Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰA TRÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẬT LÍ, KĨ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1.4. Thực trạng việc dạy học trên cơ sở khai thác mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống ở trường THPT
1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học.
Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để củng cố bài (thực chất chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài học.
Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.
- Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức vật lí nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”, với tâm lý ngại cho học sinh tiếp xúc với thí nghiệm vì sợ học sinh làm hư hỏng, gây phiền toái, điều này là tương đối phổ biến ở các trường trung học phổ thông, làm cho học sinh phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm vật lí. Nhiều trường chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều
dạy học như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử ...).
- Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu liên quan đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thí nghiệm hay các buổi ngoại khóa, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.
- Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện nay. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện, toàn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về điểm số. Đối với môn Vật lí, một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là kiểm tra đánh giá thông qua thí nghiệm cũng còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe hở” khá rộng, một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên.
Mặc dù trên 90% giáo viên được đào tạo chính quy nhưng do một giáo viên dạy nhiều lớp và nhiều khối nên phải chuẩn bị nhiều giáo án (6 đến 8 giáo án khác nhau trong một tuần, chưa kể công việc khác). Do đó họ không có nhiều thời gian để đầu tư giáo án, chuẩn bị thí nghiệm cho tốt, không tự tạo thí nghiệm đơn giản, hay điều tra các quan niệm sẵn có của học sinh, để dựa vào đó mà hoạch định chiến lược dạy học.
Giáo viên quá bám sát vào khung phân phối chương trình, chưa có sự linh động. Đa số giáo viên không muốn áp dụng phương pháp mới hoặc khai thác các quan niệm sẵn có của học sinh vì thời gian không cho phép. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn
chế, chưa đầu tư cho việc chuẩn bị tiết dạy, thiết kế bài dạy học nhằm hướng học sinh vào vai trò trung tâm của quá trình dạy học.
- Đề xuất một số biện pháp
+ Thứ nhất, vấn đề giảm tải chương trình, đổi mới nội dung và cách viết sách giáo khoa cần phải được quan tâm đúng mức.
Thông qua việc nghiên cứu chương trình sách giáo khoa vật lí mới cấp trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) và sách giáo khoa vật lí thí điểm trung học phổ thông ban khoa học tự nhiên (lớp 10, 11, 12), một tín hiệu đáng mừng là nội dung kiến thức đã được giảm tải khá nhiều so với nội dung sách giáo khoa cũ, các đơn vị kiến thức được trình bày theo hướng coi trọng vai trò của phương tiện dạy học và gắn liền với thực tiễn. Nội dung chính của bài học được thể hiện dưới các hình thức như cung cấp tư liệu, các thông tin cần tìm kiếm (dưới dạng kênh chữ và kênh hình); các giải pháp dẫn dắt học sinh xử lí và tìm kiếm thông tin (hệ thống các câu hỏi dẫn dắt, hệ thống các bài tập định tính và định lượng, một số thí nghiệm không quá phức tạp ...) để tiếp cận tri thức. Với cách trình bày kiến thức giáo khoa như vậy, tạo cho học sinh giải quyết được các tình huống theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, học sinh có điều kiện được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng linh hoạt hơn.
+ Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải được tiến hành rộng khắp, các hình thức dạy học theo lối “thông báo - tái hiện”, “dạy chay” cần phải từng bước xoá bỏ, thay vào đó là các phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn.
Xu hướng dạy học mới hiện nay là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Theo đó:
- Nội dung dạy học phải mới, cái mới ở đây không phải là quá xa lạ với học sinh, cái mới phải liên hệ và phát triển từ cái cũ, kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của học sinh.
- Cần phối hợp tốt nhiều phương pháp như nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh.
- Sử dụng phối hợp tốt các phương tiện dạy học. Sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau như làm việc theo nhóm, tham quan, làm việc trong phòng thí
- Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và học sinh. Giáo viên, bạn bè thường xuyên động viên, khen thưởng khi học sinh có thành tích học tập tốt.
- Luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào những tình huống mới của thực tiễn. Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập.
Đặc biệt, Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy đòi hỏi giáo viên bộ môn phải tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. Điều đó là một yếu tố mang tính đột phá đối với chiến lực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trong dạy học vật lí, người giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh; rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện ngôn ngữ vật lí và cách diễn đạt ngôn ngữ vật lí cho học sinh. Có như thế, vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa.
