DO TÍNH TỰ ÁI RẤT LỚN

Một phần của tài liệu CẨM NANG học và ôn THI đại học, NGUYỄN VIẾT THUỶ SV FTU (Trang 59 - 82)

=> Khi anh yêu thích và dành nhiều thời gian + tâm huyết vào việc gì mà thấy có người "tạm thời" biết nhiều hơn mình thì anh cảm thấy rất ức chế và sẽ LAO ĐẦU VÀO LÀM THẬT NHIỀU ĐỂ TỐT HƠN HỌ !

Bọn em thấy bạn bè học giống mình mà lại hơn mình thì thấy tự ái + ức chế nhƣ vậy không ? Nếu thế hãy CỐ GẮNG HƠN ĐỂ VƢỢT HỌ !

Anh mang tiếng là học du lịch mà chẳng hợp với nghề này vì bên ngoài anh rất chậm chạp.

Anh thích và hợp với việc dạy tiếng Anh hơn. Nhƣng ở huyện của anh, tiếng Anh là môn không đƣợc coi trọng nên anh không thể lấy việc dạy tiếng Anh là 1 “nghề" đƣợc.

Ngoài ra anh cũng còn 1 sở thích nữa, liên quan đến sáng tạo, nhƣng cũng không có “đất dụng võ” . Có thế sau này anh sẽ có cơ hội sử dụng 1 trong 2 sở trường của mình. Nhưng có

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

vẻ sẽ rất lâu đấy !

HỌC HÓA THẾ NÀO ĐỂ CÓ KẾT QUẢ TỐT Phần I. Học ra sao?

*Học đi đôi với hành

Chương trình Hóa học là chương trình đồng tâm, kiến thức nọ lồng trong kiến thức kia. Cũng nhƣ học ngoại ngữ muốn dịch bài khóa ở bài học thứ 100 thì phải hiểu từ mới từ bài thứ 1.

Hóa học cũng thế. Các kiến thức đan kết, móc nối với nhau. Nếu học a-ma-tơ thì khi làm bài học sinh sẽ bị vấp và khó làm đƣợc trọn vẹn.

Học Hóa là không cần học thuộc lòng. Nhƣng học thì phải hiểu mới làm đƣợc bài tập. Vì thế, học phải đi đôi với hành. Để dễ nhớ kiến thức môn Hóa, học sinh học lý thuyết đến đâu tự viết luôn các phản ứng hóa học ra giấy đến đấy.

Hiện nay, ở Hà Nội cũng nhƣ nhiều nơi khác, học sinh (HS) đi học thêm khá nhiều. Có tình trạng nhiều HS đến các lớp học thêm cảm thấy thầy giảng rất hay và cứ thế ngồi cắm cúi chép. Nhƣng rốt cục là chẳng có gì đọng lại trong đầu. Sở dĩ nhƣ vậy vì các em đã học một cách thụ động.

*Học cần hiểu bản chất

Học nhƣng không hiểu bản chất, thầy giảng thế nào thì chép nguyên nhƣ thế. Đến khi đi thi, các em có thể nhớ láng máng là đã từng học đến kiến thức đƣợc ra trong đề nhƣng vẫn không viết ra đƣợc - dĩ nhiên là chẳng đƣợc điểm nào.

Hóa học là nhƣ thế, không hiểu đƣợc bản chất thì không làm đƣợc bài. Cách tốt nhất các em nên thực hiện là sau khi học ở trường rồi thì nên sắp xếp thời gian tự học ở nhà, biến kiến thức đƣợc dạy thành kiến thức của mình.

*Tự mình nghiền ngẫm, tự mình cầm bút viết ra các công thức, các phương trình phản ứng rồi làm bài tập... thì kiến thức đã học mới khắc sâu vào trí nhớ đƣợc.

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Tất nhiên, nếu các em học theo kiểu giở 2 cuốn SGK ra để học thuộc lần lƣợt từng bài thì chẳng ích lợi gì, hơn nữa làm gì có đủ thời gian để học! Do đó, các em phải có phương pháp.

Phần II. Học nhƣ thế nào?

Để ôn tập, các em phải học trên tổng thể.

Ví dụ khi học về phần kim loại. Trước hết, các em phải nắm được đại cương. Động đến kim loại cụ thể nào thì áp dụng tính chất chung như đại cương, đồng thời lưu ý tính chất đặc thù. Học cái tổng quát, áp dụng từng cái cụ thể. Ngoài những nét chung phải nhớ nét đặc thù.

Học nhƣ thế sẽ rất nhanh.

