BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn tập hoá lớp 10 (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho một đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat, xảy ra phản ứng A. trao đổi, oxi hoá khử B. phân huỷ, oxi hoá khử

C. thế, oxi hoá khử D. hoá hợp, oxi hoá khử

Câu 2. Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào có số oxi hoá của các nguyên tố luôn không đổi?

A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng trao đổi C. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng thế

Câu 3. Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào luôn là phản ứng oxi hoá – khử?

A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng trao đổi C. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng thế Câu 4. Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc

A. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận.

B. tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận.

C. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

D. tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất bị oxi hoá nhận.

Câu 5. Cho Câu sau: ―Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá – khử (ý 1.. Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá không phải là phản ứng oxi hoá – khử (ý 2).

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai B. Ý 1 sai, ý 2 đúng

[Type text]

C. Cả hai ý đều đúng D. Cả hai ý đều sai

Câu 6. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử là

A. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

B. AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3

C. MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl  6FeCl3 + KCl + 3H2O Câu 7. Trong phản ứng

10FeSO4 + KMnO4 + 8H2SO4  5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

A. FeSO4 là chất oxi hoá, KMnO4 là chất khử B. FeSO4 là chất oxi hoá, H2SO4 là chất khử C. FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hoá D. FeSO4 là chất khử, H2SO4 là chất oxi hoá Câu 8. Trong phản ứng

2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O NO2 đóng vai trò là

A. chất oxi hoá B. chất khử

C. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử

D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử Câu 9. Trong phản ứng KClO3

o 2

t

MnO KCl + 2

3O2 KClO3 là A. chất oxi hoá

B. không phải chất oxi hoá, cũng không phải chất khử.

C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. chất khử

Câu 10. Phản ứng hoá học mà NO2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hoá là phản ứng nào sau đây?

A. 2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O B. NO2 + SO2  NO + SO3

C. 2NO2  N2O4

D. 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3

Câu 11. Phản ứng hoá học mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hoá, không đóng vai trò chất khử là phản ứng nào sau đây?

A. SO2 + 2H2S  3S + 2H2O

[Type text]

B. SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O C. SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr D. Không có phản ứng nào

Câu 12. Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO4

3- lần lược là:

A. 0,+3, +6, +5 B. 0, +3, +5, +6 C. +3, +5, 0, +6 D. +5, +6, +3, 0 Câu 13. Dấu hiệu nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là

A. tạo ra kết tủa B. tạo ra chất khí

C. có sự thay đổi màu sắc các chất

D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố Câu 14. Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách:

A. nhận một electron B. nhường một electron C. nhận một proton D. nhường một proton

Câu 15. Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl ↓ Ion bạc:

A. chỉ bị oxi hoá B. chỉ bị khử

C. không bị oxi hoá, không bị khử D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử

Câu 16. Lượng eletron cần dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là:

A. 0,50 mol B. 1,5mol

C. 3,0 mol D. 4,5 mol

Câu 17. Trong phản ứng

Fe + CuSO4  Cu + FeSO4, Fe là:

A. chất oxi hóa B. chất bị khử

C. chất khử D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Câu 18. Trong phản ứng

Cl2 + 2H2O  2HCl + 2HClO, Cl2 là:

A. chất oxi hóa B. chất khử.

C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. chất bị oxi hóa.

Câu 19. Trong phản ứng

AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3, AgNO3 là:

A. chất khử

[Type text]

B. chất oxi hóa

C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. không phải chất khử, không phải chất oxi hóa Câu 20. Chất khử là

A. chất nhường electron. B. chất nhận electron.

C. chất nhường proton. D. chất nhận proton.

Câu 21. Phản ứng oxi hóa - khử là:

A. phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển proton.

B. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa.

C. phản ứng hóa học trong đó phải có sự biến đổi hợp chất thành đơn chất.

D. phản ứng hóa học trong đó sự chuyển electron từ đơn chất sang hợp chất.

Câu 22. Sự oxi hóa một chất là

A. quá trình nhận electron của chất đó B. quá trình làm giảm số oxi hóa của chất đó C. quá trình nhường electron của chất đó D. quá trình làm thay đổi số oxi hóa của chất đó

Câu 23. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử:

A. CaCO3  CaO + CO2

B. 2KClO3  2KCl + 3O2

C. 2NaHSO3  Na2SO3 + H2O + SO2

D. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O

Câu 24. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử:

A. SO3 + H2O  H2SO4 B. 4Al + 3O2  2Al2O3

C. CaO + CO2  CaCO3 D. Na2O + H2O  2NaOH

Câu 25. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử:

A. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

B. Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu C. CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl

D. BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl

Câu 26. Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử:

[Type text]

A. NaOH + HCl  NaCl + H2O

B. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 6H2O C. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2

D. 2CH3COOH + Mg  (CH3COO)2Mg + H2

ÔN TẬP HỌC KỲ I

AĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I I . PHẦN LÝ THUYẾT

Toàn bộ lý thuyết trong các chương

 Chương 1: Nguyên tử

 Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

 Chương 3: Liên kết hoá học

 Chương 4: Phản ứng oxi hoá - khử II . BÀI TOÁN

 Dạng 1: Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, giải thích, một số tính chất cơ bản của nguyên tố. So sánh tính chất của nguyên tố với các nguyên tố lân cận

 Dạng 2: Tìm tên nguyên tố.

 Dạng 3: Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.

B – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP I. CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn tập hoá lớp 10 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)