• Không được cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hay chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
• Nhà thầu nước ngoài không sử dụng liên danh, thầu phụ đã cam kết trong HSDT, với khối lượng và giá trị dành cho nhà thầu phụ Việt Nam, sẽ bị loại.
• Đấu thầu tư vấn vẫn cần giá gói thầu
IV- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:
• Hủy đấu thầu khi:
- Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư trong HSDT (phải đền bù)
- Bên mời thầu (BMT) thông đồng nhà thầu (BMT phải đền cho những nhà thầu không vi phạm)
- Các HSDT không đáp ứng HSMT (không đền bù)
- Tất cả những nhà thầu thông đồng (1 số thông đồng, thì không hủy)
• Loại bỏ HSDT khi:
- Không đáp ứng những yêu cầu quan trọng của HSMT
- Không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn đánh giá
- Lỗi số học > 10% GDT (trừ tư vấn) hay nhà thầu không chấp nhận lỗi số học đã phát hiện
- Sai lệch trị tuyệt đối > 10% giá dự thầu (GDT) (trừ gói tư vấn)
Vài tình huống trong đấu thầu VN
Tình huống 1: Tư cách tham gia đấu thầu
• Thực hiện KHĐT Ban QLDA Quận An Bình tổ chức đầu thầu rộng rãi trong nước đối với gói thầu “Cung cấp máy tính cho Trung tâm y tế Quận”.
• Đơn vị A là chi nhánh của Tổng công ty B (TCT B) có nhiều kinh nghiệm và năng lực đối với gói thầu này.
• Đơn dự thầu của A do Phó giám đốc ký trên cơ sở giấy ủy quyền của giám đốc theo đúng pháp luật.
• Kinh nghiệm và năng lực tài chính mà đơn vị A kê khai trong HSDT là của TCT B có kèm theo giầy ủy quyền của Tổng giám đốc TCT B cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của TCT B để tham gia đầu thầu gói thầu nêu trên.
• Hỏi:
– Việc ủy quyền của Tổng giám đốc TCT B đối với đơn vị A như thế có hợp lệ không?
– Tư cách tham dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?
Tình huống 2: Tư cách tham gia đấu thầu
• Ban QLDA A tổ chức đầu thầu rộng rãi trong nước gói thầu cải tạo vĩa hè trong địa bàn.
• Sau khi thông báo mời thầu, có 15 nhà thầu đăng ký mua HSMT
• Do một số nội dung trong HSMT cần phải thay đổi nên Ban QLDA A đã đăng tải thông báo hoãn thời điểm bán HSMT cho đến khi có thông báo chính thức.
• Sau đó, Ban QLDA A thông báo mời thầu lại nhưng khi bán HSMT thì chỉ bán cho 15 nhà thầu đã đăng ký mua trước đó. Các nhà thầu khác đều bị từ chối bán HSMT vì lý do trước đó không đăng ký
• Hỏi:
– Ứng xủ như trên của Ban QLDA A có phù hợp với Luật đấu thầu không?
Tại sao?
Tình huống 3: HSDT nộp muộn
• Tại một cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9 giờ và tiến hành mở thầu ngay sau đó.
• Vào lúc 9:30 (đang tiến hành mở thầu), nhân viên của 1 nhà thầu đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (có thương tích và biên bản của cảnh sát giao thông). BMT nhận thấy đây là một tình
huống khách quan và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, BMT đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.
• Hỏi:
– Việc làm này của BMT có phù hợp với Luật đấu thầu không? Tại sao?
Tình huống 4: HSDT nộp muộn
• Tại một cuộc mở thầu, trong HSMT quy định đóng thầu vào lúc 9 giờ và tiến hành mở thầu ngay sau đó.
• Vào lúc 9:30 (đang tiến hành mở thầu), nhân viên của 1 nhà thầu đến và xin được nộp HSDT với lý do đến muộn là do bị tai nạn giao thông (có thương tích và biên bản của cảnh sát giao thông). BMT nhận thấy đây là một tình
huống khách quan và đã hỏi ý kiến đại diện các nhà thầu có mặt. Với sự không phản đối của đại diện các nhà thầu, BMT đã tiến hành mở HSDT nộp muộn.
• Hỏi:
– Việc làm này của BMT có phù hợp với Luật đấu thầu không? Tại sao?