Quá trình đi lên 3G của Viettel

Một phần của tài liệu công nghệ 3g của viettel telecom (Trang 39 - 52)

CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ 3G CỦA VIETTEL TELECOM 3.1: Sự ra đời của Viettel Telecom

3.2: Quá trình đi lên 3G của Viettel

3G ra mắt là dấu ấn mới nhất của ngành Viễn thông Việt Nam trong 10 năm qua. Với sự kiện mạng di động đầu tiên VinaPhone thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp 6 dịch vụ 3G đầu tiên cho người dùng vào tháng 10/2009 và sau đó là MobiFone vào tháng 12/2009 đã chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ 3G thế giới.

Thành công này là kết quả của một quá trình sau nhiều năm chuẩn bị. Bốn doanh nghiệp trúng tuyển 3G là VNPT/VinaPhone, VMS-MobiFone, Viettel và danh EVN Telecom - Hanoi Telecom đã cam kết đầu tư tổng cộng hơn 33 nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, phát triển hạ tầng mạng 3G đến năm 2012.

Các giai đoạn phát triển 3G của Viettel:

Giai đoạn : Kết hợp GPRS vào mạng GSM (2,5 G)

Giai đoạn này dự kiến hoàn thành trong năm 2006. Thực chất vấn đề ở đây là chủ yếu nhằm vào việc chuẩn bị một mạng lõi IP cho 3G trong tương lai gần với hai nút mạng chodịch vụ dữ liệu gói là GGSN và SGSN. GGSN được kết nối với mạng GSM đang có quaSGSN và PCU (Packet Control Unit). PCU được lắp đặt phía BSC với mục đích bổ sung chức năng điều khiển gói cho BSC trong quá trình khai thác dịch vụ GPRS.

Cấu trúc mạng GPRS được xây dựng trên nền của hệ thống GSM hiện tại. Hệ thống mạng truy cập của GSM được giữ nguyên mà chỉ cần nâng cấp phần mềm. Cụ thể BTS,BSC phải được nâng cấp phần mềm, MS phải có chức năng GPRS, HLR/VLR, AuC và EIR cũng cần được nâng cấp phần mềm để quản lý dịch vụ dữ liệu. Phân hệ mạng lõi được bổsung thêm phần chuyển mạch gói với hai nút chính: Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS(SGSN) vànút hỗ trợ cổng GPRS(GGSN). Bằng cách này, với nâng cấp không đáng kể, hệ thống cóthể cung cấp dịch vụ dữ liệu gói cho thuê bao di động rất thích hợp với các dịch vụ dữ liệu không đối xứng. Giai đoạn này chủ yếu nhằm vào việc chuẩn bị một mạng lõi IP cho 3G trong tương lai gần với hai nút mạng cho dịch vụ dữ liệu gói là GGSN và SGSN.Chức năng định tuyến chính được thực hiện thực hiện thông qua các điểm hỗ trợ, bao g ồ m : G GS N v à S GS N . Bê n c ạ nh đ ó có m ộ t mạ n g b a c k b o n e đ ể n ố i c ác đ iể m GGS N v à SGSN với nhau, và một cổng biên giới để kết nối với các mạng PLMN khác. Ngoài ra còn có sever quản lý tên miền để phục vụ cho mục đích biên dịch địa chỉ.

Hình 23: Cấu trúc mạng GSM-GPRS

Để tăng tốc độ trên giao diện vô tuyến, EDGE thay thế phương thức điều chế GMK củaGSM (1bit/ symbol) bằng điều chế 8-PSK, tương ứng với 3bit/symbol.

Tốc độ symbol của một kênh vật lý trong EDGE là 271 kbit/s, tức là 69,2 kbp/khe thời gian, gấp 3 lần so vớitốc độ 22,8 kbit/s /khe thời gian nếu dùng GSMK.

