VD 2: Ngày 09/01/2015, Trần Thị Thủy nộp tiền vào tài khoản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB- chi nhánh Hoàng Quốc Việt số tiền
2.3.2 Kế toán tiền lương
Hiện nay Doanh nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương (chức danh) và thang lương (hệ số lương). Hình thức này áp dụng cho cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Vì lao động trực tiếp của doanh nghiệp không định mức được sản phẩm.
Cách tính lương:
- Tiền lương ngày: là tiền lương trích cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
=
- Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho công nhân viên theo tháng, bậc lương được tính theo là một tháng.
Lương tháng = Tiền lương ngày x Số ngày làm việc thực tế của người lao động.
Ngoài ra, phụ cấp làm thêm giờ tính trên cơ sở lương ngày Ví dụ: Lương ngày là 100.000VNĐ
Một người lao động làm thêm 5 giờ
Vậy người lao động đó được hưởng là: x 5 = 62.500VNĐ Tiền
lương ngày
Tiền lương cơ bản của tháng Số ngày làm việc theo quy định của
tháng
Chứng từ gốc
Bảng thanh toán tiền lương Nhật ký chung Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên
Sổ cái các tài khoản 334
Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, định kỳ
a) Nội dung, nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
- Tổ chức hạch toán và thu thập đầy đủ, đúng đắn các chỉ tiêu ban đầu theo yêu cầu quản lý về lao động theo từng người lao động, từng đơn vị lao động. Để thực hiện được nhiệm vụ này Doanh nghiệp đã và đang vận dụng hệ thống chứng từ ban đầu về lao động tiền lương của Nhà nước một cách phù hợp với yêu cầu quản lý và trả lương cho từng loại lao động ở Doanh nghiệp.
- Tính đúng, tính đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho từng người lao động đúng chế độ Nhà nước, phù hợp với các quy định quản lý của Doanh nghiệp.
- Thường xuyên cũng như định kỳ tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan đến quản lý tiền lương.
b) Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ:
Các chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Bảng chấm công- Mẫu số 01- LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương- Mẫu số 02- LĐTL
- Phiếu làm thêm giờ- Mẫu số 07- LĐTL
- Phiếu chi/ ủy nhiệm chi trả lương.
- Hợp đồng lao động- Mẫu số 08- LĐTL
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên.
- Sổ cái tài khoản 334.
- Ngoài ra còn có các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn,
Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ- sổ sách.
35
Giải thích quy trình kế toán:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiền lương vào sổ nhật ký chung. Các chứng từ gốc sau đó được dùng để ghi vào Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên. Căn cứ vào nhật ký chung, định kỳ sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm kế toán vào Sổ Cái tài khoản 334 rồi từ sổ cái vào Bảng cân đối tài khoản và lập Báo cáo tài chính.
c) Tài khoản và quy trình hạch toán tổng hợp.
Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản khác với người lao động, kế toán sử dụng tài khoản 334.
Tài khoản 334- Phải trả công nhân viên.
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho CNV trong kỳ.
- Kết cấu:
Bên Nợ:
- Phản ánh việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho CNV.
- Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương của CNV.
Bên Có:
- Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản thu khác cho CNV trong kỳ.
Dư Có: Phản ánh phần tiền lương và các khaonr thu nhập mà doanh nghiệp còn nợ CNV lúc đầu kỳ hay cuối kỳ.
d) Mức độ phù hợp và tính đặc thù của kế toán tiền lương so với quy định chung.
- Do quy mô Công ty còn nhỏ nên lương thực lĩnh của CNV chỉ là lương thời gian cộng với các khoản phụ cấp như điện thoại, xăng xe, ăn trưa. Dẫn đến trong phần hành kế toán tiền lương của Công ty không có các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.
- Tuy vậy nhưng Công ty đã tính lương cho CNV theo đúng chế độ và luật đã quy định. Sử dụng lao động và trả lương đúng thời hạn (hết tháng).