Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lý

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lý

1.2.1. Thực trạng về sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lý

Qua điều tra một số GV ở các trường phổ thông, như: trường THPT Phan Đăng Lưu, trường THCS & THPT Hà Trung thuộc huyện Phú Vang và trao đổi, phỏng vấn một số đồng nghiệp ở một số trường khác về khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lý, kết quả cho thấy:

- Trong quá trình dạy học, có hơn 70% GV còn thực hiện theo lối dạy học truyền thống, ít chú trọng đến việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế. Do đó, HS ít tích cực trong giờ học, GV chưa tạo được cho HS nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế. Thực tế GV chỉ thực hiện đổi mới PPDH trong một số tiết thao giảng, thanh tra, kiểm tra…

- Việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế, nhất là những bài tập có nội dung thực tế được thể hiện qua thí nghiệm, để tạo ra các tình huống có vấn đề hay hình thành kiến thức mới ít được quan tâm. Thậm chí ở một số trường, một số GV chỉ sử dụng một hoặc hai lần thí nghiệm vào dạy học ở trên lớp trong một học kỳ. Do đó, cơ hội để HS làm quen, sử dụng, rèn luyện kỹ năng thực hành rất hạn chế.

- Đa số GV chú trọng đến các bài tập tính toán thuần túy vận dụng công thức mà rất ít sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học, trong khi đó hầu hết HS được hỏi đều cho rằng, trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về vật lý, việc vận dụng kiến thức vật lý để giải các bài tập có nội dung thực tế là rất thú vị và cần thiết.

- Trên 90% GV không sử dụng bài tập có nội dung thực tế vào việc vận dụng, củng cố hay kiểm tra, đánh giá HS, nếu có chỉ là những bài tập có sẵn trong SGK.

1.2.2. Thực trạng về khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống của học sinh

Kiến thức vật lý hầu như liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Trong chương trình vật lý phổ thông, kiến thức vật lý tập trung ở các lĩnh vực khác nhau như cơ học, nhiệt học, điện học, quang học… Trong mỗi lĩnh vực lại bao gồm một khối lượng tri thức đồ sộ, đặc biệt là có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực

tế. Việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hiểu rõ vai trò ý nghĩa thực tế của môn học, tạo nhu cầu hứng thú và lòng đam mê khoa học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy phần lớn HS chưa coi trọng việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa chú trọng rèn luyện các thao tác tư duy, còn học theo lối hàn lâm, truyền thống nên hiệu quả học tập chưa đạt được như mong muốn.

Thông qua việc khảo sát thực tế HS ở trường THPT Phan Đăng Lưu, trường THCS & THPT Hà Trung trên địa bàn thuộc huyện Phú Vang, chúng tôi nhận thấy thực trạng về vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tế của HS THPT hiện nay còn rất nhiều hạn chế, những biểu hiện phổ biến là:

- Trong quá trình làm bài tập vật lý, 90% HS chỉ quan tâm đến các bài tập tính toán mà không quan tâm đến các bài tập có nội dung thực tế. Các em cho rằng, việc giải một bài tập có nội dung thực tế chính xác là rất khó khăn, đặc biệt giải thích một hiện tượng vật lý cụ thể lại càng khó khăn hơn.

- Trong các giờ học vật lý, đa số HS thường ngại trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống, mặc dù hầu hết các em đều cho rằng giải thích được các câu hỏi như thế thật là thú vị.

- Ở nhà, hầu hết HS không quan tâm đến việc tìm tòi, giải thích các hiện tượng vật lý hay các ứng dụng của vật lý vào những công việc cụ thể. Khi giới thiệu và yêu cầu các em giải thích một hiện tượng vật lý rất đơn giản, các em cũng không biết hoặc nếu biết cũng gặp rất nhiều lúng túng trong cách lập luận để giải.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trực tiếp trao đổi với nhiều bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy vật lý ở một số trường THPT khác. Kết quả cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế của HS trong quá trình nhận thức có liên quan đến vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống. Cụ thể là:

- Khả năng hiểu biết về các dụng cụ, phương tiện kĩ thuật còn yếu, những thao tác, kỹ năng thực hành còn nhiều hạn chế. HS thường chỉ biết trên lý thuyết, thông qua hình ve, cách làm của GV, chưa thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với chúng nên thường cảm thấy xa lạ và khó khăn khi sử dụng.

- Khả năng quan sát, liên tưởng đến các vấn đề thực tế còn hạn chế. Phần lớn HS hầu như “dửng dưng” trước một hiện tượng vật lý mà mình hay bắt gặp.