Bằng việc sử dụng lại cấu trúc của GPRS, EDGE có thể cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu gói với tốc độ từ 11,2 kbit/s đến 69,2 kbit/s cho một khe thời gian.

Ngoài ra, EDGE còn hỗ trợ phương thức sử dụng nhiều khe thời gian để tăng tốc độ truyền gói lên 554 kbit/s.Việc triển khai EDGE trong các hệ thống GSM đòi hỏi phải nâng cấp hạ tầng vô tuyến, còn phần core network sẽ không có nhiều thay đổi vì các node của GPRS, SGSN, GGSN đều ít nhiều độc lập với tốc độ truyền dữ liệu. Đối với các giao thức truyền trong suốt, EDGE sẽ thực hịên cơ chế tương tích kết nối (lin adaptation) để thay đổi các phương thức mã hoá và điều chế nhằm cung cấp các khe thời gian có chất lượng đáp ứng các yêu cầu về tốc độ bit và BER.

Giai đoạn: Triển khai mạng UMTS (3G)

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc sử dụng các BTS GSM sẵn có, các trạm mới triển khai là các Node B (Node B Universal BTS), được kết nối với mạng di động qua các RNC(Radio Network Controler). Các RNC có thể nối trực tiếp với SGSN hoặc nối với MSC.Lúc này MSC và SGSN được thay đổi cho mục đích thích ứng với mạng UMTS nên gọi là MSCu và SGSNu. Những thay đổi này

là cần thiết để từng bước xoá bỏ mạng GSM thế hệ hai, phát triển lên mạng 3G.

Các Node B là các trạm thu phát gốc chung (Node B UniversalBTS) tích hợp đầu tư về từ các site GSM đang tồn tại (tầng vĩ mô, M-Cell, InCell). Chúng rất linh hoạt để sử dụng lại/ triển khai các site đang tồn tại.Trong giai đoạn này chúng ta tiến hành triển khai thử nghiệm mạng 3G tại Hà Nội, Đà Nẵ n g v à T h à nh ph ố H ồ Ch í M i nh . Dự k i ế n t h ờ i g i a n t i ế n h à nh th ử n g h i ệ m l à từ th án g 10/2006 đến 12/2006.

Hình 24: Mô hình triển khai mạng UMTS

Hình 25: Mô hình kiến trúc mạng UMTS

Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần radio access (UTRAN) và phần Core. Radio access bao gồm Node B, RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN. Phần core cho voice thì có MCS và GMSC. Hình trên cũng thể hiện rõ làm thế nào GSM/GPRS kết nối vào UMTS core (BTS và BSC).

3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông không dây với việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao trên di động, đồng thời thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị liên lạc di động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. 3G trở thành môi trường mà biến chiếc điện thoại di động là một công cụ liên lạc, khai thác thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho mọi người.

Với người dân, 3G có thể trở thành phương tiện chủ yếu trong việc thực hiện các cuộc gọi hay truy cập Internet để khai thác các nguồn tài nguyên trên đó. 3G còn quan trọng ở chỗ không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí như âm nhạc, điện ảnh, mạng 3G trở thành nền tảng giúp gia tăng tỷ lệ phổ cập Internet (vươn tới những nơi băng rộng cố định khó đến được) và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.

Ngay sau khi được cấp phép 3G, Viettel đã tiến hành triển khai đầu tư hạ tầng mạng 3G trên phạm vi toàn quốc. Theo cam kết trong hồ sơ dự thầu 3G, trong 3 năm đầu Viettel sẽ đầu tư 12.789 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng 3G, cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp và gấp 1,5 lần doanh nghiệp cam kết đứng thứ 2 là VNPT (với 9.556 tỷ đồng).

