Tổng hợp lựa chọn kết cấu chống

Một phần của tài liệu Thiết kế bản vẽ thi công kết cấu chống lò xuyên vỉa mức 50 (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ KĨ THUẬT

2.7. Tổng hợp lựa chọn kết cấu chống

Dựa vào kết quả đánh giá độ ổn định của đường lò, các chỉ tiêu phân loại khối đá theo RQD, RMR và Q có thể lập được bảng lựa chọn kết cấu chống cho lò XV7-:-9 mức -50 tương ứng theo từng chỉ tiêu như sau:

Bảng 2.26: Bảng kết cấu chống được đề xuất theo các chỉ tiêu phân loại khối đá

TT Tên

đường lò

Chỉ tiêu

đánh giá Kết cấu chống được đề xuất

1 XV-50 I.B

Độ ổn định nóc và hông

lò 1 < nn < 4 1 < nh < 4

“Nóc và hông lò tương đối vững chắc nhưng cần phải chống lò bằng vì neo CDCT kết hợp BTP” (theo

VNIMI) RQD=55-:-

62

"Neo hệ thống (khoảng cách 1-2m)"

(theo sơ đồ của Merrit)

RMR=51 “Neo dày trung bình, lưới hoặc bản thép"

(Theo Cummings & Kendorski năm 1982)

Q=5,6-:-6,4 “Neo hệ thống với BTP dày 40-:-100mm” (Theo Barton năm 1993)

Từ bảng 2.26 cho thấy kết cấu chống được đề xuất chung theo các chỉ tiêu là neo. Vì vậy, các đường lò trên có khả năng chống giữ bằng vì neo.

Từ bảng 2.26 cho thấy cũng có đề xuất dùng neo kết hợp bê tông phun, neo kết hợp lưới thép hoặc bản thép. Do thời gian tồn tại của đường lò lâu, nhiều đoạn lò đào qua đá sạn kết có thể ngậm nước; biên lò có thể bị tróc lở cục bộ và để nâng cao mức độ an toàn nên chọn kết cấu chống giữ chung cho các đường lò là neo CDCT kết hợp lưới thép và bê tông phun.

Trong quá trình thi công, tuỳ theo điều kiện địa chất cần tiến hành khảo sát, đánh giá để có thể lựa chọn loại kết cấu chống; điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi kết cấu chống giữ cho phù hợp.

CHƯƠNG 3:

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 3.1.Công tác đào phá đất đá.

3.1.1.Phương pháp phá vỡ đất đá.

Phương pháp đào được lựa chọn chủ yếu dựa vào độ ổn định và mức độ ngấm nước của khối đá mà đường lò đào qua. Với diện tích đào không lớn, đất đá lượng nước chảy vào gương không nhiều, đào qua đất đá đồng nhất, ta lựa chọn phương pháp thi công thông thường và đào toàn tiết diện.

Đoạn lò đào trong đất đá có hệ số kiên cố f = 6÷8, mức độ ngậm nước nhỏ, lượng nước chảy vào lò không lớn. Diện tích tiết diện ngang của đường lò không lớn Sđ= 12,8m2, do đó điều kiện áp dụng công nghệ hiện nay của mỏ ta sử dụng phương pháp đào phá đất đá bằng khoan nổ mìn tạo biên. Vì đất đá có hệ số kiên cố f= 6÷8, để áp dụng cho mọi trường hợp khi thi công ta lấy f= 7.

3.1.2.Lựa chọn sơ đồ đào tại gương.

Phương pháp đào tại gương được lựa chọn chủ yếu dựa vào độ ổn định và mức độ ngậm nước của khối đá mà đường lò đào qua. Với diện tích đào không lớn Sđ= 12,8m2, đất đá lượng nước chảy vào gương không nhiều, ta lựa chọn phương pháp thi công thông thường và đào toàn tiết diện.

3.1.3.Lựa chọn sơ đồ thi công.

3.1.3.1.Những yêu cầu cơ bản của công tác lựa chọn sơ đồ thi công.

