Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Đặt câu hỏi và yêu
cầu cả lớp suy nghĩ trả lời:
- Hãy trình bày quy tắc xác định chiều lực từ.
- Hãy trình bày quy tắc xác định chiều đường sức từ của dòng điện thẳng.
- Yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời.
- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV
- Cá nhân nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song (20 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Bước 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
GV cho HS quan sát hình ảnh về tương tác từ giữa hai nam châm, giữa nam châm và dòng điện.
Câu hỏi nêu vấn đề : Giữa hai dòng điện thẳng song song có tương tác từ hay không? Nếu có thì lực tương tác đó có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS giải
HS đặt câu hỏi:
Giữa nam châm và dòng điện có tương tác từ. Vậy, giữa hai dòng điện có tương tác từ không?
HS nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
- Thảo luận nhóm về tương tác
1.Tương tác giữa 2 dòng điện thẳng song song
a.Giải thích thí nghiệm
thích tương tác giữa 2 dòng điện song song ngược chiều - Gợi ý:
+ Xác định cảm ứng từ của dòng điện I1
gây ra tại điểm M trên dòng điện I2
+ Xác định lực từ tác dụng lên đoạn CD mang dòng điện I2
+ Nhận xét về dòng điện I2 dưới tác dụng của lực từ F12
-> Tương tự cho dòng điện I1
- Nhận xét trình bày của HS và kết luận Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
giữa 2 dòng điện song songngược chiều theo gợi ý của GV
- Trình bày giải thích về sự tương tác đó
- Nhận xét về trình bày của bạn
- Thảo luận và trả lời câu hỏi C1
Bước 2. Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS GV yêu cầu HS ghi ý
kiến của mình vào vở thí nghiệm về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song
HS làm việc cá nhân ghi theo suy nghĩ của mình vào vở thí nghiệm.
Hai dòng điện thẳng song song có tương tác với nhau.
Hai dòng điện thẳng song song hút nhau nếu chúng cùng chiều.
Hai dòng điện thẳng song song đẩy nhau nếu chúng ngược chiều.
Hai dòng điện thẳng song song hút nhau nếu chúng ngược chiều.
Hai dòng điện thẳng song song đẩy nhau nếu chúng cùng chiều.
Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song không phải là tương tác từ.
Lực từ tác dụng lên hai dòng điện thẳng song song làm chúng tương tác với nhau.
Bước 3. Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm Từ các quan niệm
ban đầu của HS, GV tập hợp thành nhóm các quan niệm :
Quan niệm 1: Hai dòng điện thẳng song song hút nhau nếu chúng cùng chiều.
Quan niệm 2: Hai dòng điện thẳng song song đẩy nhau nếu chúng ngược chiều.
Quan niệm 3: Hai dòng điện thẳng song song hút nhau nếu chúng ngược chiều.
Quan niệm 4: Hai dòng điện thẳng song song đẩy nhau nếu
chúng cùng chiều.
GV yêu cầu HS đề xuất phương án để kiểm chứng
HS thảo luận nhóm để đề xuất phương án thí nghiệm
- Cho hai dòng điện thẳng song song cùng chiều đi qua hai dây dẫn.
- Cho hai dòng điện thẳng song song ngược chiều đi qua hai dây dẫn.
Bước 4. Tiến hành thí nghiệm Yêu cầu HS nhận
dụng cụ thí nghiệm và tự tiến hành thí nghiệm.
HS tự tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đơn giản tự tạo.
Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - GV yêu cầu HS báo
cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.
GV đưa ra kết luận chung :
Giữa hai dòng điện thẳng song song có tương tác từ.
Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau.
Hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau.
- HS thống nhất ý kiến trong nhóm và cử đại diện trình bày lên giấy A0 để báo cáo trước lớp.
Hoạt động 3: Thiết lập công thức tính lực tương tác và định nghĩa đơn vị
ampe(10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS thiết
lập công thức tính lực tương tác F12 và F21
- Gợi ý: Xác định theo công thức định luật Ampe
+ Xác định độ lớn cảm ứng từ của dòng điện thẳng
- Nhận xét trả lời của HS và kết luận
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 2 và trình bày về định nghĩa đơn vị ampe
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận.
