Tổ chức thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 38 - 42)

3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án

3.1.1. Giám đốc Bệnh viện PGS, TS. Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc đề án (Chủ thể thực hiện đề án) có trách nhiệm

Một là, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án Nâng cao chất lượng công tác Điều dưỡng Bệnh viện giai đoạn 2016 - 2020.

Hai là, phân công chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo:

Ba là, phê duyệt kế hoạch, nội dung và chỉ đạo thực hiện đề án.

3.1.2. Phó Giám đốc thường trực GS, TS. Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm

Trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động trong đề án, chỉ đạo các bộ phận trong bệnh viện, cá nhân liên quan thực hiện đề án. Chủ trì, điều phối sự phối hợp với các Bệnh viện khác và giữa các khoa, phòng.

3.1.3. Thư ký đề án: CN. Bùi Minh Thu - Trưởng phòng Điều dưỡng có trách nhiệm

Chuẩn bị kế hoạch, nội dung trình Giám đốc và phó Giám đốc đề án, tổng hợp các nội dung thực hiện. Đề xuất các hoạt động phát sinh trong thời gian thực hiện, làm báo cáo định kỳ.

3.1.4. Các phòng, ban chức năng của Bệnh viện căn cứ vào nội dung nội dung của đề án thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao

3.1.4.1. Phòng Điều dưỡng

Phòng Điều dưỡng - đầu mối chỉ đạo, theo dõi thực hiện và hàng năm đánh giá kết quả để báo cáo lãnh đạo bệnh viện. Phòng điều dưỡng phối hợp các phòng KHTH, Trung tâm đào tạo, TCCB, CTXH…, Chi hội điều dưỡng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện công tác điều dưỡng, xây dựng các chính sách, hướng dẫn đảm bảo tính chủ động, tự chủ của điều dưỡng trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt các hoạt động tuyên truyền vận động cho xây

dựng Luật Hành nghề Điều dưỡng; đào tạo cập nhật cho điều dưỡng đảm bảo đáp ứng các chuẩn năng lực yêu cầu đối với điều dưỡng, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án trong lĩnh vực khám chữa bệnh; tuyên truyền vận động trong bệnh viện về vai trò của nghề điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe.

Theo dõi tiến độ thực hiện đề án và đề xuất khen thưởng kịp thời.

3.1.4.2. Trung tâm Đào tạo và Trường CĐYBM

Trung tâm Đào tạo và Trường CĐYBM - đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan và các đơn vị ngoài bệnh viện để thực hiện các giải pháp nhằm chuẩn hoá đào tạo điều dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đủ các bậc đào tạo để nghề điều dưỡng có đủ điều kiện trở thành nghề độc lập với các chương trình và tài liệu đào tạo, năng lực của điều dưỡng phù hợp với năng lực điều dưỡng của Hội đồng điều dưỡng quốc tế và Liên đoàn hộ sinh thế giới; phát triển đội ngũ giáo viên là điều dưỡng viên, có khả năng đào tạo dựa trên năng lực, đầu tư cơ sở thực hành để nâng cao chất lượng đào tạo chính quy trên cơ sở lồng ghép với các dự án trong lĩnh vực đào tạo.

3.1.4.3. Phòng Tổ chức cán bộ

Phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối phối hợp với các phòng ban chức năng, Bộ ngành có liên quan để triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý, xác định mô hình tổ chức, kế hoạch và qui mô đào tạo, phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, xây dựng các Phạm vi hành nghề, Mô tả vị trí công việc cho điều dưỡng nhằm đảm bảo tính tự chủ, độc lập của nghề điều dưỡng, và các chế độ chính sách lương, phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, khen thưởng cho điều dưỡng…

3.1.4.4. Phòng Kế hoạch tổng hợp

đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan và các đơn vị ngoài bệnh viện để thực hiện các giải pháp nhằm cải tiến các quy trình khám chữa bệnh , dịch vụ chăm sóc người bệnh, giám sát thực hiện công tác chuyên môn và sự phối hợp của Bác sỹ và điều dưỡng trong công tác khám chữa bệnh.

3.1.4.5. Phòng công tác xã hội

Phòng công tác xã hội phối hợp với các phòng ban và các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng có liên quan tuyên truyền vận động, quảng bá cho vai trò của nghề điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe.

3.1.4.6. Phòng Tài chính kế toán

Phòng Tài chính kế toán là đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan để xây dựng quy hoạch màng lưới, kế hoạch ngân sách cho hệ thống điều dưỡng trong kế hoạch hàng năm và dài hạn của bệnh viện. Bố trí ngân sách hàng năm cho việc triển khai đề án và ngân sách đào tạo chính thức, đào tạo liên tục cho điều dưỡng.

