Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 theo bLearning (Trang 50 - 53)

Qua tìm hiểu GV và HS tại trường THPT Trần Hưng đạo, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi thu được các kết quả sau:

- Về phía GV:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra khả năng ứng dụng CNTT của GV T

T Nội dung điều tra Thường xuyên

(%)

Thỉnh thoảng (%)

Không (%)

1 Ứng dụng CNTT trong dạy học 34 66 0

2 Trao đổi thông tin dạy học trên

mạng internet 17 72 11

3 Sử dụng bài giảng điện tử 10 69 21

4 Sử dụng phần mềm trong dạy học 3 22 75

5 Dạy học trực tuyến trên mạng 0 0 100

6 Dạy học qua mạng kết hợp dạy

giáp mặt 0 0 100

Nhìn chung tất cả các GV đều đã nhận thức được vai trò của CNTT và biết ứng dụng CNTT trong dạy học để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho

HS, một vài GV biết sử dụng các phần mềm dạy học và tạo bài giảng e-Learning, chưa có GV nào tham gia dạy học trực tuyến hay dạy học trực tuyến kết hợp với dạy học giáp mặt. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng tạm đáp ứng được nhu cầu CNTT trong giảng dạy. Nhà trường có 2 phòng máy vi tính đã được nối mạng internet, tuy nhiên 2 phòng máy này chủ yếu dành cho GV giảng dạy môn Tin học.

Hầu hết các phòng học đều được trang bị hệ thống máy chiếu hoặc ti vi màn ảnh rộng phục vụ cho dạy học ứng dụng CNTT, có hệ thống wifi để GV và HS có thể truy cập internet.

Về PPDH được đa số GV sử dụng nhiều nhất vẫn là thuyết trình kết hợp đàm thoại (73,2%), PP hoạt động nhóm (50,4%), PPTN (45,3%) và PP GQVĐ (32,8%).

Nghĩa là theo kiểu DH này, trung tâm chú ý vẫn là nội dung các kiến thức cần dạy, việc hình thành cho HS PP nhận thức khoa học Vật lí đã được quan tâm song vẫn ở dưới mức trung bình.

Các GV đều nhận thấy rằng các tiết dạy theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức của HS và có sử dụng phương tiện DH hiện đại làm cho HS tích cực, chủ động, hứng thú hơn trong quá trình học tập. Nhưng GV cũng có những khó khăn nhất định nên những tiết dạy như thế chưa nhiều. Có hai lí do chính dẫn đến tình trạng trên, một là, việc dạy học như trên đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều thời gian và trí tuệ cho khâu chuẩn bị, thiết kế giáo án (80,4%); hai là, nhiều GV còn lúng túng, chưa biết cách tổ chức hoạt động nhận thức sao cho phù hợp với QTDH (31,6%). Ngoài ra còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như cơ sở vật chất, các thiết bị thí nghiệm của nhà trường chưa thực sự đảm bảo, điều kiện và tính thụ động trong học tập của HS...

+ Về phía HS:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ sử dụng internet và khả năng CNTT của HS

TT Nội dung điều tra Thường xuyên

(%)

Thỉnh thoảng (%)

Không (%) 1 Tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng

internet 34 56 10

2 Trao đổi thông tin học tập trên

mạng internet 15 31 54

3 Được tiếp xúc với phần mềm dạy học 1 20 79

4 Học trực tuyến trên mạng internet 0 5 95

5 Học trực tuyến kết hợp học giáp mặt 0 0 100

Qua kết quả điều tra, chúng tôi sơ bộ nắm bắt được HS THPT đều đã được tiếp xúc với internet tuy nhiên HS sử dụng internet với mục đích tìm kiếm tài liệu hay trao đổi thông tin học tập qua mạng chưa nhiều, tỉ lệ HS học trực tuyến rất ít và chưa có HS nào tham gia hình thức học kết hợp. HS chưa quen với việc tự học qua mạng, chỉ chủ yếu học trên lớp với GV.

Về những khó khăn của HS trong việc sử dụng internet, phần lớn HS vẫn chưa được phụ huynh trang bị MVT để phục vụ việc học tập (61,8%), một số ít HS được phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện hơn đã có trang bị MVT và kết nối mạng (12,4%), còn lại là các gia đình HS đã có trang bị MVT, nhưng MVT không kết nối internet (24,8%). Các điểm kết nối internet quanh địa bàn trường chưa nhiều và cước phí đắt là một cản trở đối với các HS có nhu cầu sử dụng mà gia đình không có điều kiện trang bị MVT có kết nối mạng.

Một số HS kĩ năng tìm kiếm và dowload tài liệu còn hạn chế (34,7%), nhiều HS chưa biết cách tham gia và trao đổi trên các diễn dàn học tập (54,2%) và một số khác không có thời gian đầu tư cho hoạt động này (10,1%).

Về kĩ năng tự học của HS, có đến 59,2% HS được khảo sát cho biết nội dung học tập ở nhà của các em chủ yếu theo yêu cầu của GV và tài liệu tham khảo chỉ là SGK và SBT; 40,8% HS biết tự tìm tòi thêm các tài liệu học tập để mở mang kiến thức theo nhu cầu của bản thân; 23,5% HS thỉnh thoảng tham gia học nhóm với các bạn khác tại nhà; 6,8% HS tỏ thái độ không thích học theo hướng khám phá, tìm tòi tri thức mới; 55,5% HS được điều tra cho biết mình không hoặc ít khi tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài mà chỉ chờ các bạn khác phát biểu, GV chốt lại rồi ghi vào

vở. Như vậy, việc học của HS vẫn mang tính thụ động và phụ thuộc nhiều vào GV.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 theo bLearning (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w