Sau một thời gian thử nghiệm, vào ngày 25/03/2010 Viettel đã chính thức khai truơng mạng 3G tại 63 tỉnh, thành phố với thông điệp “sắc màu cuộc sống”. Vẫn với triết lý “ mạng luới đi truớc, kinh doanh theo sau”, quan điểm mạng 3G phải tốt và rộng khắp như mạng 2G, dự kiến đến hết năm 2010 Viettel sẽ có hệ thống hạ tầng lên đến gần 20.000 trạm phát sóng 3G. Tại thời điểm khai truơng, Viettel đã hoàn thành 8.000 trạm, gấp 1,5 lần so với cam kết với Bộ thông tin truyền thông, phủ sóng tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố trên cả nuớc. Bên cạnh vùng phủ sóng rộng, Viettel còn quan tâm đầu tư để cớ mạng di động 3G có tốc độ cao nhất. Viettel đã triển khai HSPA trên toàn mạng với tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết download lên tới 14,4 Mbps và upload lên tới 5,7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps.

Thời điểm khai trương mạng di động 3G, Viettel cung cấp cho khách hàng 3 dịch vụ cơ bản là: Video Call, dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao Mobile Internet( dành cho điện thoại di động ), D-com 3G( dành cho máy tính) và 7 dịch vụ giá trị gia tăng: Mobile TV, Imizik 3G, Mclip, Vmail, Websurf, Mstore, Game online- tất cả các dịch vụ trên đều đuợc tích hợp Wapsite 3G

Nhân dịp khai trương 3G, Viettel cũng chính thức mang đến cho khách hàng bộ sản phẩm trọn gói mang tên Combo3 ( gồm 1 máy Netbook Acer và 1 thiết bị D-com 3G có 725.000 đồng trong tài khoản) và các sản phẩm của iphone ( 3G, 3GS) sẽ được chính thức phân phối vào ngày 26/03/2010). Hiện tại đã có hơn 1 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng các dịch vụ 3G của Viettel.

Hình 26

BẢNG 12:

3.3: Kết quả sau khi sử dụng mạng 3G của Viettel telecom

Sau khi viettel đưa vào sử dụng công nghệ 3G. Công nghệ 3G đã phủ sóng trên toàn quốc, tốc độ truy nhập cao(từ 1 -2 Mbps) có thể sử dụng trong môi trường chuyển động với tốc độ khác nhau. Công nghệ 3G cho phép truyền tải tín hiệu thoại như mạng viễn thông di động thông thường và tín hiệu đa phương tiện(web, email, voip) như mạng internet tốc độ cao. Tuy chất lượng ban đầu còn thấp nhưng đã đi vào ổn định.

3.4: Ưu điểm nhược điểm của công nghệ 3G a: Ưu điểm.

- 3G tiện dụng và linh hoạt : Hiện nay 3G đang tạo ra sức hấp dẫn đầy “mê hoặc”

giới trẻ bằng hàng loạt các tiện ích và dịch vụ nổi bật đó là sử dụng điện thoại video, dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu... với những người năng động, nhất là đối những người hay đi công tác xa, thường xuyên phải di chuyển.

- Khả năng truy nhập mạng Internet tốc độ cao Internet 3G tiện lợi, tốc độ truy cập Internet không kém đường truyền ADSL, có thể di chuyển, sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.

Nó hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất là 144 kbps trong môi trường có tính di động cao và 384kbps trong môi trường có tính di động thấp và lên tới 2Mbps trong môi trường tĩnh.

- Dịch vụ tiện ích đa dạng

Nếu như so với mạng 2G, người dùng di động có thể dễ dàng tải logo, hình ảnh…

thì nay, với 3G người dùng có thể thoải mái lướt web, xem phim, truyền hình trực tuyến hoặc đàm thoại bằng hình ảnh…

b: Nhược điểm.

- Sóng phập phù lúc có lúc không, thỉnh thoảng mạng 2G bị nghẽn mạch oan vì mạng 3G.

- Đòi hỏi chi phí đầu tư rất cao và hạ tầng thiết bị đầu cuối đồng bộ - nghĩa là người dùng phải có điện thoại di động 3G

- Là đích ngắm của hacker khi nhiều ứng dụng 3G có tính đột phá như thanh toán qua điện thoại di động được phát triển.