- Thiết lập công thức tính độ lớn của lực từ tác dụng dòng điện I2: F12theo gợi ý của GV
- Trình bày công thức thiết lập - Nhận xét trình bày của bạn
- Đọc SGK phần 2 và trình bày về định nghĩa đơn vị ampe
- Nhận xét trình bày của bạn
b.Công thức tính lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song
r(m): Khoảng cách giữa I1,I2
2.Định nghĩa đơn vị ampe
Ampe la cường độ dòng điện không đổi khi chạy trong 2 dây dẫn thẳng,tiết diện nhỏ,rất dai,
song song với nhau va cách nhau 1m trong chân không thì trên mỗi mét dai của mỗi dây có 1 lực từ bằng 2.10-7N tác dụng.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố kiến thức (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS trả lời
câu hỏi 1/SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS và tóm tắt kiến thức bài học
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
- Tóm tắt kiến thức bài học
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔNVẬT LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY
NẶN BỘT CÓ HỖ TRỢ THÍ NGHIỆM TỰ TẠO
Kính thưa quý Thầy(Cô) giáo!
Hiện nay chúng tôi đang tiến hanh thực hiện đề tai:“Tổ chức dạy học chương
“Từ trường” Vật lí 11 trung học phổ thông theo phương pháp bàn tay nặn bột với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo”. Để chúng tôi có thể tìm hiểu về tình hình thực tế việc áp dụng phương pháp dạy học trong dạy học chương “Từ trường” ở trường phổ thông, mong quý Thầy(Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình.
Thông tin cá nhân
Họ và tên Giáo viên:……….
GV trường:………...
Số năm công tác:………Dạy khối (lớp):………
Quý Thầy(Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vao đáp án nếu đồng ý.
Quý Thầy(Cô)có thể chọn nhiều câu trả lời đối với các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 1:Quý Thầy(Cô)thường sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây trong quá trình dạy học Vật lí?
A. DH nêu vấn đề;
B. DH theo dự án;
C. DH hợp tác theo nhóm;
D. DH bàn tay nặn bột;
E. PP thuyết trình;
F. PP thực nghiệm;
G. PPDH khác.
Câu 2:Yếu tố nào sau đây gây khó khăn cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột?
A. Năng lực tự học của học sinh hạn chế;
B. Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn;
C. Cần quá nhiều thời gian để chuẩn bị giáo án;
D. Thời gian tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột quá nhiều.
Câu 3:Quý Thầy(Cô) thường sử dụng phương tiện dạy học nào để hỗ trợ cho phương pháp bàn tay nặn bột?
A. Thí nghiệm vật lí;
B. Máy chiếu projector, máy vi tính;
C. Máy chiếu qua đầu;
D. Tranh, ảnh;
E. Bảng biểu.
Câu 4:Việc học sinh tự tạo thí nghiệm sẽ gặp những khó khăn gì?
A. Năng lực làm thí nghiệm của học sinh hạn chế;
B. Vật liệu dùng để chế tạo thí nghiệm khó tìm;
C. Thời gian hạn chế, không đủ để làm thí nghiệm.
Câu 5:Quý Thầy(Cô) thường đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách nào?
A. Kiểm tra viết;
B. Kiểm tra miệng;
C. Qua sản phẩm thí nghiệm học sinh tự làm;
D. Quan sát hoạt động của học sinh.
Câu 6:Nội dung kiến thức chương “Từ trường” có đặc điểm nào sau đây gây khó khăn cho việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột?
A. Nội dung trừu tượng;
B. Nhiều nội dung có tính áp đặt, bắt buộc học sinh phải chấp nhận;
C. Các thí nghiệm phức tạp, khó thực hiện;
D. Ít có phương tiện để tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Câu 7:Quý Thầy(Cô)có thường xuyên sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học không?
