CHUẨN BỊ ĐẤT ĐÁ ĐỂ XÚC BỐC
CHƯƠNG 12 CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CHO MỎ
13.2. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI THIẾT KẾ CÔNG TÁC MỎ VÀ VẬN TẢI MỎ
Công tác an toàn là công tác quan trọng được chú ý hàng đầu trong khai thác mỏ lộ thiên nói riêng và khai thác mỏ nói chung. Công tác an toàn lao động ngoài việc đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị hoạt động trên mỏ còn phải cải thiện điều kiện làm việc như: chiếu sáng, an toàn về nổ mìn, an toàn về điện, về trượt lở.
13.2.1. Góc nghiêng bờ công tác và bờ không công tác
Góc nghiêng sườn tầng được xác định dựa vào các yếu tố tự nhiên ( góc dốc hướng cắm của vỉa, điều kiện địa chất, ĐCTV, ĐCCT) và yếu tố kĩ thuật.
Trong thiết kế, góc nghiêng sườn tầng thường chọn theo tính chất cơ lí của đất đá trong tầng. Đối với đất đá mỏ góc nghiêng sườn tầng có thể lấy giá trị α = 65°÷ 75°, chọn α=70°. Trong trường hợp điều kiện địa chất của đất đá của tầng xấu giá trị trên có thể điều chỉnh thấp đi để đảm bảo an toàn.
13.2.2. Chiều cao tầng công tác
Chiều cao tầng là thông số quan trọng trong quả trình thiết kế, chiều cao tầng hợp lí phải đảm bảo cho tổng chi phí khai thác, bóc đất đá và bảo vệ nhỏ nhất đồng thời phải đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc.
Theo điều kiện kĩ thuật đã xác định được chiều cao tầng như sau:
- Chiều cao tầng bóc đất đá: H =12 m.
- Chiều cao tầng quặng: HT =6 m.
Theo điều kiện xúc bốc an toàn ta có:
Đối với gương quặng xúc trực tiếp, gương xúc dưới, chiều cao gương xúc lấy không vượt quá chiều sâu xúc lớn nhất của máy xúc. Khi xúc đất đá được làm tơi bằng nổ mìn, chiều cao gương xúc lấy phụ thuộc vào cỡ đá và mức độ dính kết của nó.
13.2.3. Cơ cấu đai bảo vệ
Trên bờ không tác của mỏ được chia thành các đai vận chuyển, đai bảo vệ và đai dọn sạch. Đai bảo vệ được hình thành nhằm tăng tính ổn định của bờ mỏ cũng như để ngăn ngừa hiện tượng vùi lấp và tụt lở của những tảng đá từ tầng trên lăn xuống. Kích thước của đai bảo vệ cũng được lấy theo tính chất cơ lí, tình trạng của đất đá trên bờ. Theo quy tắc an toàn, chiều rộng đai bảo vệ, Bbv > 0,2H ( H- chiều cao tầng ) và cứ trong 15m đối với đất đá mềm và 30m đối với đất đá cứng phải để lại một bờ bảo vệ. Như vậy chiều rộng đai bảo vệ, Bbv= 3m; Tổng số đai bảo vệ n = 5 đai.
13.2.4. Bảo vệ vật liệu nổ trên tầng công tác
Theo Tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp (TCVN 4586- 2003). Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn như sau:
• Từ khi đưa vật liệu nổ (VLN) đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp. Người bảo vệ là thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện.
• Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trong trường hợp này cho phép chứa VLN trong hầm lộ thiên hoặc nhân tạo, trong thùng tải, trong xe ôtô, xe thô sơ, toa xe hoặc xà lan. Nơi chứa cố định hoặc di động cách xa khu dân cư và các công trình công nghiệp một khoảng cách an toàn.
• Nếu khối lượng cho một ca làm việc thì cho phép để trong giới hạn vùng nguy hiểm, nhưng phải canh gác bảo vệ và không được để các phương tiện nổ và bao mìn mồi ở đó.
13.2.5. Bán kính vùng nguy hiểm khi tiến hành nổ mìn lỗ khoan lớn
Mục đích chính của công tác nổ mìn trên mỏ là phá vỡ đất đá thành hạt có kích thước nhất định phù hợp với thiết bị mỏ. Bên cạnh đó công tác nổ mìn cũng gây ra các tác dụng không mong muốn:
• Phá vỡ đất đá, đồng thời làm cục đất đá văng xa.
• Tạo ra sóng chấn động, sóng đập không khí, đá văng. Những tác dụng này có thể gây nguy hại cho người, thiết bị và công trình xung quanh, để đảm bảo và ngăn ngừa những tác hại đó trong công tác nổ mìn phải xác định khoảng cách an toàn.
1. Khoảng cách an toàn về sóng chấn động, Rc
Khoảng cách an toàn về sóng chấn động cho nhà cửa và các công trình:
Rc = Kc . α . 3 Q , m; (13.1)
Trong đó:
α: hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ, α = 1;
Kc: hệ số phụ thuộc vào tính chất đất đá nền của công trình cần bảo vệ, Kc=5;
QTN: tổng khối lượng thuốc nổ trong một lần nổ, Q = 26136 kg;
Vậy: Rc = 5.1. 3 26136 = 150 m.
2. Khoảng cách an toàn về sóng đập không khí
• Khoảng cách để sóng đập không khí do nổ mìn trên mặt đất sinh ra không còn đủ cường độ gây tác hại được tính theo công thức:
rb = kb . Q = 3. 26136 = 480 , m; (13.2) Trong đó:
kb: Hệ số phụ thuộc vào các điều kiện phân bổ vị trí độ lớn phát mìn, mức độ hư hại. kb = 3;
• Khoảng cách an toàn về sống đập không khí đối với người theo yêu cầu công việc phải tiếp cận tối đa với chỗ nổ mìn:
rmin = 15 . 3 Q = 15 . 3 26136 = 435 m. (13.3) 3. Khoảng cách an toàn do đá văng
Bán kính vùng nguy hiểm do đá văng khi nổ mìn lỗ khoan lớn làm tơi đất đá được xác định theo công thức:
R =
W d
2 , m; (13.4)
Trong đó :
d : đường kính phát mìn, d = 250 mm;
W : chiều sâu phát mìn là đường cản ngắn nhất tính từ điểm phía trên của phát mìn đến mặt tự do và được xác định theo công thức :
W = C . sinα + lb cosα = 3,5 . sin700 + 6,5.cos700 = 5,5 m Với α : góc nghiêng sườn tầng, α = 700;
lb : chiều cao cốt bua, lb = 6,5 m;
C : khoảng cách từ miệng lỗ khoan đến mép tầng, C = 3,5 m;
Thay số vào ta được: R = 2.2505,5 = 213 m.
13.2.6. Chỗ trú ẩn cho người thợ nổ mìn
Thường người thợ nổ mìn trú ẩn trong gầm máy khoan, máy xúc sau khi máy đã di chuyển ra khỏi khu vực bãi nổ mìn với bán kính quy định cho thiết bị là lớn hơn 200 m.