Khảo sát khả năng hấp phụ Methyl da cam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính bề mặt than hoạt tính trà bắc và khảo sát khả năng hấp phụ một số phẩm màu trong nước thải dệt nhuộm (Trang 61 - 67)

3.3 Khảo sát khả năng hấp phụ phẩm màu của từng vật liệu

3.2.2 Khảo sát khả năng hấp phụ Methyl da cam

3.2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của pH tới khả năng hấp phụ Methyl da cam

Cân chính xác 1,0 gam than hoạt tính, than hoạt tính biến tính trong các dung dịch oxi hóa HNO3, H2O2 ( AC0, AC1, AC2) vào bình tam giác 250 ml chứa 100 ml dung dịch Methyl da cam có nồng độ 50 mg/l tại các pH khác nhau (2, 4, 6, 8,10) đem lắc trong thời gian 60 phút. Để lắng 20 phút, gạn bỏ than, điều chỉnh giá trị pH của dung dịch về 4. Đem đo độ hấp thụ quang, xác định nồng độ dung dịch của phẩm màu còn lại. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.19:

Bảng 3.8 Ảnh hưởng pH tới khả năng hấp phụ metyl da cam

pH

Methyl da cam 2 4 6 8 10

AC0

ABS 0,651 0,766 0,736 0,877 0,895

CS (mg/l) 12,16 14,33 13,75 16,40 16,73 Tải trọng h/p 3,784 3,767 3,625 3,360 3,327

AC1

ABS 0,351 0,351 0,573 0,935 1,005

CS (mg/l) 3,28 3,28 5,35 8,74 9,38

Tải trọng h/p 4,672 4,672 4,465 4,126 4,062

AC2

ABS 0,449 0,483 0,517 0,622 0,688

CS (mg/l) 8,41 9,02 9,66 11,63 12,86 Tải trọng h/p 4,159 4,098 4,034 3,837 3,704

Hình 3.19 Sự phụ thuộc khả năng hấp phụ vào pH

Từ giá trị biểu diễn trên đồ thị chúng tôi nhận thấy rằng khả năng hấp phụ Methyl da cam giảm dần khi pH của dung dịch tăng lên. Đối với vật liệu AC0, AC1 hấp phụ Methyl da cam ổn định tại pH = 2 ÷ 4, lựa chọn pH = 4 là pH tối ƣu cho quá trình hấp phụ Methyl da cam với 2 vật liệu AC0, AC1. Vật liệu AC2 hấp thụ metyl đỏ tốt nhất tại pH = 2.

3.2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đạt cân bằng hấp phụ

Cân chính xác 1,0 gam với mỗi loại vật liệu (AC0, AC1, AC2) vào bình tam giác 250 ml chứa 100 ml dung dịch Methyl da cam nồng độ 50 mg/l, điều chỉnh pH dung dịch về giá trị 4 đối với vật liệu AC0, AC1, pH= 2 đối với vật liệu AC2, đem lắc trong các thời gian khác nhau (15, 30, 60, 90, 120, 150 phút). Để lắng 20 phút, gạn bỏ than, điều chỉnh pH của dung dịch về 4. Đem đo độ hấp thụ quang của dung dịch, xác định dung dịch nồng độ phẩm màu còn lại. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.9 và hình 3.20:

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ tới khả năng hấp phụ Methyl da cam Thời gian

Methyl da cam 15p 30p 60p 90p 120p 150

AC0

ABS 0,65 0,534 0,659 0,627 0,621 0,657

CS (mg/l) 30,38 24,96 12,33 11,72 11,61 12,28 Tải trọng h/p 1,962 2,504 3,767 3,828 3,839 3,772

AC1

ABS 0,876 0,617 0,351 0,349 0,347 0,386

CS (mg/l) 24,57 17,32 3,28 3,26 3,24 3,61 Tải trọng h/p 2,543 3,268 4,672 4,674 4,676 4,639

AC2

ABS 0,618 0,437 0,899 0,885 0,897 0,921

CS (mg/l) 28,92 20,42 8,41 8,28 8,39 8,61 Tải trọng h/p 2,108 2,958 4,159 4,172 4,161 4,139

Hình 3.20 Sự phụ thuộc của khả năng hấp phụ vào thời gian cân bằng hấp phụ

Từ giá trị biểu diễn trên đồ thị chúng tôi nhận thấy rằng khi thời gian hấp phụ tăng lên thì hàm lƣợng Methyl da cam hấp phụ càng tăng và khi đạt đến cân bằng hấp phụ thì tải trọng hấp phụ không tăng nữa. Than hoạt tính AC0 đạt trạng thái cân bằng hấp phụ đối với Methyl da cam trong thời gian 90 phút. Hai vật liệu AC1, AC2 hấp thụ Methyl da cam nhanh đạt trạng thái cân bằng hấp phụ trong thời gian 60 phút.