- Thứ ba, cần có những đổi mới tích cực trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Theo chúng tôi, đây là giải pháp có thể thực hiện được ngay ở các trường phổ thông, thậm chí ở cả các đề thi tốt nghiệp, nó sẽ có tác dụng rất lớn trong nhận thức và phương pháp học tập của học sinh. Giải pháp này có thể thực hiện một cách đơn giản bằng cách sử dụng thêm bài tập tịnh tính hay câu hỏi thực tế ở phần cuối của đề kiểm tra hay đề thi. Như thế, với tỉ lệ điểm số không cần lớn lắm trong bài kiểm tra ta vẫn có thể đưa việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn thành một trong những mục tiêu của quá trình học tập của học sinh.
Những giải pháp kể trên liên quan đến rất nhiều vấn đề, tuy nhiên sự thành công trong mỗi giải pháp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Chúng tôi hi vọng rằng, nếu có được sự quan tâm lớn của các cấp quản lí giáo dục, nếu có được sự nỗ lực của mỗi thầy cô giáo, thì việc khắc phục thực trạng trên chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Kết lận chương 1
Cùng với những biến đổi tích cực của xã hội cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ, con người và đặc biệt là học sinh bậc trung học phổ thông - đối tượng chuẩn bị tham gia trực tiếp sản xuất hoặc học thêm về chuyên môn cần thiết phải phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập đồng thời cần rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế từ trong nhà trường để học sinh tránh khỏi những khó khăn ban đầu khi rời khỏi trường học. Để làm được những điều đó rất cần sự hỗ trợ của gia đình, xã hội mà nhất là người giáo viên. Người giáo viên cần có một sự đầu tư và gia công kiến cố trình độ chuyên môn, tay nghề cần có những hiểu biết tốt về kiến thức cuộc sống, khoa học kĩ thuật, và công nghệ, phải đam mê công việc và yêu thương học sinh.
Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống là một mối quan hệ xuyên suốt trong sự phát triển của khoa học nói chung và vật lí học nói riêng. Mối quan hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống càng thể hiện rõ nét khi mà khoảng thời gian từ lúc phát minh, đến ứng dụng vào kĩ thuật và đời sống ngày càng được rút ngắn.
Việc vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học rất quan trọng quá trình dạy học. Qua chương này đã tìm hiểu được
- Sự cần thiết của việc dạy học vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học ở các trường THPT.
- Tìm hiểu được bản chất dạy học mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học vật lí ở trường THPT.
- Các biện pháp khai thác mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống.
Qua đó cũng điều tra thực trạng, nguyên nhân việc khai thác và vận dụng mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Việc khai thác những ứng dụng của kĩ thuật liên quan và áp dụng vào đời sống còn rất nhiều hạn chế và cần được khắc phục.
Dựa trên những thực trạng đó bản thân đã mạnh dạng đề xuất các biện pháp tăng cường mối liên hệ Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống trong dạy học vật lí hết sức cụ thể như:
- Vấn đề giảm tải chương trình, đổi mới nội dung và cách viết sách giáo khoa cần phải được quan tâm đúng mức. Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức
- Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải được tiến hành rộng khắp, các hình thức dạy học theo lối “thông báo - tái hiện”, “dạy chay” cần phải từng bước xoá bỏ, thay vào đó là các phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn. Trong quán trình dạy học cần chú trọng nhiều đến việc vận dụng kiến thức vật lí giải thích những hiện tượng trong đời sống, giải thích làm rõ nguyên lí kĩ thuật và máy móc thiết bị. Trong quá trình dạy cần lồng ghép các video, tranh ảnh thực tế, thí nghiệm hay các buổi ngoại khóa giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập.
Làm rõ những ứng dụng Vật lí trong Kĩ thuật và Đời sống. Qua đó có thể phần nào định hướng cho việc giảng dạy vận dụng mối liên hệ Vật lí, kĩ thuật và đời sống một cách hiệu quả nhằm, phát huy tính tích cực học sinh, tính thực tiễn của môn học và nâng cao hiệu quả dạy học.
Dựa vào những nghiên cứu trên chúng tôi sẽ xây dựng thiết kế tiến trình dạy học Vật lí vận dụng mối quan hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và Đời sống vào một số kiến thức chương “Cơ học chất lưu”và “Chất khí” Vật lí 10 THPT và vận dụng vào dạy học một cách cụ thể.