CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ CƠ BẢN KHI PHÁ VỠ ĐẤT ĐÁ

Một phần của tài liệu Phần chung: Thiết kế sơ bộ khu Tây mỏ đồng Sin Quyền Lào cai. Phần chuyên đề: Lựa chọn đồng bộ thiết bị cho khu tây mỏ đồng Sin Quyền. (Trang 53 - 70)

CHUẨN BỊ ĐẤT ĐÁ ĐỂ XÚC BỐC

7.5. CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ CƠ BẢN KHI PHÁ VỠ ĐẤT ĐÁ

Hiệu quả của công tác khoan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tính chất cơ lý của đất đá, thiết bị khoan và đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Tốc độ khoan : Phải đảm bảo khoan được trong các loại đất đá có độ kiên cố khác nhau, đảm bảo đủ sản lượng khoan ( số m khoan), đáp ứng được tiến độ sản xuất của mỏ.

+ Đủ khả năng khoan lỗ mìn với chiều sâu khoan phù hợp với chiều sâu tầng thiết kế, có khả năng khoan nghiêng.

7.5.1.1. Chọn phương pháp khoan

Để đảm bảo phân bố đều lượng thuốc đồng thời phát huy năng suất cũng như tuổi thọ cho thiết bị khoan, điều kiện thực tế của mỏ chọn phương pháp khoan lỗ mìn thẳng đứng.

7.5.1.2. Lựa chọn thiết bị khoan

Dựa vào điều kiện khu mỏ, hệ thống khai thác đã chọn và đồng bộ thiết bị, chọn giàn khoan YZ-35 để khoan đất đá và chọn máy khoan ROC-L8 để khoan quặng.

Đây là loại khoan được sử dụng để khoan với đất đá bền vững và rất bền vững có

độ cứng f= 8 ÷ 16. Để tiến hành phá đá quá cỡ ( lần hai) chọn máy khoan tay ΠP- 20.

Một số đặc tính kỹ thuật của máy khoan ΠP- 20 - Đường kính lỗ khoan d= 40 mm

- Chiều sâu khoan l= 3m

- Độ cứng đất đá khoan được f= 8 ÷ 14 7.5.1.3. Năng suất khoan

Năng suất của máy khoan YZ- 35

Năng suất thực tế của máy khoan YZ- 35 được xác định theo công thức:

Qca = Tca.kt.Vk.kg , m/ca; (7.1) Trong đó:

Vk: tốc độ khoan, Vk= 0,67 m/ph= 40 m/h;

kg: hệ số giảm năng suất kể tới yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức,kg= 0,6;

T: thời gian làm việc trong một ca, T= 8h;

kt: hệ số sử dụng thời gian của máy khoan, kt= 0,5 ÷ 0,7;

Chọn kt= 0,65

Thay vào ta có: Qca= 40.8.0,65.0,6= 124,8 m/ca.

Số máy khoan cần thiết Nk = kdt.Qk NA S

ca ca

đ n

. .

. , chiếc; (7.2)

Trong đó:

kdt: hệ số dự trữ máy khoan, kdt= 1,2 ÷ 1,25. Chọn kdt= 1,25;

kn: tỷ lệ đất đá cần phải nổ mìn, kn= 0,8 ÷ 0,9. Chọn kn = 0,9;

Ađ: sản lượng đá bóc hàng năm, m3/năm; (1017500 m3/năm);

Nca: số lượng ca máy trong năm, ca (240 x 2 = 480 ca);

Qca: năng suất ca của máy khoan, m/ca;

S: suất phá đá, S= 44 m3/m;

Thay vào ta có: Nk = 1,25.1240,9.,10175008.480.44 = 0,75 , chiếc.

Chọn Nk= 1 chiếc để đảm bảo công tác khoan khi mở rộng sản xuất.