A. Thường xuyên; B. Thỉnh thoảng;
C. Rất ít; D. Không bao giờ.
Câu 8:Quý Thầy(Cô)có thường cho học sinh tự tạo thí nghiệm vật lí không?
A. Thường xuyên; B. Thỉnh thoảng;
C. Rất ít; D. Không bao giờ.
Câu 9:Quý Thầy(Cô)có thường phát hiện quan niệm của học sinh trong khi dạy học không?
A. Thường xuyên; B. Thỉnh thoảng;
C. Rất ít; D. Không bao giờ.
Ngày…….tháng……năm 2015 Xin chân thành cảm ơn quý Thầy(Cô)!
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Câu A (%) B (%) C (%) D (%) E (%) F (%) G (%)
1 23,1 15,4 23,1 7,7 69,2 15,4 0,0
2 69,2 76,9 30,7 23,1 0,0 0,0 0,0
3 92,3 84,6 84,6 61,5 100,0 0,0 0,0
4 69,2 38,5 76,9 0,0 0,0 0,0 0,0
5 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
6 84,6 15,4 7,7 0,0 0,0 0,0 0,0
7 0,0 7,7 61,5 30,7 0,0 0,0 0,0
8 0,0 0,0 76,9 23,1 0,0 0,0 0,0
9 0,0 7,7 76,9 15,4 0,0 0,0 0,0
PHỤ LỤC 3
KIỂM TRA MỘT TIẾT CHƯƠNG II MÔN VẬT LÝ LỚP 11
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:...Lớp...
Câu 1: Một electron bay vào không gian của một từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2T với vận tốc ban đầu v0 = 2.105m/s và có hướng vuông góc với hướng vectơ cảm ứng từ.Lực Lo-ren-xơ tác dụng vào electron có độ lớn là
A. 6,4.10-15N. B. 6.10-15N. C. 4.10-15N. D. 2.10-15N.
Câu 2: Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4T với vận tốc ban đầu v0 = 3,2.106m/s và có hướng vuông góc với vectơ cảm ứng từ, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Bán kính quỹ đạo của electron là
A. 22cm. B. 10cm. C. 18,2cm. D. 26cm.
Câu 3:Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện đó. Mối quan hệ giữa độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là
A. BM = 4BN. B. BM = 2BN. C. . D..
Câu 4:Để xác định chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng, đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn cần dùng theo thứ tự quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc cái đinh ốc 1, quy tắc cái đinh ốc 2.
B. Quy tắc cái đinh ốc 2, quy tắc cái đinh ốc 1.
C. Quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải.
D. Quy tắc bàn tay phải, quy tắc bàn tay trái.
Câu 5:Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện có cường độ I = 1A chạy qua. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10 cm có độ lớn
A. 4.10-7T. B. 4.10-6T. C. 2.10-8T. D. 2.10-6T.
Câu 6:Khi nói về vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. không có hướng xác định.B. cùng hướng với hướng của lực từ.
C. vuông góc với đường sức từ.D. cùng chiều với chiều của đường sức từ.
Câu 7: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tại điểm A cách dây 10cm cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là
A. I=50A. B. I=20A. C. I=30A. D. I=10A.
Câu 8:Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn
A. 2
2 7 1
10 .
2 r
I F = π − I
. B. 2
2 7 1
10 .
2 r
I F = π − I
.
C. r
I F=2.10−7 I1 2
. D. 2
2 7 1
10 .
2 r
I F= − I
.
Câu 9:Khi nói về tương tác giữa hai dòng điện, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.
B. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện.
C. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện.
Câu 10: Một ống dây dài 20cm gồm 200 vòng dây, cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn 6.10-4T.Giá trị cường độ dòng điện đi qua ống dây là
A. 150A. B. 6.67A. C. 1,5A. D. 15A.
Câu 11:Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điệnkhông dựa trên hiện tượng nào sau đây?
A. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
D. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
Câu 12: Tương tác giữa nam châm với hạt mang điện chuyển động là A. Tương tác cơ học. B. Tương tác hấp dẫn.
