HÌNH THỨC SỞ HỮU

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản của vật quyền,quyền sở hữu, ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005 việt nam liên quan tới nội dung của chế định này (Trang 36 - 43)

1. Khái niệm hình thức sở hữu

Hình thức sở hữu là phạm trù pháp lý chỉ các quan hệ sở hữu có cùng tính chất, qua đó chúng ta biết được chủ sở hữu là ai, quyền và nghĩa vụ của họ là gì và cơ chế pháp lý bảo vệ họ được thực hiện như thế nào.

2. Các hình thức sở hữu

Các hình thức sở hữu trong Luật dân sự Việt Nam được qui định tại chương XIII – Các hình thức sở hữu, bao gồm từ điều 200 đến 232 BLDSVN 2005

LDSVN công nhận 6 hình thức sở hữu bao gồm:

+ Sở hữu nhà nước + Sở hữu tập thể + Sở hữu tư nhân + Sở hữu chung

+ Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

+ Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

a. Sở hữu nhà nước

i. Chủ thể và khách thể của sở hữu nhà nước

Hình thức sở hữu nhà nước được qui định từ điều 200 đến 207 BLDS 2005. Điều 200 quy định các loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các loại tài sản này. Chủ thể của sở hữu Nhà nước là Nhà nước CHXHCN Việt Nam . Tại khoản 2 điều 2 hiến pháp 2013 quy định: ” Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội

ngũ trí thức”. Theo tinh thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì quyền sở hữu của nhà nước cũng thuộc về nhân dân. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân quản lý, nắm giữ đối với các loại tài sản nêu trên và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các tài sản đó theo điều 201 BLDS 2005:

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

Điều 203, 204, 205 BLDS 2005 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tài sản được giao cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự và cũng là chủ thể đặc biệt của sở hữu nhà nước. Nhà nước thể hiện quyền sở hữu của mình 1 cách gián tiếp, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung quyền cũng như cách thức thực hiện quyền của chủ sở hữu. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật cũng như cơ chế giám sát việc thực hiện quyền này khi giao cho các cơ quan nhà nước thực hiện

ii. Nội dung của sở hữu nhà nước

Quy định tại điều 202 BLDSVN 2005: “Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định

+ Quyền chiếm hữu: nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu của mình thông qua các văn bản quy phạm pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm tra tài sản định kỳ và đột xuất để kiểm tra tài sản mà nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước

+ Quyền sử dụng: nhà nước có quyền khai thác công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tuy nhiên việc khai thác lợi ích của nhà nước cũng khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác. Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và 1 trình tự nhất định. Nhà nước thực hiện quyền sử dụng bằng cách chuyển giao tài sản cho các cơ quan doanh nghiệp nhà nước quản lý và khai thác công dụng của tài sản hoặc chuyển giao cho các tổ chức cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự và thủ tục hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước 1 cách tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó hoặc làm hủy hại môi trường + Quyền định đoạt: nhà nước định đoạt tài sản của mình bằng nhiều phương thức khác nhau. Việc định đoạt này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương hoặc nhà nước có thể cho phép các doanh nghiệp do nhà nước thành lập thực hiện 1 phần quyết định đó.

b. Sở hữu tập thể

i. Chủ thể và khách thể

Được quy định tại điều 208 BLDSVN 2005: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.”

Xuất phát từ quy định điều 208, có thể xác định được chủ thể của sở hữu tập thể chính là từng htx riêng biệt. Mỗi htx là 1 chủ thể riêng biệt, là 1 chủ sở hữu đối với tài sản của riêng mình và do đó có quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản của htx. Htx trong sử hữu tập thể là 1 chủ thể dân sự thống nhất, không phụ thuộc vào số lượng xã viên, sở hữu tập thể của htx không phải là sở hữu chung theo phần của từng cá nhân

Khách thể của sở hữu tập thể bào gồm các TLSX được quy định định tại điều 209 BLDS 2005

ii. Nội dung của sở hữu tập thể

Theo quy định tại điều 210 BLDS thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó

Ngoài việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản theo nguyên tắc chung được quy định trong điều lệ, tài sản thuộc sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất phát triển kinh tế chung và lợi ích nhu cầu của các thành viên

