HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn an bài, tỉnh thái bình (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN

3.1.1. Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần rác thải sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thống kỹ thuật quản lý rác thải sinh hoạt. Thành phần hữu cơ dễ phân hủy nhanh chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong rác thải. Thu gom, vận chuyển chậm sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Các thành phần có giá trị tái chế cao là các kim loại, carton, nhựa cứng, nhựa mềm, vải...

Tại thị trấn An Bài- Quỳnh Phụ:

- Khối lượng rác thải phát sinh: 15-20m3/ngày. Qua số liệu điều tra, trên địa bàn thị trấn hiện nay có rất nhiều nguồn rác phát sinh chưa qua xử lý không chỉ thuần túy là rác thải sinh hoạt.

- Nguồn rác thải từ các cơ quan hành chính, trường học: 5%

- Nguồn rác thải từ các hoạt động dịch vụ, chợ trên địa bàn thị trấn: 25%

- Nguồn rác thải từ các bệnh viện và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 30%.

- Nguồn rác thải từ các hộ dân trong thị trấn: 25%

- Nguồn rác thải nông nghiệp sau thu hoạch: 15% (thường đốt gây ô nhiễm)

*) Thành phần rác:

- Theo kết quả điều tra khảo sát tại nguồn ở một số nơi thải trong thị trấn và thành phần rác thải ngay tại bãi chôn lấp đang đổ (hình 3.1), tất cả cho thấy thành phần rác khá đa dạng (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Thành phần rác thải xác định ngẫu nhiên cho một khối lƣợng 210,8 kg và tỉ lệ % loại rác

STT Loại rác thải Trọng lƣợng bình quân(kg)

Chiếm tỷ lệ (%)

1 Sắt, thép, kim loại 0.3 0.14

2 Chai, lọ, thuỷ tinh 6.5 3.08

3 Cao su các loại 4.3 2.04

4 Túi ni lon, đồ nhựa 15.7 7.45

5 Giấy, bìa các loại 13.2 6.27

6 Vỏ lon bia, nước uống, đồ hộp 5.0 2.37

7 Quần áo, vải sợi các loại 13.5 6.40

8 Rác thải hữu cơ (đồ ăn, rau, cây

cỏ) 104.9 49.76

9 Chất trơ (đất, đá, cát, gạch vụn) 43.7 20.73

10 Chất khác 3.7 1.76

Tổng cộng 210.8 100

(Nguồn: Thực tế) 3.1.2. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2020

*) Cơ sở dự báo:

- Quy mô dân số: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học là 2%/năm

Theo số liệu thu thập được hiện nay tỷ lệ phát thải trên địa bàn thị trấn là 0,5kg/người/ngày đêm. Do đó có thể tính khối lượng rác thải phát sinh trong giai đoạn 2015 – 2020 bằng công thức

Qi = (Pi * k)/1000 [6]

Trong đó:

Qi: Khối lượng chất thải năm cần tính (tấn/ngày.đêm) Pi: Dân số năm cần tính

k: tỷ lệ phát thải (kg/người/ngày đêm)

Như vậy, có thể dự báo được khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn trong giai đoạn 2015 – 2020 như sau:

Bảng 3.2: Dự báo khối lƣợng rác thải sinh hoạt 2015 - 2020 tại thị trấn An Bài Năm Dân số Tỷ lệ phát thải (kg/

người/ng.đ)

Khối lƣợng rác thải (tấn/ ngày đêm)

Khối lƣợng rác thải (tấn/ năm)

2015 13.124 0,5 6,562 2395

2016 13.386 0,5 6,693 2443

2017 13.653 0,5 6,82 2489

2018 13.926 0,5 6,96 2540

2019 14.204 0,5 7,1 2591

2020 14.488 0,5 7,24 2642

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn An Bài có xu hướng ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng tới môi trường sống và tạo áp lực lên sự phát triển kinh tê – xã hội của địa phương.

