Kết quả điều tra thực trạng dạy học các ứng dụng kĩ thuật và mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống ở các trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CƠ HỌC CHẤT LƯU” VÀ CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT LÍ KĨ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Trang 34 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰA TRÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẬT LÍ, KĨ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1.4. Thực trạng việc dạy học trên cơ sở khai thác mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống ở trường THPT

1.4.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học các ứng dụng kĩ thuật và mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống ở các trường THPT hiện nay

Chúng tôi phát phiếu điều tra cho GV và HS thuộc các trường THPT Phong Điền, THPT Hương Trà, THPT Đặng Huy Trứ tỉnh Thừa Thiên Huế, thu thập số liệu và xử lí kết quả thu được như sau:

1.4.2.1. Đối với Giáo viên

Kết hợp phát phiếu điều tra và phỏng vấn một số GV dạy học Vật lí, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra việc vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học của GV.

STT Nội dung Mức độ (%)

1

Trong giờ Vật lí thầy (cô) có thường xuyên quan tâm đến mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 16,7 83,3 0

2

Thầy (cô) có tìm hiểu mong muốn của học sinh về mối quan hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong giờ học vật lí không ?

Rất Thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 5,6 83,3 11,1

3

Trong giờ Vật lí thầy (cô) có lồng ghép chỉ ra những ứng dụng của Vật lí vào Kĩ thuật và Đời sống không ?

Rất Thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 31,9 69,1 0

4

Khi dạy học vật lí thầy (cô) có thường xuyên chỉ ra các hiện tượng thực tế liên quan đến nội dung dạy học không ?

Rất Thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 44,4 55,6 0

5

Theo thầy (cô) trong dạy học Vật lí có cần làm cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống không ?

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

77,8 22,2 0

6

Theo thầy (cô) việc dạy học chú trọng đến mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống có phát huy tính tích cực và mang lại hiệu quả trong dạy học.

Đồng ý Không đồng ý

100 0

Từ kết quả điều tra cho thấy rằng: phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình kết hợp phấn bảng. Bên cạnh

đó, phương tiện chủ yếu sử dụng trong giờ học vật lí vẫn chỉ là SGK. Trong khi đó, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn vẫn còn hạn chế, do giáo viên cho rằng cần nhiều thời gian chuẩn bị bài giảng và đòi hỏi sự hỗ trợ của một số trang thiết bị hiện đại như: Projecter, laptop...

Các phương pháp dạy học tích cực thực sự được giáo viên quan tâm và khai thác sử dụng chủ yếu trong các tiết dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi...

Nhiều giáo viên cũng cho rằng việc dạy học khai thác mối liên hệ giữa Vật lí, kĩ thuật là rất cần thiết tuy nhiên do áp lực thời gian nên việc liên hệ kiến thức của bài học với với những ứng dụng của nó trong kĩ thuật và đời sống vẫn còn ít, nếu có thì cũng chưa thực sự hiệu quả.

Và các thầy cô đều cho rằng: việc tổ chức dạy học trên cơ sở mối quan hệ giữa vật lí, kĩ thuật và đời sống giúp học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức vật lí. Từ đó giúp các em yêu thích môn Vật lí, và tin tưởng hơn vào khoa học, đồng thời vận dụng được những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống mà chính các em đang sống.

1.4.2.2. Đối với Học sinh

Chúng tôi tiến hành điều tra thái độ và nhu cầu của học sinh trong việc dạy học vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống ở lớp 10B1, 10B2, 10B3, 10B4, 10B5, 10B6, 10B8, 10B9 trường THPT Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để biết xem có thể triển khai việc DH vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống có khả thi hay không, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với việc vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống của HS trong môn Vật lí.

STT Nội dung Mức độ (%)

1

Theo các em trong quá trình học Vật lí việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống có cần thiết không ?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

47,3 46,4 6,3

2 Các em có cảm thấy hứng thú với các giờ học Vật lí không ?

Rất hứng thú Hứng thú

Không hứng thú

13,2 50,5 36,3

3

Trong quá trình dạy học Vật lí thì thầy (cô) giáo có thường xuyên liên hệ thực tế không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 17,4 79,1 3,5

4

Trong quá trình dạy học Vật lí thì thầy (cô) giáo có thường xuyên chỉ ra những ứng dụng của vật lí vào Kĩ thuật và Đời sống không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 9,5 82 8,5

5 Các em có mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào đời sống không ?

Rất mong muốn Mong muốn

Không cần thiết

64,4 27,1 8,5

6

Các em có thường xuyên vận dụng kiến thức vật lí được học vào thực tiễn đời sống không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

0 20,5 65,6 13,9

7

Trong quá trình dạy học Vật lí thì giáo viên có thường xuyên sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

2,8 22,1 75,1 0

8

Thầy (cô) giáo có thường xuyên ra cho các em những bài tập có nội dung thực tế không ?

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

2,5 12,3 77,3 7,9

Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng HS chưa có nhiều hứng thú đối với môn học, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó GV ít chú trọng đến việc giảng dạy các ứng dụng bài học để giải thích các hiện tượng, các ứng dụng kĩ thuật và trong đời sống thực tế. Chúng tôi có trao đổi với một vài HS thì được biết, trong quá trình dạy học, hầu như

GV chỉ quan tâm đến kiến thức SGK và rất ít khi đưa ra những câu hỏi mang tính vận dụng cao, việc dạy học dựa vào phấn bảng là chủ yếu, còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng bài giảng điện tử và phương tiện nghe nhìn. Trong khi đó nhu cầu việc hiểu biết và có thể vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng kĩ thuật rất cao.

Kết luận chung qua đợt điều tra này cho thấy, hiện nay các trường THPT chưa có trường nào triển khai vấn đề này và cũng chưa có GV vật lí nào ở cấp THPT triển khai DH theo hình thức này.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CƠ HỌC CHẤT LƯU” VÀ CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT LÍ KĨ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w