- Khác hang mới chỉ sử dụng 3G để truy cập internet, trong khi đó các dịch vụ gia tăng hi vọng sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể trong chiến lược thu hồi vốn như tải nhạc, Video clip, Mobile TV, Video Call không mấy thú hút được khách hàng 3.5: Hiện trạng đang xảy ra

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, sau một năm chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đôi, từ 8.000 lên trên 17.000 trạm, trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, số trạm 3G của Viettel đã vượt con số cam

kết với Bộ Thông tin và Truyền thông trong hồ sơ thi tuyển, là 15.000 trạm sau 3 năm triển khai dịch vụ. Tại thời điểm khai trương tháng 3/2010, số lượng BTS 3G Viettel cũng gấp hơn 1,5 lần.

Với số trạm 3G bằng 65% trạm 2G (ở các tỉnh, thành phố lớn tỷ lệ này trên 80%), Viettel đã thực hiện được chiến lược đưa Internet băng rộng không dây tới người dân thông qua dịch vụ Dcom 3G. Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL. Điều này cho thấy, chỉ sau 1 năm mạng 3G chính thức được khai trương, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thông rộng không dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2010. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL.

Viettel cho biết, trong dịp tết âm lịch Tân Mão năm ngoái, bình quân các thuê bao tham gia chương trình “Cùng Dcom 3G về quê ăn Tết” đã dùng tới 5,3 GB trong 15 ngày - cao gấp 1,5 lần so với ADSL. Số lượng trạm lớn, rộng khắp của nhà mạng này đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn. Thống kê mạng lưới cho thấy, lưu lượng trung bình của một thuê bao Dcom 3G tại nông thôn còn cao hơn 10% so với thuê bao thành phố. Từ đó, có thể thấy rằng, nhu cầu Internet của người dân ở khu vực này rất lớn.

Với lợi thế về chất lượng và tốc độ tải dữ liệu cao, mạng 3G đã trực tiếp mở ra xu hướng mới cho khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung số. Các thuê bao di động sử dụng dịch vụ 3G của Viettel có mức tiêu dùng cao hơn thuê bao 2G gần 45%.

Trong đó tỷ lệ dùng các dịch vụ giá trị gia tăng và lưu lượng dữ liệu cao hơn 3,5 lần so với thuê bao không đăng ký 3G. Viettel hiện là nhà cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat…

3.6: Xu hướng công nghệ mới

Nhu cầu sử dụng INTERNET ở Việt Nam ngày càng cao, đây là thời điểm mà công nghệ truyền thông không dây sẽ phát huy sức mạnh trong một xã hội năng động. ADSL đã nắm giữ thị trường Internet trong một thời gian dài nhưng vì hạn chế ở tính di động nên vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của người dùng. Mạng 3G truyền thông không dây đã được đưa vào sử dụng từ năm 2009 nhưng đã mang đến cái nhìn gần gũi hơn cho người dân. Sự xuất hiện của 3G đã làm không ít

người Việt Nam đón nhận. Có thể nói tới thời điểm này Internet có thể phủ sóng toàn quốc.

Việc truy nhập internet bằng các thiết bị di dộng như điện thoại để xem tin tức, tải nhạc, tham gia các trang xã hội ….bên cạnh đó USB 3G là thiết bị hỗ trợ việc truy nhập internet di dộng bằng laptop đang được rất nhiều người quan tâm sử dụng.

Hình 27: Truy cập internet bằng điện thoại ngày càng tăng

Hình 28: Truy cập internet cafes giảm trong khi đó truy cập internet tại nhà bằng thiết bị di động ngày càng tăng

Sự ra mắt hoành tráng và quảng cáo rầm rộ các dịch vụ gia tăng ứng dụng trên nền công nghệ 3G, ở thời điểm hiện tại khái niệm 3G không còn nóng như trước.