Năng suất của máy khoan ROC-L8

Qca = Tca.kt.Vk.kg , m/ca; (7.3) Trong đó:

Vk: tốc độ khoan, Vk= 27 m/h;

kg: hệ số giảm năng suất kể tới yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức,kg= 0,6;

T: thời gian làm việc trong một ca, T= 8h;

kt: hệ số sử dụng thời gian của máy khoan, kt= 0,5 ÷ 0,7;

Chọn kt= 0,65

Ta có: Qca= 27.8.0,65.0,6= 84,24 m/ca.

Số máy khoan cần thiết Nk = kdt.Qk NA S

ca ca

đ n

. .

. , chiếc; (7.4)

Trong đó:

kdt: hệ số dự trữ máy khoan, kdt= 1,2 ÷ 1,25. Chọn kdt= 1,25;

kn: tỷ lệ đất đá cần phải nổ mìn, kn= 0,8 ÷ 0,9. Chọn kn = 0,9;

Ađ: sản lượng quặng hàng năm, m3/năm; (780000 m3/năm);

Nca: số lượng ca máy trong năm, ca (240 x 2 = 480 ca);

Qca: năng suất ca của máy khoan, m/ca;

S: suất phá đá, S= 44 m3/m;

Thay vào ta có: Nk = 1,25.840,,924.780000.480.44 = 0,49 ,chiếc.

Chọn Nk= 1 chiếc để đảm bảo công tác khoan khi mở rộng sản xuất.

7.5.1.4. Tổ chức công tác khoan

Khi tiến hành tổ chức thi công một bãi khoan, công việc đầu tiên phải làm là tiến hành lập hộ chiếu khoan cho khu vực đó. Dựa vào các điều kiện địa chất, đặc điểm, tính chất của đất đá tại khu vực khoan, các thông số của hệ thống khai thác và các điều kiện thực tế tại tuyến tầng tổ chức khoan để xác định các thông số của hộ chiếu khoan.

Các thông số kỹ thuật khi khoan bằng máy khoan được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7.1. Đặc tính kỹ thuật khi khoan bằng máy khoan xoay cầu YZ-35

STT Thông số kỹ thuật Đvt Đá c3 Đá c4 Quặng

1 Chiều cao tầng (H) m 12 12 12

2 Hệ số độ kiên cố (f) 8 - 10 6 - 8 10- 12

3 Góc nghiêng sườn tầng (α) Độ 70 70 70

4 Đường kính lỗ khoan (d) mm 250 250 250

5 Chiều sâu khoan thêm (Lkt) m 2,5 2,5 2,5

6 Chiều sâu lỗ khoan (Lk) m 14,5 14,5 14,5

7 Đường cản chân tầng (w) m 8 8 8

8 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a) m 8 8 8

9 Khoảng cách giữa các hàng khoan (b) m 7 7 7

10 Góc nghiêng lỗ khoan Độ 90 90 90

Bảng 7.2. Đặc tính kỹ thuật khi khoan bằng máy khoan xoay đập ROC-L8

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lợng

1 Đường kính lỗ khoan Mm 165

2 Chiều sâu lỗ khoan M 54

3 Khả năng khoan xiên Độ +15/-130

4 Hệ số độ kiên cố 8 - 14

5 Tần số đập Lần đập/phút 1500÷ 2040

6 Tốc độ di chuyển Km/h 3,4

7 Công suất đập KW 245

8 Áp lực đập Bar 120 ÷ 180

9 Trọng lượng của máy Tấn 19

10 Chiều cao máy m 12,25

11 Chiều dài máy m 7,2

12 Chiều rộng máy m 2,42

Sau khi đã lập hộ chiếu khoan tiến hành san gạt tạo mặt tầng tương đối bằng phẳng để đưa máy khoan vào làm việc. Trước khi khoan tiến hành kiểm tra thiết bị khoan, hệ thống điện, máy nén,.. đảm bảo an toàn máy móc thiết bị.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của bãi khoan tiến hành bố trí số lượng lỗ, hàng khoan và mạng lỗ khoan sao cho phù hợp với hộ chiếu khoan đã lập và phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của quy phạm an toàn khai thác mỏ lộ thiên.