Trong quá trình thực hiện quyền năng đối với doanh nghiệp tập thể thì các thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán lại tài sản thuộc sở hữu tập thể

c. Sở hữu tư nhân

i. Chủ thể và khách thể

Điều 211 BLDS 2005 quy định: “ sở hữu tư nhân là sử hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”

Mặc dù là sở hữu của cá nhân đối với tàn sản nhưng dựa trên tính chất về vốn và cách thức sản xuất, sử dụng lao động mà sử hữu tư nhân được chia thành: sở hữu cá thể ( vốn ít, tổ chức sản xuất kiểu tự cung tự cấp), sở hữu tiểu chủ ( cá nhân bắt đầu biết cách tổ chức sản xuất, thuê nhân công lao động), Sở hữu tư bản tư nhân ( vốn lớn, tổ chức sản xuất ở trình độ cao)

Mặc dù bất cứ cá nhân công dân nào không phân biệt mức độ năng lực dân sự đều có thể là chủ sở hữu tư nhân miễn là những người này có tài sản dựa trên các căn cứ pháp lý do pháp luật quy định, tuy nhiên để thực hiện cấc quyền năng của quyền sở hữu thì còn phải tùy thuộc vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân

Liên quan đến mức độ năng lực hành vi dân sự.

Khách thể của sở hữu tư nhân là những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân công dân, được quy định tại điều 212 BLDS 2005, bao gồm:

+ Các thu nhập hợp pháp: là tiền hoặc hiện vật do kết quả lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp đem lại. Ngoài ra thu nhập hợp pháp còn được hiểu là những khoản thu nhập có được từ việc được tặng cho tài sản, thừa kế tài sản… Thu nhập được chi là hợp pháp khi cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, các cá nhân và tổ chức khác

+ Của cải để dành: là những khoản tiền hoặc hiện vật do thu nhập hợp pháp của các nhân mà có nhưng chi tiêu sử dụng không hết.

+ Nhà ở: là tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của cá nhân, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của cá nhân. Cá nhân có quyền sở hữu đối với nhà ở trên nhiều căn cứ khác nhau như xây, mua, được tặng cho, thừa kề

+ Tư liệu sinh hoạt: toàn bộ những tài sản phục vụ nhu cầu hàng ngày như đi lại, vui chơi, giải trí

+ Tư liệu sản xuất: các tư liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất

+ Vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân

ii. Nội dung của sở hữu tư nhân Được quy định tại điều 213 BLDS 2005

Cá nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hoặc thông qua 1 hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu hoặc cả quyền sử dụng

Quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu tư nhân được pháp luật dân sự khuyến khích tạo điều kiện nhằm giải phóng sức sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không được gây thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

d. Sở hữu chung

i. Khái niệm

Được quy định tại điều 214 BLDS. Cơ sở để hình thành tài sản chung là tài sản chung của các chủ thể. Các chủ thể cùng có quyền sở hữu đối với tài sản thì được gọi là đồng chủ sở hữu. Tài sản thuộc sở hữu chung là 1 khối thống nhất, hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể khác

ii. Các loại sở hữu chung

Sở hữu chung theo phần

Quy định tại điều 216 BLDS 2005

Sở hữu chung theo phần có các đặc điểm về phần quyền sở hữu và nội dung như sau

+ Mỗi đồng sở hữu trong sở hữu chung theo phần biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung, phần quyền đó có thể bằng hoặc không bằng nhau

+ Tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, mỗi chủ sở hữu theo phần có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác

+ Việc xác định phần quyền trong việc sử dụng tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc có tranh chấp sẽ xác định theo nguyên tắc phần quyền bao nhiêu được hưởng lợi bấy nhiêu

+ Phần quyền của các đồng sở hữu có thể là giao dịch của đối tượng giao dịch dân sự, nếu 1 trong các đồng sở hữu chết thì phần quyền được để lại cho người thừa kế. Trong trường hợp 1 trong các đồng sở hữu chủ từ bỏ quyền sở hữu hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc nhà nước

+ Khi 1 trong các đồng sở hữu muốn bán phần quyền của mình thì các đồng sở hữu chủ khác có quyền được ưu tiên mua

Sở hữu chung hợp nhất Quy định tại điều 217 BLDS

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu của nhiều chủ thể đối với 1 khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và không thể phân chia.

