Đề xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 67)

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại KBT Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vít

Căn cứ vào thực trạng về công tác bảo tồn Vượn Cao vít tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít, về nhận thức bảo tồn của người dân địa phương và từ việc phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (SWOT) nói trên, đề tài đề xuất thực hiện một số chương trình GDBT tại khu vực nghiên cứu bao gồm: GDMT trong trường học, cung cấp ấn phẩm xanh với chủ đề Bảo vệ Vượn Cao vít, nhân rộng các quy ước thôn xóm, tổ chức họp thôn và ký cam kết bảo vệ Vượn cao vít và tổ chức văn nghệ giao lưu với cộng đồng.

4.4.1. Chương trình Giáo dục bảo tồn dành cho các em học sinh 4.4.1.1 Giáo dục bảo tồn trong trường học

- Mục đích: Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các em học sinh về giá trị và tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên nói chung và bảo tồn loài Vượn Cao Vít – một loài linh trưởng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện còn tìm thấy duy nhất ở Trùng Khánh, Cao Bằng và Trịnh Tây, Trung Quốc mà không nơi nào khác trên thế giới [1], đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng vào chương trình học tập chính khoá, ngoại khóa cho các em học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết của các em về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn, ý nghĩa của thực vật, động vật,...

- Nội dung: Cung cấp các thông tin về loài Vượn cao vít, về Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít, những việc không nên làm đối với Vượn cao vít và khu bảo tồn, đưa ra những thông điệp kêu gọi trách nhiệm và hành động của học sinh trong việc bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Hình thức: Tổ chức các buổi sinh hoạt, học tập ngoại khóa

- Thời gian: Mỗi tuần một tiết học, mỗi khối có nội dung sinh hoạt theo chủ đề khác nhau từ dễ đến khó

- Đối tượng: Các em học sinh trường THCS từ lớp 6 đến lớp 8.

- Người thực hiện chính: Ban giám hiệu, Giáo viên – Tổng phụ trách đội, các em học sinh.

- Kính phí: Tổ chức FFI: Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí (dụng cụ trực quan, tài liệu…) trong quá trình triển khai phong trào.

- Tài liệu: Giáo dục môi trường cho các em THCS do Nhà Giáo dục xuất bản năm 2006, các bài giảng về GDBT do các chuyên gia soạn thảo...

4.4.1.2. Cung cấp ấn phẩm Rừng xanh với chủ đề về bảo vệ Vượn cao vít - Mục đích: Nhằm cung cấp những kiến thức và sự hiểu biết nhất định về loài Vượn cao vít, về sinh cảnh sống của chúng và những thông tin về Khu bảo tồn để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và làm thay đổi dần các hành vi của học sinh trong các nỗ lực chung về bảo tồn loài Vượn quý hiếm này.

- Đối tượng: Các em học sinh bậc tiểu học tại tất cả các trường học trong vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Nội dung: Cung cấp ấn phẩm Rừng Xanh số 31 (do ENV ấn hành) có chủ đề về bảo vệ loài Vượn cao vít cho các trường tiểu học.

Số lượng khoảng 5 cuốn/lớp.

- Hình thức: Làm tài liệu đọc thêm cho học sinh.

- Người thực hiện: Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít liên hệ với ENV để nhận tài liệu rồi phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tiểu học để cung cấp cho học sinh các lớp.

4.4.2. Chương trình Giáo dục bảo tồn dành cho cộng đồng

Hiện có rất đông dân cư sinh sống trong khu vực vùng đệm của Khu bảo tồn nhưng đa số chưa nhận thức tốt, hiểu hết về tầm quan trọng của Khu bảo tồn đối với cuộc sống cộng đồng. Do phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại KBT nên chính cộng đồng địa phương đã tạo sức ép rất lớn tới KBT. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức người dân địa phương về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên thông qua các chương GDBT như:

4.4.2.1. Nhân rộng việc xây dựng quy ước thôn xóm

- Mục đích: Lồng ghép các quy định về bảo vệ Vượn cao vít vào hương ước thôn bản để gắn trách nhiệm của cộng đồng vào việc bảo tồn thiên nhiên.