Khi khoan quặng tiến hành khoan dọc theo phương của thân quặng, khi khoan đất đá thải khoan dọc theo tầng khai thác theo đúng hộ chiếu đã lập. Khoan và di chuyển máy khoan theo sơ đồ zích zắc. Sơ đồ khoan được thể hiện ở hình sau:

A

A b W H70 Lkt

Y Z-35b Mặt cắt a-a

a Lk

sơ đồ khi khoan đất đá

a

Bờ chắn an toàn

sơ đồ k hi k hoan quặng

aa

b W Hs70 Lkt

ROC -L8 Mặt cắt a-a

Bờ chắn an toàn

A A

Lk

Hình 7. 1. Sơ đồ tổ chức thi công của công tác khoan Các ký hiệu:

Hướng di chuyển của máy khoan theo vị trí các lỗ khoan.

• H: chiều cao tầng; H = 12m;

• Hs : chiều cao phân tầng, Hs =6 m;

• α: góc nghiêng sườn tầng; α = 700;

• W: đường kháng chân tầng ,W= 8m;

• a: khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng;

• b: khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan;

7.5.2. Công tác nổ mìn

7.5.2.1. Lựa chọn phương pháp nổ mìn

Để làm nổ lượng thuốc nổ có các phương pháp nổ cơ bản sau : - Nổ mìn tức thời

- Nổ mìn phân đoạn - Nổ mìn vi sai

Để đảm bảo hiệu quả cho công tác nổ mìn, đồ án chọn phương pháp nổ mìn vi sai phi điện qua hàng. Đây là phương pháp nổ tiên tiến đem lại chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Khi nổ mìn vi sai thời gian giãn cách tính bằng phần nghìn giây đảm bảo được những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cao hơn hẳn các phương pháp khác như : mức độ đập vỡ của đất đá đồng đều, đảm bảo được kích thước đống đá nổ, giảm được chỉ tiêu thuốc nổ do việc mở rộng mạng lưới lỗ khoan, nâng cao năng suất phá đá, giảm khối lượng công tác khoan, giảm tác dụng chấn động.

7.5.2.2. Thuốc nổ và phương tiện nổ 7.5.2.2.1. Thuốc nổ

- Thuốc nổ ANFO do công ty hóa chất mỏ sản xuất.

- Thuốc nổ Nhũ tương, AD- 1 do bộ Quốc phòng sản xuất, thuốc nổ AD- 1 này chủ yếu sử dụng để phá đá quá cỡ bằng lỗ khoan con và nổ mìn đắp.

Bảng 7.3. Bảng đặc tính kĩ thuật của các loại thuốc nổ st

t

Các thông số Nhũ tương AD1 ANFO

1 Mật độ nhồi thuốc (g/cm3)

1,1 ÷ 1,25 0,95 ÷ 1,1

0,8 ÷ 0,9 2 Tốc độ nổ (km/s) 3,8 ữ 4,5 3,6 ữ 3,9 4,1 ữ 4,2 3 Mãnh lực nổ (mm) 14 ữ 16 13 ữ 15 15 ữ 20 4 Khả năng sinh công

(cm3)

290÷ 320 350 ÷ 360

320 ÷ 330 5 Khoảng cách truyền

nổ (cm)

3 ÷ 6 min = 4 -

6 Khả năng chịu nớc (giờ) 24 - -

7 Thời gian bảo đảm (tháng)

6 ÷ 8 - -

8 Đường kính tối thiểu (mm) - - 50

7.5.2.2.2. Phụ kiện nổ

- Hệ thống dây chuyền tín hiệu nổ sơ cấp (LIL): Dây tín hiệu sơ cấp LIL được dùng để truyền sóng nổ từ nơi điều khiển nổ đến bãi nổ

- Hệ thống dây truyền tín hiệu nổ trên mặt (LTD).