3G không còn sức hút như lúc ra mắt vì chính các hạn chế về tốc độ đường truyền.

mạng không ổn định, tốc độ download nhanh nhưng vấn đề rất tốn kém, người sử dụng dùng mạng 3G chỉ để truy cập internet chứ không dám sử dụng các dịch vụ khác của 3G như tải nhạc, video clip, mobile TV, video call. Trong tương lai gần các dịch vụ của 3G không còn hấp dẫn được khách hang, càng không tạo được sự bùng nổ của khách hang sử dụng như mong muốn của các nhà cung cấp dịch vụ.

Chính vì thế thúc đẩy một công nghệ truyền thông tiếp theo của công nghệ 3G sẽ ra đời – Công nghệ truyền thông thế hệ thứ 4 .

Hình 29

CHƯƠNG IV: CÁC DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ 3G CỦA VIETTEL TELECOM

Hiện nay công nghệ 3G đang được ứng dụng rộng rãi. Các nhóm dịch vụ chính thường được cung cấp trên 3G:

- Nhóm dịch vụ Content/download: music, game … - Nhóm dịch vụ Complete call: video call, video RBT…

- Nhóm dịch vụ Messaging/Email: Video MMS, Video mail…

- Nhóm dịch vụ truy cập Internet: Mobile Internet, Mobile Broadband 3G...

- Nhóm dịch vụ định vị (LBS): Friend Finder, Dating Service…

- Các dịch vụ khác: Mobile comerce, Push to video …

Dựa trên công nghệ 3G Viettel cung cấp một số dịch vụ như : - Dịch vụ Video call

- Dịch vụ Mobile Internet - Dịch vụ Mobile Broadband - Dịch vụ Mobile Broadband 3G - Dịch vụ Mobile TV+VOD - Dịch vụ Imusik 3G

- Dịch vụ Mclip - Dịch vụ Vmail - D ịch vụ i-Map - Dịch vụ wap 3G - Dịch vụ Mobile TV - Dịch vụ Pixshare - Dịch vụ Yahoochat - Dịch vụ Icomic - Dịch vụ I Web - Dịch vụ I Box - Dịch vụ Websurf - Dịch vụ D-com 3G

Có thể tìm hiểu một số dịch vụ cụ thể mà Viettel cung cấp dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ 3G như :

4.1 Dịch vụ Mobile TV

4.1.1 Giới thiệu dịch vụ MobiTV

Dịch vụ MobiTV cho phép người dùng 3G tiếp cận các phương tiện giải trí chất lượng cao mọi lúc mọi nơi như xem các kênh truyền hình trực tiếp (liveTV), các video clip theo yêu cầu (VOD) chỉ với chiếc điện thoại hòa mạng 3G.

Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ bằng hai cách: truy cập wapsite http://mobitv.vn hoặc qua ứng dụng của dịch vụ được cài đặt trực tiếp trên điện thoại.

Các tính năng cơ bản của dịch vụ bao gồm:

- Xem các kênh truyền hình đặc sắc trong nước và ngoài nước.

- Xem và tải về máy điện thoại video theo yêu cầu với nội dung phong phú thuộc các lĩnh vực khác nhau như ca nhạc, thời sự, hài hước, phim…

- Tặng bạn bè và người thân các Video yêu thích - Xem lịch phát sóng của các kênh trong hệ thống - Đăng ký nhắc lịch phát sóng chương trình yêu thích - Đăng ký bổ sung các kênh truyền hình đặc sắc Điều kiện sử dụng dịch vụ

- Thuê bao di động Viettel hoạt động 2 chiều - Thuê bao đăng ký gói Data 3G bất kỳ của Viettel

- Máy điện thoại 3G và hỗ trợ streaming (rtsp), tiện ích Realplayer

Một phần của tài liệu công nghệ 3g của viettel telecom (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w