Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí theo b- Learning

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 theo bLearning (Trang 45 - 49)

Căn cứ vào tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học phỏng theo tiến trình hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học và quy trình b- Learning, chúng tôi đề xuất qui trình tổ chức hoạt động hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí theo BL gồm các giai đoạn chính sau:Ch

- Giai đoạn chuẩn bị;

- Giai đoạn tổ chức hoạt động nhận thức cho HS thông qua DH giáp mặt và HS học tập online;

- Giai đoạn kiểm tra đánh giá;

- Giai đoạn cải tiến, hoàn thiện.

uẩn bị

Sơ đồ 1.6. Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức theo b-Learning Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn quan trọng cần được tiến hành một cách cẩn thận để đảm bảo tính khoa học và đạt được mục tiêu DH đề ra. Ở giai đoạn này chúng tôi phân thành các bước như sau:

- Xác định mục tiêu bài học

Để lựa chọn được kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của từng phần, từng chương, từng bài học cụ thể phù hợp với đối tượng thì việc xác định mục tiêu của bài học là quan trọng. GV phải xác định được mục tiêu DH tương ứng và chỉ rõ cho HS thấy những gì HS phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau khi học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của HS và hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên.

- Xác định nội dung cho việc dạy học online và dạy học giáp mặt

Sau khi xác định được mục tiêu bài học, GV phải nghiên cứu xem nên tổ chức học online và giáp mặt những nội dung kiến thức nào cho hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức và tiến trình hoạt động nhận thức của HS.

- Xây dựng tình huống có vấn đề, bộ câu hỏi định hướng cho bài học.

Việc hiểu rõ những quan niệm sai lệch mà HS thường mắc phải do những ảnh hưởng của kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày hay do các môn học khác sẽ giúp ích nhiều cho GV trong việc tạo ra được tình huống có vấn đề để gây sự hứng thú, tò mò của HS, tạo động cơ, kích thích sự ham thích tìm hiểu và sự hứng khởi đối với kiến thức mới cho HS.

Để xây dựng được bộ câu hỏi định hướng vừa đáp ứng được việc tiếp tục duy trì sự hứng thú của HS trước đó, vừa đảm bảo được việc dẫn dắt HS đi theo những con đường nhận thức phù hợp với từng đối tượng kiến thức như các hiện tượng, các quá trình Vật lí, các khái niệm, định luật, các thuyết Vật lí, các tư tưởng, các PP, các ứng dụng Vật lí … một cách logic và khoa học thì đòi hỏi GV phải nắm thật vững kiến thức và PP hình thành nên những kiến thức đó. Tùy vào từng nội dung kiến thức và trình độ hiện tại của HS mà GV lựa chọn mức độ giải quyết vấn đề cho phù hợp.

- Chuẩn bị tư liệu

Để việc học online và giáp mặt của HS diễn ra thuận lợi và tốt hơn, GV sẽ cung cấp thêm cho HS những tư liệu học tập như tài liệu tham khảo (tên các sách, bài báo), hình ảnh, phim thí nghiệm, video, nội dung EL…và đường dẫn đến các website liên quan đến nội dung bài học để HS đỡ mất thời gian tìm kiếm và tập trung hơn vào việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Tất cả những tư liệu này sẽ được GV đăng tải trên website của mình và HS dễ dàng xem, nghiên cứu, tải về thông qua tài khoản đã đăng kí và được sự cấp quyền cũng như quản lý của GV.

- Lên kế hoạch DH, giao và phân công nhiệm vụ

Sau khi đã hoàn tất những thủ tục chuẩn bị cần thiết, GV sẽ lên kế hoạch tổ chức DH cụ thể và chi tiết sao cho các HĐ của GV ăn khớp với HĐ của HS và đảm bảo được cả về mặt nội dung kiến thức, về mặt thời gian cho từng hành động cũng như sự thống nhất của toàn bộ tiến trình và nội dung bài học. Giao và phân công nhiệm vụ về nhà cho HS, kiểm tra, quản lý việc thực hiện, điều chỉnh thời lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao của HS sao cho thích hợp.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tổ chức hoạt động nhận thức của HS thông qua dạy học giáp mặt và học tập online

* Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS thông qua học online

Tổ chức hoạt động học tập online cho HS thường diễn ra trước và sau tiết học giáp mặt.

Khâu 1: Tổ chức HS tự học trước khi tiết học giáp mặt diễn ra.