- Dây nổ, kíp số 8, dây cháy chậm. Dùng để đấu nối và khởi nổ bãi mìn - Để kích nổ thuốc nổ ANFO sử dụng mồi nổ PENTOLITE.

7.5.2.3. Lựa chọn sơ đồ khởi nổ

Điểm khởi nổ của bãi nổ nên bố trí ở nơi có nhiều bề mặt tự do, đồng thời sao cho hướng truyền nổ vào trong khối đất đá. Vì vậy, đồ án lựa chọn điểm khởi nổ ở đầu bãi nổ.

7.5.2.4. Tính toán các thông số trong hộ chiếu nổ mìn lần 1 7.5.2.4.1. Chiều cao tầng

Được xác định trong chương “Hệ thống khai thác’’ chiều cao tầng xác định theo điều kiện làm việc an toàn của máy xúc, H= 12m.

7.5.2.4.2. Đường kính lỗ khoan

Với máy khoan sử dụng là YZ- 35 khoan đá dk= 250 mm và máy khoan ROC- L8 khoan quặng dk=165 mm

7.5.2.4.3. Chỉ tiêu thuốc nổ

Để xác định chỉ tiêu thuốc nổ đảm bảo đập vỡ đạt đợc cỡ hạt yêu cầu ta sử dụng công thức thực nghiệm sau:

2/5

3 3

4 0

0,13. . .(0,6 3,3.10 . . ).k 0,5 . qc /

cp

q f d d K m

ρ −  d

= +  ÷÷ , kg

Trong đó:

ρ - Mật độ đất đá, tấn/m3;

f - Hệ số độ kiên cố, f = 8ữ12;

d0 - Kích thớc trung bình của khối nứt, d0=(0,5ữ1) m;lấy d0=1 m;

dk - Đờng kính lỗ khoan,m;

dcp - Kích thớc cục đá cho phép, dcp= 1,0 m;

Kqc - Hệ số chuyển đổi năng lợng của chất nổ sử dụng sang chất nổ chuẩn;

1000 1 1000

ch qc

tt

K Q

= Q = =

Qch=1000 kcal/kg năng lợng nổ của thuốc nổ chuẩn gramonit 79/21;

Qtt=1000 kcal/kg năng lợng nổ của thuốc nổ tính toán- thuèc AD1;

Thay vào ta được: Đối với đất đá: q = 0,45 kg/m3. Đối với quặng: q = 0,47 kg/m3

7.5.2.4.4. Đường kháng chân tầng khi khoan đá (Wctd) và khoan quặng (Wctq) Là khoảng cách nằm ngang tính từ trục lỗ khoan đến mép dưới của tầng.

+ Xác định theo đường kính lỗ khoan đá và quặng:

Wct= ( 30 ÷ 40 ).dk , m thay dk= 250 mm và dk=165 mm Vậy Wctd= 8,75 m và Wctq= 5,7 m

+ Theo điều kiện nạp hết lượng thuốc vào lỗ khoan và không phụt bua:

Wct=

H q m

L H P q m P

P k

. . . 2

. . . . . 4 56 , 0 75 ,

0 + 2 +

− , m; (7.5)

Trong đó:

dk: đường kính lỗ khoan, dk=250mm và dk =165 mm;

m: hệ số khoảng cách, m = 0,85 ÷ 1,2 chọn m = 1;

P: lượng thuốc nổ chứa trong 1m lỗ khoan, kg/m;

P =

4

π .dk2.∆ , kg/m;

∆: mật độ nạp thuốc, ∆ = 900 kg/m3; P =

4 14 ,

3 .0,252.900 = 44, kg/m (nổ đất đá);

P’=

4 14 ,

3 .0,1652.900 = 20 , kg/m ( nổ quặng );

H: chiều cao tầng, H= 12 m và Hs= 6 m;

q: chỉ tiêu thuốc nổ, q= 0,45 kg/m3và q= 0,47 kg/m3; Lk: chiều dài lỗ khoan, m;

Lk= H + Lkt= 12 +2 ,5= 14,5 m và Lk= 6 + 1,5 = 7,5 m.