Sơ đồ thi công lò xuyên vỉa phụ thuộc vào hai công tác chủ yếu của đào và chống lò đó là công tác đào chống tạm( nếu có) và công tác xây dựng vỏ chống cố định.

Lựa chọn sơ đồ công nghệ thi công phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:

-Độ ổn định.

-Độ ngập nước của khối đá đường lò đi qua.

-Diện tích tiết diện ngang của đường lò.

-Trang thiết bị và biện pháp thi công của mỏ.

3.1.3.2.Các sơ đồ thi công khả thi.

Có 3 sơ đồ công nghệ thi công chính:

*Sơ đồ thi công nối tiếp:

Trong sơ đồ này ta chia làm 2 sơ đồ là:

-Nối tiếp toàn phần: đường lò được đào chống tạm theo hết chiều dài thiết kế sau đó mới tiến hành chống cố định cho đường lò. Sơ đồ này áp dụng cho những đường lò có diện tích nhỏ và chiều dài ngắn.

-Nối tiếp từng phần: đường lò được chia thành nhiều đoạn, trên mỗi đoạn đó người ta tiến hành thực hiện nối tiếp công tác đào chống tạm và chống cố định. Áp dụng cho đường lò có tiết diện nhỏ và chiều dài lớn.

*Sơ đồ song song:

Với sơ đồ này thì công tác đào chống tạm cách nhau một khoảng sao cho công tác đào chống và xây dựng tại gương không ảnh hưởng lẫn nhau, tốc độ đào lò bằng tốc độ xây dựng vỏ chống cố định, áp dụng cho đường lò có diện tích mặt cắt ngang sử dụng lớn. Sơ đồ cho phép rút ngắn thời gian thi công so với sơ đồ nối tiếp.

*Sơ đồ thi công phối hợp

Trong sơ đồ này, tất cả các công tác đào phá đất đá, chống giữ tạm, cố định, được thực hiện ngay trong một chu kì công tác.

Sơ đồ này thường được sử dụng để xây dựng các đường lò cơ bản bà đường lò chuẩn bị, được chống cố định bằng khung gỗ, vì neo và bê tong lắp ghép.

3.1.3.3.So sánh lựa chọn sơ đồ thi công tối ưu.

Do đoạn lò được đào trong đất đá có hệ số kiên cố trung bình f= 7, mức độ ngậm nước nhỏ, lượng nước chảy vào lò không lớn. Diện tích tiết diện ngang của đường lò không lớn Sđ= 12,8m2, được chống bằng vì neo, neo cáp.

Sơ đồ thi công khả thi nhất đó là sơ đồ công nghệ thi công nối tiếp từng phần.

3.1.4. Thiết bị khoan.

Trong điều kiện đường lò có diện tích không lớn ta sử dụng máy khoan cầm tay chạy bằng kí nén, dễ mang vác khi thi công, giá thành rẻ. Máy khoan có mã hiệu PR-2LU với giá đỡ P-17LK. Đặc tính của máy khoan PR- 24LU và giá đỡ máy khoan (chân không khí nén). P-17LK thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1: Đặc tính kĩ thuật của máy khoan PR-24LU

STT Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Thông số Đơn vị

1 Số lần đập của piston 2300-2600 Lần/phút

2 Năng lượng đập 5,2 kG.m

3 Momen xoắn 200 kG.cm

4 Đường kính piston 85 mm

5 Đường kính mũi khoan 36-50 mm

6 Chiều sâu lỗ khoan 4 m

7 Tiêu hao khí nén không lớn hơn 3,5 M3/phút

8 Chiều dài máy khoan 765 Mm

9 Áp lực khí nén khi làm việc 5 daN/cm3

10 Đường kính ống mềm dẫn khí nén 22 mm

11 Trọng lượng máy 28,5 - 29 kg

Bảng 3.2: Thông số kĩ thuật của giá đỡ máy khoan P-17LK

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Trọng lượng kG 15

2 Lực đẩy daN 140

3 Vị trí rút vào mm 1230

4 Vị trí rút ra mm 2030

Một phần của tài liệu Thiết kế bản vẽ thi công kết cấu chống lò xuyên vỉa mức 50 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w