- Đối tượng: Cộng đồng dân cư tại tất cả các thôn xóm của các xã trong vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Thời gian: Thực hiện xây dựng quy ước thôn xóm các xóm còn lại từ đây đến hết năm 2013

- Nội dung: Tiến hành xây dựng quy ước thôn xóm cho các bản còn lại của xã Phong Nậm, Ngọc Côn và Ngọc Khê.

Trong quy ước, bổ sung một số điều khoản về trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Tổ chức thực hiện: Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít phối hợp với chính quyền địa phương các xã để tổ chức các cuộc họp thôn lấy ý kiến của người dân. Thống nhất nội dung và chính quyền địa phương cấp huyện phê chuẩn để thực hiện tại tất cả các thôn bản còn lại.

4.4.2.2. Tổ chức họp thôn và ký cam kết bảo vệ Vượn cao vít

- Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ pháp luật trong việc bảo vệ rừng qua đó gắn trách nhiệm của mỗi người, mỗi hộ gia

đình vào việc bảo tồn loài tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít.

- Đối tượng: Các thợ săn, các hộ gia đình người dân địa phương tại các xã Vùng đệm của Khu bảo tồn.

- Thời gian: 2 năm một lần lại tổ chức buổi lễ ký cam kết.

- Nội dung: Cam kết không ăn, không săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép loài Vượn cao vít. Không phá hoại nơi ở của loài Vượn cao vít. Kiên quyết tố cáo những người vi phạm các quy định về bảo vệ rừng và bảo vệ loài Vượn cao vít.

- Tiến hành: Những bản cam kết bảo vệ Vượn cao vít với một số nội dung kêu gọi trách nhiệm sẽ được thiết kế có sự tham gia của cộng đồng và xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được ký kết trực tiếp với từng gia đình ở mỗi xã. Đặc biệt lưu ý đến các gia đình có người già, người có nhận thức tốt để gắn trách nhiệm của họ với con cháu họ khi cam kết với KBT.

4.4.2.3. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ với cộng đồng

- Mục đích: Nhằm thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn với cộng đồng qua đó làm xoa dịu các mâu thuẫn giữa bảo tồn với các áp lực về sinh kế của người dân góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDBT trong cộng đồng.

- Thời gian: là hoạt động thường niên của BQLKBT phối kết hợp với chính quyền các xã mỗi năm tổ chức 2 – 3 đêm diễn văn nghệ.

- Đối tượng: Cộng đồng dân cư địa phương, nòng cốt là Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên... tại 3 xã Phong Nậm, Ngọc Côn, Ngọc Khê.

- Nội dung: Ca ngợi quê hương đất nước, con người địa phương. Tuyên dương các cá nhân điển hình trong công tác bảo tồn Vượn và giữ rừng trong cộng đồng, kêu gọi trách nhiệm cộng đồng và cá nhân trong việc bảo vệ rừng và bảo tồn loài Vượn Cao vít. Các buổi giao lưu văn nghệ sẽ góp phần làm

cho quan hệ giữa KBT với cộng đồng địa phương được tăng cường, giảm thiểu được các mâu thuẫn vốn có giữa người dân với kiểm lâm.

- Hình thức: Giao lưu văn nghệ, mỗi năm tổ chức khoảng 2 lần tại mỗi xã nhân dịp các ngày lễ lớn như: Quốc khánh 02/9, ngày môi trường thế giới hàng năm, Ngày thành lập Khu bảo tồn hoặc ngày lễ quan trọng theo tập tục của người dân địa phương.

- Tổ chức thực hiện: Cán bộ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít phối hợp với Cấp ủy, Ban chỉ huy thôn để tổ chức thực hiện các đợt giao lưu văn nghệ ở cấp thôn bản hoặc với chính quyền xã và các đoàn thể chính trị xã hội cấp xã khi thực hiện tại xã. Đối với những thôn bản độc lập, ở xa có thể thực hiện trực tiếp tại thôn. Trường hợp các thôn bản gần nhau, số lượng dân ít có thể kết hợp nhiều thôn bản với nhau hoặc tổ chức ở quy mô cấp xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)