Thay vào : Wctd = 8m và Wctq = 5 m

+ Theo điều kiện đảm bảo an toàn cho máy khoan làm việc trên tầng:

Wct ≥ Wat = H.cotgα + c , m; (7.6) α : góc nghiêng sườn tầng, α = 700;

c: khoảng cách an toàn tính từ trục lỗ khoan hàng ngoài đến mép tầng, c= 3m;

H: chiều cao tầng,m ; Hs: chiều cao phân tầng khoan quặng, m;

Wct ≥ 12.cotg700 + 3 = 7,4 m Wct ≥ 6.cotg700 + 3 = 5,16 m Vậy chọn Wctd= 8 m và Wctq= 5 m.

7.5.2.4.5. Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong 1 hàng mìn

a = m.Wct , m với (Wctd= 8 m và Wctq= 5 m ) (7.7) Vậy: a = 8 m và a’ = 5 m.

7.5.2.4.6. Khoảng cách giữa các hàng mìn nổ đá (b ) và nổ quặng (b’) b = 2

3

a , m ( với mạng tam giác đều) thay a =8m và a’ = 5 m (7.8) Vậy: b= 7m và b’ = 4,3m.

7.5.2.4.7. Lượng thuốc nạp trong lỗ khoan

+ Đối với hàng ngoài nổ đá( Qt1) và quặng (Qt1’)

Qt1 = q.a.Wctd.H , kg và Qt1’ =q.a’.Wctq.Hs, kg (7.9) Qt1 = 0,45.8.8.12 = 345,6 , kg

Q’t1 = 0,47.5.5.6= 90 kg

+ Đối với các hàng trong nổ đá (Qt2 ) và quặng (Q’t2)

Qt2 = q.a.b.H , kg và Q’t2 = q.a’.b’.Hs, kg (7.10) Ta có: Qt2 = 0,45.8.7.12 = 302,4 kg

Ta có: Q’t2= 0.47.5.4,3.6 = 76,5 kg 7.5.2.4.8. Chiều cao cột thuốc

Lt =

P Qt

, m; (7.11)

+ Chiều cao cột thuốc hàng ngoài nổ đá: Lt1 =

44 6 ,

345 = 9 m.

+Chiều cao cột thuốc hàng ngoài nổ quặng: L’t1=

20

90= 4,5 m.

+ Chiều cao cột thuốc hàng trong: Lt2 =

44 4 ,

302 = 8 m.

+Chiều cao cột thuốc hàng trong nổ quặng :L’t2 =

20 5 ,

76 = 4 m.

7.5.2.4.9. Chiều sâu khoan thêm lỗ khoan đá ( Lkt) và lỗ khoan quặng (L’kt)

Chiều sâu khoan thêm phụ thuộc vào chiều cao tầng, tính chất cơ lý của đất đá.

Chiều sâu khoan thêm xác định theo công thức thực nghiệm:

Lkt= ( 5 ÷ 15 )dk, chọn Lkt= 10 dk= 10.0,25= 2,5 m L’kt= ( 5 ÷ 15 )dk, chọn Lkt= 9 dk= 9.0,165= 1,5 m 7.5.2.4.10. Chiều sâu lỗ khoan đá (Lkd) và quặng (Lkq) Ta có: Lkd = H + Lkt= 12 + 2,5 = 14,5 m

H- chiều cao tầng, H= 12 m;

Lkt- chiều sâu khoan thêm , Lkt= 2,5 m;

Ta có: Lkq=Hs + L’kt = 6 + 1,5 = 7,5 m.

