Đánh giá nhận thức của cộng đồng tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 58)

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Nhận thức của cộng đồng về các giá trị của KBT

4.2.2. Đánh giá nhận thức của cộng đồng tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn

4.2.2.1. Mức độ nhận thức bảo tồn theo lứa tuổi

Kết quả điều tra tại hai xã Ngọc Côn và Ngọc Khê được tổng hợp trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Nhận thức bảo tồn của cộng đồng theo lứa tuổi ở hai xã Ngọc Khê và Ngọc Côn

Đối tượng

Số lượng

Số lượng

mẫu

Số người có nhận thức tốt

% Nhận

thức tốt

Số người có kiến thức tốt

% Kiến thức tốt

Người già 227 23 16 69,56 11 47,82

Trung niên 399 40 27 67,5 27 67,5

Thanh niên 511 51 21 41,18 28 54,90

Số liệu điều tra từ bảng 4.4 cho thấy có sự khác biệt về nhận thức bảo tồn giữa các lứa tuổi khác nhau. Trong đó, lứa tuổi trung niên và người già có mức độ nhận thức cao hơn so với thanh niên.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào điều tra về những hiểu biết về loài Vượn cao vít và KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít, cho thấy lứa tuổi người già có

hiểu biết về bảo tồn còn hạn chế (47,82%) so với các lứa tuổi khác. Lứa tuổi trung niên được đánh giá có hiểu biết tốt nhất về bảo tồn (67,5%). Điều này được lý giải là do những người từ tuổi trung niên rất có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên bởi họ từng chứng kiến và so sánh được mức độ suy giảm về tài nguyên so với trước đây. Còn ở lứa tuổi thanh niên có tác động mạnh nhất lên tài nguyên rừng. Mặc dù họ tiếp xúc nhiều với các thông tin và cả thực tế nên sự hiểu biết của lứa tuổi thanh niên tương đối lớn nhưng họ chẳng cần quan tâm đến sự thay đổi của các nguồn tài nguyên và thậm chí là việc thể hiện trách nhiệm không rõ ràng đối với việc bảo vệ các tài nguyên quý hiếm.

Khi So sánh nhận thức và hiểu biết về bảo tồn Vượn và tài nguyên rừng của hai xã Ngọc Khê và Ngọc Côn cho thấy khả năng nhận thức của lứa tuổi người già và người trung niên của xã Ngọc Côn lớn hơn so với xã Ngọc Khê.

Tuy vậy, về sự hiểu biết của lứa tuổi trung niên và lứa tuổi thanh niên lại thấp hơn (Xem hình 4.8).

Hình 4.8: So sánh nhận thức theo lứa tuổi tại 2 xã Ngọc Khê và Ngọc Côn

%

4.2.2.2. Đánh giá mức độ nhận thức bảo tồn theo giới

Kết quả điều tra tại xã Ngọc Côn và Ngọc Khê được tổng hợp theo bảng 4.5.

Bảng 4.5: Đánh giá nhận thức bảo tồn của cộng đồng theo giới ở hai xã Đối tượng Số

lượng (Người)

Số lượng

PV (Người)

Số người có nhận thức tốt (Người)

Nhận thức tốt

(%)

Số người có kiến thức tốt (Người)

Kiến thức tốt

(%)

Phụ nữ 520 52 32 61,53 27 51,92

Nam giới 595 60 32 53,33 40 66,66

Qua bảng 4.5, ta thấy giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau về mức độ nhận thức và sự hiểu biết về bảo tồn tài nguyên khu vực. Phụ nữ có sự hiểu biết ít hơn đàn ông nhưng họ nhận thức tốt hơn so với nam giới. Điều đó cho thấy phụ nữ có sự quan tâm lớn hơn về công tác bảo tồn. Tuy nhiên, phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động xã hội hơn nên ít hiểu biết và ít thông tin hơn nhưng thái độ và trách nhiệm tốt hơn. Do vậy, cần tập trung các hoạt động GDBT cho đối tượng phụ nữ để thông qua họ có thể giúp làm nâng cao nhận thức bảo tồn đến những người liên quan đặc biệt là chồng và con cái họ.

So sánh mức độ nhận thức và hiểu biết về bảo tồn theo giới giữa xã Ngọc Côn và xã Ngọc Khê cho thấy: Xã Ngọc Khê, nhận thức của nam giới thấp hơn nhiều so với xã Ngọc Côn, trong khi đó đối với phụ nữ thì ngược lại (Xem hình 4.9). Điều này cho thấy sự tiếp cận về bảo tồn ở hai khu vực là rất khác nhau. Cần có sự ưu tiên về hoạt động GDBT cho cộng đồng đối với cả hai xã nhưng cần có sự lưu ý đến đối tượng là khác nhau và nội dung cũng cần phải xem xét cho phù hợp với giới.

Hình 4.9: So sánh nhận thức theo giới giữa hai xã Ngọc Khê và Ngọc Côn 4.2.2.3. Nhận thức của cộng đồng theo phân hóa xã hội

Tổng hợp kết quả điều tra về nhận thức của cộng đồng theo phân hóa xã hội được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Đánh giá nhận thức bảo tồn của cộng đồng của hai xã điều tra Đối tượng Số lượng

(Người)

Số lượng PV (Người)

Số người có nhận thức tốt (Người)

Nhận thức tốt

(%)

Số người có kiến thức tốt (Người)

Kiến thức tốt

(%)

Người giàu 57 6 3 50 4 66,67

Trung bình 785 78 51 65,38 45 57,69

Người

nghèo 349 35 18 51,43 21 60

Kết quả cho thấy, cả hai xã Ngọc Côn và Ngọc Khê có sự sai khác về mức độ nhận thức giữa các nhóm người giàu, nghèo và trung bình. Tuy nhiên

%

mức độ sai lệch không rõ rệt. Mức độ nhận thức của người có thu nhập trung bình cao nhất nhưng sự hiểu biết vẫn đề bảo tồn tốt nhất lại là những người giàu. Tuy nhiên, do số lượng người giàu được phỏng vấn ít nên kết quả chưa phản ánh được khách quan, chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Với số lượng người nghèo tương đối lớn trong sự phân hóa xã hội, do đó việc tập trung các hoạt động GDBT cho đối tượng người nghèo và trung bình là một ưu tiên và là lựa chọn tốt nhất để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng: Khả năng nhận thức của hai xã cũng không có sự khác biệt nhiều. Còn về mức độ hiểu biết, nhóm người có thu nhập cao tại xã Ngọc Khê có sự hiểu biết tốt hơn so với xã Ngọc Côn (Hình 4.10).

Hình 4.10: So sánh nhận thức theo phân hóa xã hội của 2 xã nghiên cứu Hình 4.10 còn cho thấy, người nghèo có khả năng nhận thức và hiểu biết hạn chế hơn so với người giàu và người trung bình.

Từ thực tế nói trên cho thấy việc thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân ở hai xã là cần thiết do phần đa người dân chưa có nhận thức tốt. Tuy nhiên, sẽ phải xem xét đến từng đối tượng cụ thể,

%

từng địa bàn cụ thể để thiết kế chương trình GDBT phù hợp cho cho các tuổi khác nhau, có lưu ý đến giới và những người nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)