3.1.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn An Bài

Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nổi cộm ở thị trấn An Bài hiện nay. Thị trấn đã có dịch vụ thu gom ở 2 khu là khu phố và khu chợ. Dịch vụ này xuất hiện do nhu cầu cấp thiết của cả cộng đồng dân cư,do chính người dân tự tổ chức và quản lý.

Hầu hết các hộ đang sử dụng dịch vụ thu gom này đều cảm thấy hài lòng.

Các hình thức thu gom rác sinh hoạt chủ yếu hiện nay trên địa bàn các th ị trấn - Thu gom tâ ̣p trung: Theo giờ quy đi ̣nh, các hộ dân mang rác tới điểm tập kết để chuyển lên xe đẩy.

- Thu gom do ̣c đường: Xe thu gom đi do ̣c tuyến phố để thu gom rác thải . Các hình thức thu gom hiê ̣n nay vẫn chỉ là thu gom thủ công và bán cơ giới . Rác thải được thu gom tập trung từ xe đẩy , xe cải tiến được chuyển lên ô tô hoă ̣c công nông về bãi rác của đi ̣a phương.

- Số người thu gom rác trung bình: 03 người/đô ̣i

- Phương tiê ̣n thu gom rác: Bằng thủ công, phương tiê ̣n thô sơ như xe cải tiến , xe đẩy, xe thồ...

Trung bình hiện nay mỗi hộ phải chi trả khoảng từ 2000 đến 3000 đồng lệ phí thu gom. Các hộ gia đình sinh sống tại địa bàn chưa có dịch vụ thu gom rác có nhiều cách xử lý khác nhau. Cách xử lý thông thường là đốt hoặc đem chôn trong khuôn viên hộ gia đình (chiếm 80,6%). Nhưng vẫn còn hiện tượng vứt rác ra đường và các nơi công cộng.Các loại rác thải như chai thuốc trừ sâu, bao bì thuốc bảo vệ thực vật khác thường được vứt tại ruộng một cách tùy tiện. Điều này nảy sinh bất cập trong vấn đề quản lý các dịch vụ thu gom cũng như địa điểm chôn lấp không được đầu tư và quản lý thích đáng.

Bên cạnh đó người thu gom thu nhập thấp, không có bảo hộ lao động, đặc biệt là chưa có đầu tư của nhà nước về phương tiện, bảo hộ cũng như an toàn vệ sinh môi trường cho người thu gom tại thị trấn, các chính sách đầu tư, đãi ngộ với người lao động còn rất thấp.

Hình 3.1: Thực trạng thu gom RTSH tại thị trấn An Bài (Nguồn: Thực tế) - Lượng rác được thu gom hàng ngày thường không được phân loại và đổ trực tiếp xuống các ao, hồ, các bãi rác tự phát gây mất vệ sinh và môi trường.

- Hiện nay, có 1 bãi đổ rác nhỏ phát sinh giải quyết tạm thời cho các khu dân cư nhưng chưa có biện pháp triệt để xử lý môi trường, diện tích khoảng gần 1000m2. Định hướng quy hoạch sẽ chuyển bãi này thành các điểm trung chuyển cho toàn thị trấn.

- Phần lớn rác thải bệnh viện chưa được phân loại, xử lý chất thải y tế nguy hại vẫn để lẫn với rác thải sinh hoạt.

- Tỷ lệ sản xuất nông nghiệp còn cao, vì vậy rác thải nông nghiệp sau thu hoạch rất lớn, thường được đốt ngoài đồng, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó còn nhiều gia trại chăn nuôi nằm trong thị trấn, tại đây tồn tại một khối lượng phân gia súc, gia cầm, phân người từ các nhà vệ sinh thường gây ô nhiễm môi trường.

- Về đội ngũ thu gom cũng như phương tiện thu gom đều do dân tự bầu ra, tự mua sắm và trang trải nên thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh an toàn lao động cũng như chế độ bảo hiểm của người trực tiếp thu gom chưa có chính sách khuyến khích hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn an bài, tỉnh thái bình (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)