Hs- chiều cao phân tầng, Hs = 6m;

L’kt-chiều sâu khoan thêm lỗ khoan quặng ,L’kt=1,5m;

7.5.2.4.11. Chiều dài cột bua khi nổ đá và nổ quặng + Hàng ngoài nổ đá: Lb1 = Lk - Lt1 = 14,5 - 9 = 5,5 m + Hàng ngoài nổ quặng :L’b1 =Lkq- L’t1 = 7,5 – 4,5 = 3m + Hàng trong khi nổ đá: Lb2 = Lk - Lt2 = 14,5 - 8 = 6,5 m + Hàng trong khi nổ quặng : Lb2 =Lkq- L’t2 =7,5-4 =3,5 m Kiểm tra theo điều kiện kinh nghiệm

Lb = kb.dk , m với dk =250mm và dk= 165 mm kb : hệ số phụ thuộc vào loại đất đá, kb = 20 ÷ 35;

Khi nổ đá Lb = ( 5 ÷ 8,75 ) m và nổ quặng Lb = ( 3,3 ÷ 5,7 ) m Chiều dài bua tính trên là hợp lý.

7.5.2.4.12. Quy mô một bãi nổ

+ Khối lượng đất đá nổ trong khu vực nổ:

V = Lkv.H.[Wct +(n−1).b] , m3; (7.12) Thay vào ta có: V= 220.12.[8+(3−1).7] = 58080 m3

+ Khối lượng quặng nổ trong khu vực nổ:

V’= Lkv.Hs.[Wctq +(n−1).b'] , m3; (7.13) V’= 220. 6[5+(3−1).4] = 17160 m3

+ Khối lượng thuốc nổ sử dụng cho một bãi nổ đất đá:

Q = V.q , kg; (7.14)

Q = 58080.0,45 = 26136 kg.

q: chỉ tiêu thuốc nổ, kg/ m3;

+ Khối lượng thuốc nổ sử dụng cho một bãi nổ quặng:

Q’ = 17160.0,47 = 7722 kg

+ Số lỗ khoan trong một hàng mìn nổ đá:

Nlk =

a Lkv

, lỗ; (7.16)

Ta có: Nlk =

8

220 = 27,5 , chọn Nlk = 28 lỗ Trong đó:

Lkv: chiều dài khu vực nổ, m;

a: khoảng cách các lỗ mìn;

+Số lỗ khoan trong một hàng mìn nổ quặng:

N’lk =

a Lkv

, lỗ; (7.17)

Ta có: N’lk =

5

220 = 44 , chọn Nlk = 44 lỗ.

7.5.2.4.13. Suất phá đá + Đối với hàng ngoài:

S 1 =

k ct

L h W a. .

, m3/m; (7.18)

Vậy: S 1 = 814.8.,125 = 46 m3/m.

+ Đối với hàng trong:

S 2 =

Lk

h b a. .

, m3/m; (7.19)

Vậy: S 2 = 814.7.,125 = 43 m3/m.

+ Trung bình toàn bãi:

Stb = [ ]

nLk

h a b n

W +( −1) . .

, m3/m; (7.20)

Vậy: S tb = [ ]

5 , 14 . 3

12 . 8 . 7 ).

1 3 ( 8+ −

= 44 m3/m.

7.5.2.4.14. Tổng số m khoan của 1 bãi nổ đá và quặng Mk = n. Nlk .Lk = 3.28.14,5 = 1218 m.

Mq= n.N’lk.Lkq= 3 .44.7,5 = 990 m.

7.5.2.4.15. Số ngày khoan xong một bãi khoan đất đá và quặng + Số ngày hoàn thành một bãi khoan đất đá

Tk =

ng k

Q n

M

. , ngày; (7.21)

Trong đó:

n: số máy khoan tham gia, n= 1;

Mk: số m khoan 1 bãi, Mk= 1218 m;

Qng: năng suất ngày của máy khoan, Qng= 248 m/ngày;

Ta có: Tk= 1218

1.248= 2,41 ngày;

Vậy:Tk= 3 ngày.