3.1.4.6. Phòng Đối ngoại và hợp tác quốc tế

Phòng Đối ngoại và hợp tác quốc tế là đầu mối để tranh thủ và huy động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ công tác điều dưỡng bệnh viện.

3.1.5. Các Viện/ Trung tâm/ Khoa phòng trực thuộc Bệnh viện

Căn cứ vào nội dung đề án để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong phạm vi trách nhiệm được giao, tổ chức sơ kết việc thực hiện hàng năm và báo cáo Ban lãnh đạo Bệnh viện.

3.1.6. Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện

Căn cứ vào đề án để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong phạm vi trách nhiệm được giao, tổ chức sơ kết việc thực hiện hằng năm và báo cáo về phòng Điều dưỡng và Ban lãnh đạo Bệnh viện.

3.2. Tiến độ thực hiện đề án 3.2.1. Giai đoạn 1 (2016 - 2017)

- Năm 2016: Thể chế hoá các văn bản, chính sách bảo đảm sự phát triển bền vững của nghề điều dưỡng. Xây dựng các chính sách, hướng dẫn đảm bảo tính chủ động, tự chủ của điều dưỡng trong quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Củng cố hệ thống tổ chức điều dưỡng trong bệnh viện.

Năm 2017: Sửa đổi bổ sung chính sách, chế độ, các văn bản hướng dẫn, quy trình chuyên môn liên quan đến điều dưỡng.

Tăng cường nhân lực điều dưỡng thông qua tăng cường đào tạo chính quy và đào tạo liên tục và đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Quy

hoạch hệ thống đào tạo và chuẩn hoá các chương trình đào tạo, ưu tiên đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên điều dưỡng.

Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện công tác điều dưỡng;

Tuyên truyền vận động cho xây dựng Luật Hành nghề Điều dưỡng, sửa đổi Luật Khám chữa bệnh.

Đào tạo cập nhật cho điều dưỡng đảm bảo đáp ứng các năng lực yêu cầu đối với điều dưỡng, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án trong lĩnh vực.

Tuyên truyền vận động trong bệnh viện về vai trò của nghề điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.

Từng năm có sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm.

3.2.2. Giai đoạn 2 (2017 - 2020)

- Năm 2017: Tiếp tục thực hiện các lĩnh vực của giai đoạn 1.

- Năm 2017-2018: Xây dựng và thực hiện thành công các mô hình điểm về công tác điều dưỡng để nhân rộng trong toàn Bệnh viện.

- Năm 2018-2021- 2020: Mở rộng các hoạt động chăm sóc toàn diện tại bệnh viện, phát triển CSGN của điều dưỡng

- Năm 2017-2020: Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng.

- Tháng 11-12/2020: Tổng kết, đánh giá đề án.

3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 3.3.1. Tổng kinh phí thực hiện đề án

3.400.000.000 (Ba tỷ bốn trăm ngàn đồng) 3.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện đề án

Kinh phí sự nghiệp của Bộ Y tế: 2.400.000.000 Kinh phí từ các chương trình: 1.000.000.000

Kinh phí từ các chương trình dự án tài trợ vốn vay: 200.000

Kinh phí từ các chương trình dự án viện trợ kỹ thuật không hoàn lại:

300.000

Kinh phí Hội: 100.000 Kinh phí Bệnh viện: 150.000

Kinh phí tự túc các cá nhân, tập thể: 250.000

3.3.3. Phân bổ kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 3.400.000.000 (Ba tỷ bốn trăm ngàn đồng)

Để thực hiện các mục tiêu của đề án, dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án cho các chương trình sau đây:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng, nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của người bệnh: 850 triệu đồng.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, qui đinh bảo đảm tính tự chủ, độc lập và vị thế của nghề điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh: 130 triệu đồng

- Bổ sung nguồn nhân lực điều dưỡng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ phù hợp, bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, Đảm bảo đủ các điều kiện để cung cấp các dịch vụ điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có chất lượng tương đương khu vực: 1.900 triệu đồng

- Nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý điều dưỡng: 200 triệu đồng - Tăng cường vai trò của chi hội điều dưỡng trong vận động, xây dựng, giám sát thực hiện các chính sách liên quan đến điều dưỡng và trong tuyên truyền vận động nâng cao vị thế, vai trò của điều dưỡng bệnh viện: 250 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w