Hay như về các tính chất: Phải nắm được các yếu tố tên gọi, lý tính, cấu tạo, hóa tính, phương pháp điều chế và ứng dụng của các chất

Các bài tập áp dung: Để làm tốt phần này, các emcần nắm vững hóa tính, điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra. Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng đƣợc với những tác chất nào ? ( Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,...kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có. Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

Giải thích hiện tƣợng, chứng minh : viết đƣợc phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa - bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi

- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại.

Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.

>> Ví dụ: bài rƣợu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...

- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm đƣợc thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).

>> Ví dụ: khi học xong các chất rƣợu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit...

các em đặt lại vấn đề nhƣ sau: các tác nhân nhƣ Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.

- Khi hệ thống đƣợc các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết nhƣ: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân...

Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.

- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhƣng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.

>> Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:

"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dƣ, ta thấy hiện tƣợng nhƣ sau:

A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.

B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.

C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.

D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.

Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:

3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.

Al(OH)3 có tính lƣỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:

Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O

Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]

Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước:

dung dịch đục dần.

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.

CHIA SẺ HỌC TIẾNG ANH CỦA THỦ KHOA HỌC VIỆN CẢNH SÁT

Đây là chia sẻ luyện thi của chị Lê Thùy Trang, cựu học sinh lớp Chuyên Anh của trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) là thủ khoa khối D của trường Học viện cảnh sát năm 2012 với số điểm Tiếng Anh 9,25. Các em cùng đọc nhé ^_^

--- ---

1. Thời gian dành cho việc ôn thi đại học môn Tiếng Anh?

- Để ôn thi đại học môn tiếng Anh khối D, mình dành tổng cộng trung bình khoảng 3 tiếng mỗi ngày để học môn tiếng Anh.Đối với học sinh cuối cấp, việc học đôi khi trở nên rất khó khăn vì chúng ta phải gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian.Nhiều học sinh cuối cấp thường xuyên thức rất khuya để học, tuy nhiên đó thực sự không phải là cách học hiệu quả.

Theo mình, thời gian học buổi tối tốt nhất là từ 8h đến 12h và buổi sáng là từ 5h đến 6h. Thời gian học buổi sáng tuy ngắn ngủi nhƣng rất hiệu quả vì đó là thời điểm mà đầu óc chúng ta tỉnh táo và minh mẫn nhất, rất thích hợp cho việc học thuộc từ mới tiếng Anh.

Bên cạnh yếu tố về thời gian thì việc thay đổi không gian học cũng rất quan trọng để giúp chúng ta có thể học tiếng Anh hiệu quả hơn. Nếu nhƣ cảm thấy không gian phòng học tại nhà ở của mình đã quá nhàm chán, các bạn có thể tìm đến công viên hay thƣ viện, hoặc có thể đến nhà bạn để học nhóm…

2. Phần nào là quan trọng nhất trong chương trình ôn thi đại học Tiếng Anh?

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

- Trong môn tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Ngữ pháp chính là nền móng của ngôn ngữ, muốn học tốt một ngôn ngữ người học trước hết phải học tốt ngữ pháp, vì thế ngay từ khi làm quen với môn tiếng Anh cho đến khi ôn thi ĐH, mình cũng đã rất chú trọng đến phần ngữ pháp. Để học môn ngữ pháp hiệu quả riêng mình có một số bí quyết nhƣ sau:

2.1. Lên lịch học

Ghi chú những phần ngữ pháp quan trọng và lên kế hoạch học và thực hành từng phần. Ví dụ:

Muốn học phần so sánh tính từ (the comparision of adjectives) thì có thể chia tất cả kiến thức và bài tập của phần đó làm đôi để học trong 2 ngày. Ngày thứ nhất học so sánh bằng (as adj as), so sánh hơn (adj + er (than N) hoặc more + adj (than N)) và thực hành các bài tập liên quan. Ngày thứ hai học so sánh nhất (the adj +est (N) hoặc the most adj (N)) và các tính từ so sánh không theo nguyên tắc (good - better - the best,…).

2.2. Chú ý tới những lỗi ngữ pháp thường gặp

Đây chính là cách "learn from mistakes" (Học từ những lỗi sai). Mỗi khi phát hiện ra lỗ hổng kiến thức ngữ pháp của mình thì ngay lập tức chúng ta nên chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại tất cả những cấu trúc mình sử dụng sai đó để lần sau không bao giờ "tái phạm" nữa.

2.3. Thực hành và tìm các nguồn bài tập

Tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn nhƣ sách, báo, internet… để thực hành, để học tốt đƣợc ngữ pháp thì các em cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng.Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều tình huống để chúng ta có thể áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh.