+ Số ngày hoàn thành một bãi khoan quặng:

Tkq =

ng q

Q n

M

. , ngày; (7.22)

Trong đó: n: số máy khoan tham gia, n= 1;

Mq: số m khoan 1 bãi, Mq= 990 m;

Qng: năng suất ngày của máy khoan, Qng= 168,48 m/ngày;

Vậy: Tkq = 3 ngày.

7.5.3. Tính toán khối lượng phương tiện nổ 7.5.3.1. Khối lượng mồi nổ

Sử dụng mồi nổ PENTOLITE để kích nổ lượng thuốc nổ trong lỗ khoan.

Đặc tính kỹ thuật của khối mồi nổ PENTOLITE:

• Tỉ trọng 1,55 ÷ 1,56 g/cm3

• Tốc độ nổ v = 7800 m/giây

• Áp lực nổ p = 240 kbar

• Khả năng chịu nước tốt : rất tốt

Do lỗ mìn có chiều dài lớn, để đảm bảo có thể kích nổ hoàn toàn lượng thuốc nổ trong lỗ khoan dùng ít nhất hai khối mồi nổ trong một lỗ mìn.

Tổng số mồi nổ cần cho cả bãi nổ đá là: 2.n.Nlk = 2.3.28 = 168 mồi.

Tổng số mồi nổ cần cho cả bãi nổ quặng là: 2.n.Nlk = 2.3.44 = 264 mồi.

7.5.3.2. Hệ thống dây truyền tín hiệu nổ sơ cấp (LIL)

Chức năng của dây truyền tín hiệu nổ sơ cấp là truyền tín hiệu nổ từ dụng cụ khởi nổ phi điện đến đầu bãi nổ.Chọn chiều dài dây truyền tín hiệu nổ sơ cấp bằng 300 m.

7.5.3.3. Hệ thống dây truyền tín hiệu nổ trên mặt (LTD)

Hệ thống dây truyền tín hiệu nổ trên mặt bao gồm hệ thống kíp nổ vi sai phi điện trên mặt. Kíp điện vi sai trên mặt được sử dụng để nổ vi sai giữa các lỗ mìn hoặc nhóm lỗ mìn. Sơ đồ vi sai đã chọn là sơ đồ nổ qua hàng qua lỗ và lựa chọn thời gian giãn cách vi sai trong một hàng là 17 ms và giữa các hàng là 42 ms.

Tổng số lỗ mìn trong cả bãi nổ là (168+264) = 432 lỗ, số lượng kíp vi sai phi điện trên mặt cần dùng là 432 kíp.

7.5.3.4. Hệ thống dây truyền tín hiệu xuống lỗ (LLHD)

Hệ thống dây truyền tín hiệu nổ xuống lỗ bao gồm các kíp nổ vi sai xuống lỗ, để kích nổ khối mồi nổ cần sử dụng kíp số 8. Tổng số lỗ khoan là 432 lỗ, vậy cần 432 kíp xuống lỗ.

7.5.3.5. Chọn thời gian vi sai, t

Trình tự điều khiển nổ bãi mìn trên tầng mỏ lộ thiên ảnh hưởng đến chất lượng phá vỡ, mô chân tầng và hình dáng đống đá nổ mìn...

t = kd.Wct , ms (7.23)

kd: hệ số phụ thuộc vào đặc tính của đất đá:

Đối với đất đá cứng, giòn: kd= 2÷3 Đối với đất đá trung bình: kd= 4÷5 Đối với đất đá mềm, nứt nẻ mạnh: kd= 6 Vậy ta chọn thời gian vi sai là 17 ms và 42 ms.

