Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO (Trang 72 - 77)

Trong quá trình TNg sau khi tiến hành kiểm tra và thăm dò ý kiến của GV và HS, chúng tôi thu được 150 bài kiểm tra ở nhómTNg và 149 bài kiểm tra ở nhómĐC.

3.6.1. Phân tích định tính

Qua tiến hành quan sát giờ học thông qua dự giờ và tiến hành dạy học ở lớp TNg và lớp ĐC, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Lớp ĐC: GV chủ yếu sử dụng PPDH truyền thống. HS chủ yếu chỉ ngồi nghe giảng và ít tham gia phát biểu trả lời câu hỏi của GV. Giờ học diễn ra trầm, thiếu hấp dẫn. Đối với những nội dung kiến thức cần được tìm hiểu thông qua TN, HS quan sát các hình vẽ trong SGK mà không trực tiếp làm TN, do đó HS không hứng thú với bài học và không chủ động tự tìm tòi kiến thức cho mình.

- Lớp TNg: GV đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho hoạt động học tập của HS. HStích cực tìm tòi và thu nhận kiến thức. HS chủ động bộc lộ quan niệm, tham gia tìm phương án TN, tiến hành TN và từ đó rút ra kết luận cho riêng mình.

HS hoạt động tích cựctham gia phát biểu xây dựng bài, tập trung lắng nghe ý kiến của bạn, nhận xét, tranh luận sôi nổitrong quá trình đề xuất giả thuyết, tìm phương án TN để kiểm tra giả thuyết. HS rất phấn khởi khi tiến hành thành công TN do chính các em tự đề xuất và chế tạo dụng cụ. HS đã biết đặt các câu hỏi trước những kiến thức mới và đề xuất phương án giải quyết các câu hỏi đó. Không khí lớp học sôi nổi, HS hứng thú hơn với môn học.

Như vậy, qua kết quả TNSP cho thấy HS ở nhóm TNg tích cực tham gia hoạt động học tập và học tập có hiệu quả hơn, hứng thú hơn HS ở nhóm ĐC, chứng tỏ việc sử dụng phương pháp BTNB với sự hỗ trợ của TNTT góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

3.6.2.Phân tích định lượng

Để so sánh, đánh giá kết quả TNg đối với HS ở các lớp TNg và ĐC, cần tính các giá trị sau:

- Số trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.

- Phương sai:

- Độ lệch chuẩn S: cho biết độ phân tán quanh giá trị được tính theo công thức , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán.

- Hệ số biến thiên: cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.

- Sai số tiêu chuẩn:

Kết quả các bài kiểm tra của HS được biểu diễn trong bảng sau:

Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số của nhóm TNg va nhóm ĐC

Nhóm Tổng số HS Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg 150 fi (TNg) 0 0 4 7 9 33 52 26 15 3 1

ĐC 149 fi (ĐC) 0 0 2 7 38 51 27 17 5 2 0

Biểu đồ 3.1.Biểu đồ điểm số củanhóm TNg va nhóm ĐC Bảng 3.4.Bảng phân phối tần suất điểm của nhóm TNg va nhóm ĐC

Nhóm Tổng số HS

Số % HS đạt điểm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg 150 0,0 0,0 2,7 4,7 6,0 22,0 34,6 17,3 10,0 2,0 0,7 ĐC 149 0,0 0,0 1,3 4,7 25,5 34,2 18,2 11,4 3,4 1,3 0,0

Đồ thị 3.1.Đồ thị phân phối tần suất điểm của nhóm TNg va nhóm ĐC Bảng 3.5.Bảng phân phối tần suất tích lũy điểm của nhóm TNgva nhóm ĐC

Nhóm Số

HS

Số % HS đạt điểm Xi trở xuống (Wi %)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg 150 0,0 0,0 2,7 7,4 13,4 35,4 70,0 87,3 97,3 99,3 100,0 ĐC 149 0,0 0,0 1,3 6,0 31,5 65,7 83,9 95,3 98,7 100,0 100,0