+ Sở hữu chung của vợ chồng: điều 219 BLDS xác định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong 2 người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của bên kia. Tài sản của vợ chồng có thể phân chia trong các trường hợp như ly hôn, 1 bên vợ hoặc chồng chết, khi hôn nhân tồn tại thì tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

+ Sở hữu chung của cộng đồng: Mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán nhất định, phong tục tập quán đó được thể hiện ở việc tạo dựng tài sản chung của cộng đồng dân cư đó. Các cộng đồng dân cư này có thể có tài sản chung được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên đóng góp, quyên góp, được tặng choc hung từ các nguồn khác phù hợp với quy định pháp luật. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia. Nếu một thành viên của cộng đồng chết thì các thành viên khác được tiếp tục sử dụng tài sản chung của cộng đồng

+ Sở hữu chung nhà chung cư: về nguyên tắc cũng là sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Đối với phần diện tích và trang thiết bị dùng chung như lối đi, cầu thang,..

thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghãi vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng. Việc sử dụng khoảng không, mặt đất theo quy định của pháp luật

Sở hữu chung hỗn hợp

Được quy định tại điều 218 BLDS

Cơ sở để hình thành sở hữu chung là sự đóng góp vốn và tài sản thuộc các thành phần khác nhau với mục tiêu sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp có thể được hình thành từ lợi nhuận hoặc nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật

e. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hôi, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hôị

i. Chủ thể và khách thể

Mỗi một tổ chức trên đều có những hoạt động mang tính đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hôi. Các tổ chức là chủ thể sở hữu trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu và luôn nhân danh tổ chức mà không nhân danh nhà nước

Khách thể của sở hữu các tổ chức là những tài sản cụ thể, xác định của 1 tổ chức. Tài sản đó có thể là cơ sở vật chất như nhà của trụ sở, các trang thiết bị và các tài sản khác như vốn, các loại quỹ hoặc các tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu

ii. Nội dung

Quyền chiếm hữu: các tổ chức kiểm soát tài sản của mình bằng nhiều phương thức khác nhau như ban hành các nội quy, quy định nội bộ về việc quản lý, kiểm kê, kiểm soát tài sản. Ngoài ra, đối với các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức khác mà nhà nước hộ trỡ về kinh phí hoạt động phải lập sổ kế toàn, báo cáo tài chính hành năm theo quy định của pháp luật

Quyền sử dụng: cũng như các chủ thể khác, tổ chức có quyền khai thác công dụng của tài sản để thực hiện chức năng của tổ chức đó. Trong quá trình khai thác tài sản, ngoài việc tuân theo các quy định của pháp luật còn phải phù hợp với mục đích hoạt động đã được quy định trong điều lệ

Quyền định đoạt: tổ chức có quyền quyết định về việc sử dụng, chuyển giao, mua bán tài sản, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân cần giúp đỡ.. Là chủ sở hữu, các tổ chức có toàn quyền định đoạt tài sản của mình nhưng phải phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ

3. Nhận xét, so sánh:

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới có cách phân biệt hình thức sở hữu rất khác so với BLDSVN, thông thường, các hình thức sở hữu được phân chia như sau:

+ Sở hữu tư nhân: đề cập đến tài sản thuộc sở hữu tên duy nhất của 1 cá nhân mà không có chủ sử hữu khác hoặc chỉ định người thụ hưởng. Sauk hi chết, tài sản thuộc sở hữu cá nhân này sẽ thường phải đi qua chứng thực di chúc để chuyển giao cho người được thừa kế

Khái niệm sở hữu tư nhân này khá giống với quy định trong BLDSVN về sở hữu tư nhân

+ Sở hữu chung được phân chia thành các loại sau:

* Sở hữu chung với quyền của người sống sót: bao gồm hai hoặc nhiều người sở hữu tài sản với nhau. Mỗi đồng chủ sở hữu có những lợi ích không thể phân chia đối với tài sản, mỗi đồng chủ sở hữu có thể yêu cầu 1 lênh của toàn án cho phân chia và bán nếu

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản của vật quyền,quyền sở hữu, ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005 việt nam liên quan tới nội dung của chế định này (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w