C. Tương tác điện. D. Tương tác từ.
Câu 13:Một dòng điện có cường độ I = 5A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5T. Điểm M cách dây một khoảng
A. 25cm. B. 10cm. C. 2,5cm. D. 5cm.
Câu 14: Một ống dây hình trụ dài 20 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A, cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 31,4.10-4T. Số vòng dây của ống dây là
A. 497 vòng. B. 250 vòng. C. 150 vòng. D. 100 vòng.
Câu 15:Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ là 5A ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10cm có độ lớn
A. 2.10-5T. B. 2.10-5T. C. 1.10-5T. D. 3.10-5T.
Câu 16: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
B. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.
C. Vectơ cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
D. M và N đều nằm trên một đường sức từ.
Câu 17: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40cm. Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ lần lượt là I1 = I2 = 100A, cùng chiều chạy qua.
Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1đoạn 10cm, cách dòng I2đoạn 30cm có độ lớn là
A. B= 13,3.10-5T. B. B= 24.10-5T. C. B= 2.10-4T. D. B= 0T.
Câu 18: Cảm ứng từ của dòng điện chạy qua một vòng dây tròn tại tâm của vòng dây sẽ thay đổi như thế nào khi ta tăng đồng thời cả cường độ dòng điện và bán kính vòng dây lên 2 lần?
A. Tăng lên 6 lần. B. Tăng lên 4 lần.
C. Tăng lên 2 lần. D. Không thay đổi.
Câu 19: Hai dây điện thẳng, dài song song cách nhau 10cm trong chân không, dòng
điện trong hai dây dẫn cùng chiều có cường độ lần lượt là I1 = 2A và I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của mỗi dây dẫn là
A. lực hút có độ lớn 4.10-7N. B. lực đẩy có độ lớn4.10-6N.
C. lực đẩy có độ lớn4.10-7N. D. lực hút có độ lớn 4.10-6N.
Câu 20:Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của cảm ứng từ?
A. cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực.
B. cảm ứng từ là đại lượng vec tơ.
C. độ lớn cảm ứng từ được xác định theo công thức,phụ thuộc vào cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
D. độ lớn cảm ứng từ được xác định theo công thứcB=, không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
Câu 21:Dòng điện có cường độ I = 5A chạy qua một đoạn dây dẫn MN thẳng, dài 6 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó có độ lớn F = 7,5.10-2N. Góc α hợp bởi dây dẫn MN và đường cảm ứng từ là
A. 300. B. 0,50. C. 900. D. 600.
Câu 22: Một đoạn dây dẫn CD có chiều dài l có dòng điện cường độ I chạy qua, đặt trong từ trường vuông góc với các đường sức từ. Biểu thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn CD là
A. F= Bilsinα. B. F=0. C. F= BISsinα. D. F= BIl.
Câu 23: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 N. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn
A. 1,0T. B. 0,4T. C. 0,8T. D. 1,2T.
Câu 24: Cho hai dây dẫn thẳng rất dài đặt song song cách nhau 20cm có dòng điện cường độ I chạy qua. Nếu lực từ tác dụng lên 1m chiều dài của dây dẫn là 250.10-7N thì cường độ dòng điện có giá trị là
A. I=50A. B. I=2,5A. C. I=5A. D. I=25A.
Câu 25:Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42cm. Dây dẫn thứ nhất mang dòng điện có cường độ 3A, dây dẫn thứ hai mang dòng điện có cường độ 1,5A. Nếu hai dòng điện đó ngược chiều thì những điểm mà tại đó độ lớn cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng
A. Song song với I1, I2 và cách I1 một khoảng 28cm.
B.Nằm giữa hai dây dẫn, song song với I1, I2 và cách I2 một khoảng 14cm.
C. Nằm ngoài khoảng giữa hai dây dẫn, song song với I1, I2 và cách I2 một khoảng 42cm.
D. Song song với I1, I2 và cách I2 một khoảng 20cm.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A C C A D D D C A C C D C B
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp án D A A D D C A D C C C
PHỤ LỤC 4