Khâu này GV tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động: HS xem phần

“Chuẩn bị” để ôn tập lại các kiến thức liên quan đến bài học; học với bài giảng đồng bộ hóa do GV đóng gói và tải lên HTEL. Nội dung học tập của bài giảng đồng bộ

hóa trong tiến trình hoạt động nhận thức thường là giai đoạn đầu tiên - giai đoạn đề xuất vấn đề, tạo nhu cầu, hứng thú học tập cho HS, và có thể thêm một vài kiến thức xuất phát để định hướng HS suy đoán giải pháp giải quyết vấn đề và phương án thực nghiệm kiểm tra ở nhà, chuẩn bị cho tiết học giáp mặt sắp diễn ra.

Khâu 2. Tự học sau khi tiết học giáp mặt diễn ra.

Ở khâu này, hoạt động tự học của HS là tiếp tục hoàn thiện phần bài tập “Củng cố bài học” và thực hiện các nhiệm vụ trong phần “Nhiệm vụ ở nhà” nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức bài học. HS cũng có thể đăng nhập vào HTEL để làm các bài kiểm tra theo yêu cầu của GV hoặc nhu cầu riêng, xem kết quả để điều chỉnh việc học của bản thân.

* Tổ chức hoạt động học tập giáp mặt cho HS Khâu 1: Kiểm tra quá trình tự học của HS

GV đặt câu hỏi liên quan đến các nội dung tự học ở nhà, HS trả lời những câu hỏi của GV đưa ra dựa vào những gì đã ghi nhớ, hiểu được khi tự học thông qua HTEL và phần chuẩn bị của mình trước khi đến lớp.

Khâu 2: Tổ chức hoạt động nhận thức theo tiến trình lên lớp bình thường.

Trong khâu này, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận và trình bày phương án giải quyết những nhiệm vụ đã được giao ở nhà hoặc hỗ trợ HS giải quyết những nhiệm vụ đó nếu như HS chưa giải quyết được vì lý do kiến thức chưa đủ để giải quyết, hoặc giúp HS khắc phục những sai lầm gặp phải trong quá trình tìm hiểu kiến thức, hiện tượng Vật lí, hoặc có thể tiến hành học một nội dung kiến thức mới mà HS không thể tự học ở nhà nếu không có sự trợ giúp của GV.

Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận và kiểm chứng giả thuyết, GV tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, cuối cùng GV chính xác hóa, thể chế hóa kiến thức và hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Khâu 3: Củng cố bài học và hướng dẫn HS học ở nhà.

Ở khâu này GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm giải quyết một phần các bài tập củng cố bài học trên HTEL.

GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thành phần bài tập củng cố và hướng dẫn HS thực hiện phần nhiệm vụ ở nhà được đăng tải trên HTEL và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Giai đoạn 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong một quá trình DH nhằm xác định sự đúng đắn việc thực hiện quá trình cũng như kết quả của quá trình ấy. Thông qua đó kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các quá trình về sau. Quá trình học môn Vật lí theo mô hình BL cần phải được kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc, nhằm xác định sự đúng đắn và chính xác của những thông tin đã thu nhận được.

Kiểm tra để xem việc thực hiện học online kết hợp với việc học giáp mặt đã đúng qui trình và phương pháp chưa, nội dung kiến thức thu hoạch được trong quá trình học có tốt không.

+ Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra;

+ Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra: thông tin đã lĩnh hội và tiến trình thực hiện, các giai đoạn, các khâu, các bước;

+ Bước 3: Tiến trình kiểm tra;

+ Bước 4: Kết luận kiểm tra;

Đánh giá thường được tiến hành dựa trên kết quả kiểm tra.

+ Bước 1: So với kế hoạch về tiến độ học online, học giáp mặt và kết quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ;

+ Bước 2: Phân tích những tồn tại, nguyên nhân và cách khắc phục;

+ Bước 3: Đề xuất nhiệm vụ mới.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cải tiến, hoàn thiện

Sau khi hoàn thành mỗi bài học, chủ đề hay một chương, GV căn cứ vào đánh giá kết quả học tập của HS và tổ chức thăm dò ý kiến HS về các mặt của QTDH nhờ hệ thống phát phiếu tới email của HS. Kết quả học tập và sự phản hồi của HS là cứ liệu để GV phân tích mặt được, mặt chưa được, từ đó rút kinh nghiệm và tiến hành chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến mô hình sao cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 theo bLearning (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w