bị hư hỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác không thể xác định được, hoặc