Biểu đồ 3.2.Biểu đồ tần suất tích lũy điểm của nhóm TNg va nhóm ĐC

Đồ thị 3.2.Đồ thị tần suất tích lũy điểm của nhóm TNg va nhóm ĐC Bảng 3.6.Bảng tham số thống kê điểm của nhóm TNg va nhóm ĐC

Nhóm S2 S V% X =

TNg 5,87 2,14 1,46 24,87 5,87±0,01

ĐC 5,17 1,70 1,30 25,15 5.17± 0,01

Căn cứ vào số liệu tính toán ở bảng thống kê điểm số, bảng phân phối tần suất, bảng phân phối tần suất tích lũy, bảng tham số thống kê, có thể rút ra những nhận xét như sau:

- Điểm trung bình các bài kiểm tra của nhómTNg (5,87) cao hơn so với nhóm ĐC (5,17).

- Đường tần suất tích lũy điểm của HS nhóm TNg nằm dưới và về phía bên phải đường tần suấttích lũy điểm của HS nhóm ĐC.

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá giói của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC. Tỉ lệ HS đạt điểm yếu kém của nhóm TNg ít hơn so với nhóm ĐC.

Như vậy, kết quả học tập của HS nhóm TNg tăng lên so với nhóm ĐC.

3.6.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

Sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê để kiểm tra xem kết quả học tập của nhóm TNg tăng lên là do ngẫu nhiên hay do kết quả của việc áp dụng PPDH.

- Sử dụng phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của TNSP với, tra bảng phân phối t - student, nếu t > chứng tỏ TNg có hiệu quả rõ rệt.

- Kiểm định phương sai và giả thiết E0, cụ thể:

Kiểm định phương sai bằng giả thiết E0: “Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm TNg va nhóm ĐC la không có ý nghĩa”với đại lượng .

- Nếu , khẳng định phương sai như nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết thống kê:

Giả thiết H :Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu la không

có ý nghĩa với phương sai như nhau”.

Giả thiết H1:Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu la có ý

nghĩa với phương sai như nhau”.

Sử dụng đại lượng kiểm định t theo công thức: với . Trong đó:

+ , : Điểm trung bình các bài kiểm tra ở nhóm TNg và nhóm ĐC.

+ nTNg, nĐC, STNg, SĐC: Số HS, độ lệch chuẩn của nhóm TNg và nhóm ĐC.

- Nếu , khẳng định phương sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết thống kê:

Giả thiết H0:Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu la không có ý nghĩa với phương sai khác nhau”.

Giả thiết H1:Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu la có ý

nghĩa với phương sai khác nhau”.

Sử dụng đại lượng kiểm định t theo công thức:.

Cụ thể quá trình tính toán và biện luận như sau:

+ t = 2,01, tra bảng phân phối t – student với bậc tự do F = 150, với mức ý nghĩa α = 0,05 khi đó tα = 1,66.Như vậy t>tα chứng tỏ TNg cho kết quả rõ rệt.

+ Tính = 1,26. Với bậc tự do fTNg = 150, fĐC = 149 thì Fα = 1,35 và F < Fα. Vậy sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm TNg va nhóm ĐC la không có ý

nghĩa.

+ Tính đại lượng kiểm định: t = = 4,35

Tra bảng t-student với bậc tự do f = nTNg + nĐC -2 = 150+149-2 = 297 thu được tα = 1,66 và t >tα.

Vậy giả thuyết H0bị bác bỏ và giả thuyết H1 được chấp nhận.

Thông qua kiểm định giả thiết thống kê, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Điểm trung bình các bai kiểm tra của nhóm TNg cao hơn so với nhóm ĐC. Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu la có ý nghĩa với phương sai khác nhau. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng phương pháp BTNB với sự hỗ trợ của TNTT vao dạy học mang lại hiệu quả cao hơn so với dạy học theo PPDH thông thường.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w