2.4. Học các quy luật.

Ví dụ nhƣ khi học cách thành lập và sử dụng Thì quá khứ đơn (simple past) nên thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế (tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 5 - 6 câu, sử dụng thì quá khứ đơn. Sau đó tìm thêm một vài tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn)…

2.5. Để ý các cấu trúc ngữ pháp khi đọc

Khi đọc một câu văn hay một câu mẩu chuyện…chúng ta nên để ý đến ngữ pháp và nên tìm hiểu tại sao câu lại đƣợc viết nhƣ vậy mới có thể nắm vững đƣợc cấu trúc ngữ pháp hơn. Nếu không thể hiểu tại sao cấu trúc ngữ pháp lại nhƣ vậy thì hãy tìm những cuốn sách về những

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

phần ngữ pháp này và tự luyện tập, ngoài ra bạn hỏi bạn bè hay thầy cô về những điểm mình chƣa hiểu rõ…

2.6. Học các điểm (quy tắc) ngữ pháp ngoại lệ

Ngữ pháp tiếng Anh có khá nhiều trường hợp ngoại lệ.Khi gặp các ngoại lệ này, chúng ta nên ghi chép lại và đối chiếu với quy luật để có thể nhớ đƣợc chúng.

3. Ngoài tập trung ôn luyện kiến thức, các sĩ tử nên làm gì để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đại học?

Để đạt điểm cao môn tiếng Anh trong kì thi đại học, các bạn nên tìm đề thi tiếng Anh đại học của các năm trước làm thử, để kiểm tra trình độ của mình và để biết được cấu trúc một đề thi đại học, xác định nó có những phần nào để ôn thi tập trung vào những phần đó. Thông thường, một đề thi tiếng Anh có các phần như sau:

+)Tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa với 1 từ trong 1 câu văn cho trước +)Tìm câu đồng nghĩa với 1 câu cho trước

+)Tìm từ có vị trí âm tiết nhận trọng âm khác so với các từ còn lại +)Tìm lỗi sai trong câu

+)Đọc và chọn từ điền vào chỗ trong một đoạn văn/câu văn +)Đọc và chọn phương án trả lời câu hỏi

Để đạt điểm cao tất cả các phần này, các em nên tìm mua các cuốn sách bài tập tiếng Anh của các tác giả Vĩnh Bá, Mai Lan Hương, Hoàng Thị Lệ. Những cuốn sách này thực sự rất hay vì nó có những bài tập chọn lọc tiêu biểu của từng phần và kèm theo đáp án đầy đủ. Nói nhỏ thêm với các em là các câu hỏi, bài tập có trong sách các tác giả Vĩnh Bá và Mai Lan Hương thường khá sát với đề thi ĐH các năm đấy!

Học và ôn thi thế nào để hiệu quả?

Mình tin chắc khi các bạn đọc notes này xong sẽ ngộ ra đƣợc nhiều điều và rồi sẽ biết điều chỉnh cách học của mình sao cho hiệu quả hơn. :D. Tin mình đi vì mình và nhiều bạn đã thử và thành công ;)). Vậy nên hãy cố gắng đọc hết nó nhé. Mình cũng mất 3 tiếng “cuộc đời” để ngồi viết nó nên bạn đừng tiếc vài phút "cuộc đời" để đọc nhé :D

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Ngày trước hồi cấp 3 thấy những đứa bạn mình ôn thi ĐH ngày đêm. Có đứa thức khuya đến tận 2,3 giờ sáng để học. Có đứa chạy xô các lớp học thêm 3,4 lớp học thêm mỗi ngày. Có đứa ngày nào cũng mang các đề thi, sách các môn thi ĐH lên lớp để học và làm đề . Vậy mà mình thấy hầu nhƣ trong số đó rất ít hiệu quả, và cũng rất rất ít trong số đó thi ĐH điểm cao hơn những đứa học vừa phải, chẳng thức đến 2,3 h sáng, cũng chẳng đi học thêm nhiều :D.

Nguyên nhân tại sao bạn đi học thêm nhiều, tràn lan?

Mình tin một vài lý do mình kể ra đây phần lớn đúng với các bạn :))):

 Bạn thấy các bạn mình đi học thêm nhiều => thấy chúng nó học thêm mình cũng học thêm.

:true story

 Bạn sợ không đi học thêm thì thấy áy náy trong lòng, tâm trạng bồn chồn :)). => Lại cắp sách đi học thêm ngày đêm để gọi là mình SẼ có kiến thức và an tâm hơn :true story

 Bạn nghe người này bảo, đứa kia nói thầy này, cô này dạy hay lắm, luyện thi hay lắm, nhiều năm cho trúng tủ đấy :)) => Lại đi học thêm :true story

 Và bạn nghĩ: muốn điểm cao thì phải đi học thêm nhiều => Lại vác xác chui vào các lớp học thêm, lò luyện thi !!