Hình 7.3. Sơ đồ cấu tạo lượng thuốc trong lỗ khoan

Ghi chú : 1-Thuốc nổ; 2-Mồi nổ; 3-Bua ; 4-Dây truyền nổ xuống lỗ; 5-Dây truyền nổ chính; 6-Hộp đấu chùm; Lk- Chiều sâu lỗ khoan; Lt-Chiều cao cột thuốc ; Lth-chiều sâu khoan thêm; Lb-Chiều dài bua; H-Chiều cao tầng; α-Góc nghiêng sườn tầng; W- Đường kháng chân tầng.

7.5.4. Các thông số nổ mìn lần 2

7.5.4.1. Lựa chọn phương pháp nổ mìn lần 2

Công việc nổ mìn lần 2 gồm khoan lỗ khoan và nổ mìn phá đá quá cỡ, phá mô chân tầng.

Tỷ lệ đá quá cỡ ảnh hưởng đến thiết bị xúc bốc, vận tải, sau gạt, mỗi loại thiết bị chỉ có thể làm việc ở mỗi cỡ đá cho phép nào đó, nếu cỡ đá lớn quá mức cho phép thì làm giảm năng suất của thiết bị, làm xấu đi các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật

của thiết bị mỏ. Các cỡ đá lớn hơn cỡ đá cho phép được gọi là đá quá cỡ cần tiến hành xử lý để đại cỡ đá thích hợp.

Để phá đá quá cỡ và mô chân tầng có nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp nổ mìn, phương pháp cơ học... Nhưng hiện nay ở mỏ Sin Quyền chỉ dùng phương pháp nổ mìn để đập vỡ lần hai là nổ mìn đắp và nổ mìn bằng lỗ khoan nhỏ.

Nhưng do nổ mìn đắp thường không hiệu quả và gây mất an toàn khi nổ, do đó ở khai trường thường sử dụng phương pháp nổ mìn lỗ khoan nhỏ. Sử dụng thuốc nổ AD- 1 để phá đá quá cỡ tiến hành nổ cùng bãi mìn sau đó kế tiếp để làm giảm chi phí và đảm bảo an toàn dùng máy nổ mìn kobla bl-500 để kích nổ lỗ khoan nhỏ

7.5.4.2. Các thông số nổ mìn lần 2 a. Đường kính lỗ khoan

Sử dụng máy khoan cầm tay có dk = 40 mm b. Chiều sâu lỗ khoan

Lk = 

 

 ÷ 2 1 3

1 dqc , m; (7.24)

dqc: đường kính cục đá quá cỡ, m;

Tùy thuộc vào đường kính cụ thể của hòn đá, hay mô chân tầng, khoảng cách giữa các lỗ khoan: a= ( 0,5 ÷ 0,9 ).Lk, m;

c. Xác định tỷ lệ đá quá cỡ (Vqc)

Với phương pháp nổ mìn vi sai, lượng thuốc nạp trong các lỗ khoan là liên tục, đất đá cứng, nứt nẻ chỉ tiêu thuốc nổ qqc = ( 0,2 ÷ 0,25 )kg/m3, theo thống kê tỷ lệ đá quá cỡ khoảng 3%.

Vqc = 3%.V , m3 ; V: khối lượng đất đá trong khu vực nổ, m3; V = 3%.58080 = 1742,4 m3.

d. Lượng thuốc nổ dùng cho nổ mìn lần 2:

Chỉ tiêu thuốc nổ phá đá quá cỡ qqc= 0,2kg/m3;

Qqc = qqc.Vqc , kg; (7.25)

Vậy: Qqc = 0,2. 1198,8 = 240 kg.

e. Phụ kiện nổ:

Dây cháy chậm, kíp nổ số 8 và dây nổ.

Một phần của tài liệu Phần chung: Thiết kế sơ bộ khu Tây mỏ đồng Sin Quyền Lào cai. Phần chuyên đề: Lựa chọn đồng bộ thiết bị cho khu tây mỏ đồng Sin Quyền. (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w