3.2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu

Cân chính xác 1,0 gam vật liệu AC0 vào bình tam giác 250 ml chứa 100 ml dung dịch Methyl da cam với các nồng độ ban đầu khác nhau (5, 10, 20, 30, 50, 70,100 mg/l) tại pH của dung dịch bằng 4 đem lắc trong thời gian 90 phút. Để lắng 20 phút, gạn bỏ than, điều chỉnh pH dung dịch về 4, đem đo độ hấp thụ quang.

Cân 1,0 gam than hoạt tính AC1 vào bình tam giác 250 ml chứa 100 ml dung dịch Methyl da cam với các nồng độ ban đầu khác nhau (5, 10, 20, 30, 50, 70,100 mg/l) tại pH của dung dịch bằng 4 đem lắc trong thời gian 90 phút. Để lắng 20 phút, gạn bỏ than, điều chỉnh pH dung dịch về 4, đem đo độ hấp thụ quang.

Cân 1,0 gam than hoạt tính AC2 vào bình tam giác 250 ml chứa 100 ml dung dịch Methyl da cam với các nồng độ ban đầu khác nhau (5, 10, 20, 30, 50, 70,100 mg/l) tại pH của dung dịch bằng 2 đem lắc trong thời gian 90 phút. Để lắng 20 phút, gạn bỏ than, điều chỉnh pH dung dịch về 4, đem đo độ hấp thụ quang.

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ metyl da cam ban đầu đến khả năng hấp phụ Nồng độ đầu

Methyl da cam 5 10 20 30 50 70 100

AC0

ABS 0,012 0,069 0,181 0,556 0,627 0,535 0,813 CS (mg/l) 0,12 0,64 1,70 5,20 11,72 25,01 38,0

Q (mg/g) 0,488 0,936 1,830 2,480 3,828 4,51 6,20 Cs/q 0,246 0,683 0,928 2,097 3,062 5,555 6,129

AC1 ABS 0,003 0,011 0,053 0,171 0,351 0,749 0,428

CS (mg/l) 0,03 0,10 0,51 1,60 3,28 7,02 11,98 Q (mg/g) 0,497 0,990 1,949 2,840 4,672 6,298 8,802 Cs/q 0,060 0,101 0,261 0,563 0,702 1,115 1,361

AC2

ABS 0,003 0,054 0,229 0,453 0,899 0,312 0,666 CS (mg/l) 0,03 0,50 2,14 4,23 8,41 14,56 31,12 Q (mg/g) 0,497 0,950 1,786 2,577 4,159 5,544 6,888 Cs/q 0,060 0,526 1,198 1,641 2,022 2,626 4,518

Từ kết quả trên bảng 3.10 chúng tôi dựng đồ thị theo phương trình Langmuir biến đổi (2-7). Đồ thị có dạng đường thẳng tuyến tính như trên hình 3.21, 3.22, 3.23. Từ đồ thị này xác định đƣợc tải trọng hấp phụ cực đại của vật liệu thông qua hệ số góc:

m

tg  1

Suy ra:

m tg

 1

Hình 3.21 Sự phụ thuộc CS/q vào CS đối với metyl da cam của than hoạt tính AC0

Tải trọng hấp phụ cực đại của than hoạt tính đối với Methyl da cam là

g tg mg

q 6 . 32 /

158 . 0

1 1

max   

Hình 3.22 Sự phụ thuộc CS/q vào CS đối với metyl da cam của vật liệu AC1 Tải trọng hấp phụ cực đại của vật liệu AC1 đối với Methyl da cam là

g tg mg

q 9.34 /

107 . 0

1 1

max   

Hình 3.23 Sự phụ thuộc CS/q vào CS đối với metyl da cam của vật liệu AC2

Tải trọng hấp phụ cực đại của vật liệu AC2 đối với methyl da cam là g

tg mg

q 7.75 /

129 . 0

1 1

max   

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính bề mặt than hoạt tính trà bắc và khảo sát khả năng hấp phụ một số phẩm màu trong nước thải dệt nhuộm (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)