Và còn vô vàn lý do mà bạn nghĩ ra để có thể đi học thêm nhiều. Mình không phủ nhận rằng nên đi học thêm nhƣng chúng ta cần biết mình là ai, và mình đang ở đâu mà cần có

“chiến lƣợc” học thêm vừa phải và phù hợp với bản thân.

Vậy “chiến lƣợc” vừa phải đó là gì?

Chúng ta là học sinh, đương nhiên thời gian này còn phải học trên trường nữa, đâu có được nghỉ học suốt ngày để mà lao đầu vào các lớp học thêm, lớp luyện thi chứ ;)) ( Dù rằng mình cũng tin một trong số các bạn cũng có người hay bỏ học trên lớp mà lao đầu vào các lớp học thêm, các lò luyện thi =))) . Nếu kết hợp cả học thêm ngày đêm các kiểu thì còn sức đâu mà sống nữa =)). Mình là người chứ có phải là trâu đâu mà sống được như vậy :D.

Vậy nên ta cần có cách “học thêm” sao cho hiệu quả nhất :D.

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Cần phải biết rằng chúng ta nên học những cái chúng ta CẦN chứ không phải học hết tất cả những cái chúng ta CÓ. Cái chúng ta cần ở đây là những cái giúp cho chúng ta trong kỳ thi chứ không phải những câu chém gió nhƣ thần tại các lớp học thêm, những lời tán phét tại đó hay cái tâm lý học thêm thầy giỏi là mình sẽ giỏi và….trúng tủ.

Một điều nữa,bạn thử để ý thì xem, những lớp học thêm tầm 6h, 7h tối thường sẽ được giảm giá hoặc khuyến mại về học phí. Tại sao vậy? Đương nhiên là có lý do cả đó :)). Bộ não chúng ta không phải là máy nên làm việc có thời gian hiệu quả của nó cả đó. Khoảng thời gian 11h-14h, 18h-20h tối là khoảng thời gian bộ não ta cần đƣợc nghỉ ngơi để “hồi sức cấp cứu”. Lúc này bộ não ta kiểu nhƣ bị ì, dù ta có bắt nó làm việc thì nó cũng chẳng làm đâu ;)).

Thậm chí càng làm cho bộ não ta còn bị tổn hại hơn :D. Vậy nên mình khuyên trong khoảng thời gian đó các bạn nên để cho bộ não mình đƣợc nghỉ ngơi để nó đƣợc “hứng phấn” để làm việc tốt hơn. Trâu bò nó cũng cần được nghỉ ngơi huống gì bộ não người :)). Vậy nên đừng nên đi học thêm trong những khoảng thời gian đó hay những lớp học bắt đầu trong thời gian đó nhé bạn ;)).

Khoảng thời gian bộ não ta làm việc tốt nhất đó là 5h-6h, 7h30-10h30, 14h-16h30, 20h-22h.

Lúc đó là lúc bộ não ta “hƣng phấn” và học vào nhất. Đừng nên cố gắng học thêm tiếp, càng làm bộ não ta bị gánh nặng thêm. Hãy tập trung tinh thần, công lực bộ não mình vào những khung giờ đó nhé :D. Học tầm 45-50ph thì nên nghỉ ngơi, giải lao 5-6ph sẽ tốt hơn :D. Bởi sao mà trên lớp mình toàn có giờ ra chơi sau 1 tiết học =))

Đừng nên đi học thêm nhiều mà hãy dành thói quen tự học.

Tại sao vậy?

Chắc hẳn bạn đọc báo hay xem tivi khi phỏng vấn cả thủ khoa, á khoa các bạn hay bảo ít đi học thêm mà hay tự học ở nhà là nhiều :D. Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó :D

Hãy thử nghĩ xem, những lớp học thêm với 4,5 chục người, hay thậm chí gần trăm người nhồi nhét vào một lớp học chật chội. Thầy giáo thì cứ giảng, cho bài tập và chữa bài tập. Bạn cứ ngồi nghe, ngồi chép và cứ ngồi gật gật mà chẳng hiểu đƣợc mấy, thậm chí là rất rất ít hiểu hay chẳng hiểu cái mô tê gì. Chúng ta không hiểu vậy mà cũng chẳng “dám” nhe răng, hé môi ra mà hỏi và thắc mắc vì một lý do quá ngớ ngẩn: “sợ mình thắc mắc sai bọn bạn cười”. Đúng là ông ta cha nói chẳng sai: “Học đừng bao giờ giấu dốt””thằng dốt thì học cái gì

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Một phần của tài liệu CẨM NANG học và ôn THI đại học, NGUYỄN VIẾT THUỶ SV FTU (Trang 59 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)