- Khả năng tư duy, suy luận lôgic trong quá trình giải thích hiện tượng còn hạn chế. Thực tế cho thấy, khi HS giải thích hiện tượng, thường chỉ đưa ra câu trả lời cuối cùng theo cảm tính mà dấu đi phần lập luận cần thiết.

- Thời gian dành cho HS vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế hầu như không có. Do khối lượng kiến thức HS phải tiếp nhận trong một tiết học rất lớn nên HS không có thời lượng dành cho việc giải thích hay vận dụng kiến thức vào thực tế. Ngoài giờ học, HS cũng thường tập trung thời gian cho các lĩnh vực khác nên việc vận dụng kiến thức vào thực tế ngoài giờ học cũng không có nhiều.

Trên đây là một số tồn tại cần khắc phục trong việc vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế. Tuy nhiên, vẫn công nhận rằng, có không ít HS rất coi trọng việc vận dụng, áp dụng kiến thức vật lý vào thực tế bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

1.2.3. Nguyên nhân của các thực trạng

Những thực trạng nêu trên rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vật lý và cần phải được khắc phục. Muốn vậy, trước hết cần phải xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, quỹ thời gian của một tiết học hạn chế đến việc truyền tải nội dung kiến thức có trong bài học. Thực tế dạy học cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, GV dành thời gian cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS là không nhiều. Thông thường, GV đã mất một khoảng thời gian nhất định để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và củng cố bài học nên chỉ còn khoảng 35 phút dành cho việc lĩnh hội kiến thức mới. Với khoảng thời gian này, GV phải đảm bảo dạy cho HS một lượng không nhỏ kiến thức mới nên khó mà tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ kiến thức vừa lĩnh hội với thực tế đời sống. Nếu có, GV cũng chỉ có thể liệt kê các sự vật, hiện tượng liên quan mà không thể phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và sâu sắc được.

Thứ hai, việc đổi mới PPDH đang được các trường phổ thông quan tâm và tiến hành trong những năm gần đây song nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này có thể do những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà chưa khuyến khích được GV đổi mới PPDH. Các biện pháp TCHHĐNT của HS chưa được chú

trọng. Đa số GV vẫn sử dụng lối dạy “thông báo – tái hiện” và chỉ một vài tiết có TCHHĐNT của HS.

Thứ ba, sự đầu tư về thời gian và công sức cho việc dạy học của GV chưa cao.

Do đời sống của GV hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nên ngoài nhiệm vụ dạy học còn làm nhiều công việc khác. Trong khi đó, giải bài tập có nội dung thực tế thường mất nhiều thời gian của giờ lên lớp và chấm bài tập có nội dung thực tế cũng mất nhiều thời gian vì câu trả lời của HS có thể khác nhau. Điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.

Thứ tư, việc kiểm tra - đánh giá trong dạy học hiện nay chưa thật hợp lí.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế kiểm tra đánh giá ở các trường THPT hiện nay, chúng tôi nhận thấy phương pháp (PP) và hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, toàn bộ việc đánh giá dựa vào điểm số. Các bài tập có nội dung thực tế hầu như ít sử dụng trong nội dung các bài kiểm tra ở nhiều trường phổ thông, trong khi đó các BT có tính phục vụ cho các kì thi lại được sử dụng nhiều.

1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng bài tập có nội dung thực tế 1.2.4.1. Thuận lợi

Việc đổi mới PPDH, cũng như nội dung và hình thức thể hiện của sách giáo khoa vật lý đã phát huy tác dụng tích cực. Nội dung kiến thức trong các sách giáo khoa vật lý có những hình ảnh, thí nghiệm liên quan trực tiếp tới đời sống và phù

hợp với trình độ của HS. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, GV đã quen dần với việc đổi mới PPDH. PPDH mới đang được sử dụng thành thạo hơn và phát huy hiệu quả.

Dần dần, GV có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Đây chính là một thuận lợi bước đầu cho việc tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS thông qua việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế.

Thông qua những đợt học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn về đổi mới PPDH đã giúp GV có thêm kiến thức về các PP tổ chức dạy học theo hướng TCHHĐNT của HS. Nhờ đó, GV có thể tổ chức tốt, thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, qua đó các bài tập có nội dung thực tế được tăng cường sử dụng và hỗ trợ tốt hơn.

Các cấp quản lý giáo dục ngày càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất;

đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, giàu tâm huyết, thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới PPDH đã giúp cho hoạt động dạy học ngày càng có hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, trong năm học 2013 – 2014 đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngành giáo dục đã có những động thái mạnh me, quyết tâm trong việc đổi mới PP thi cử, kiểm tra đánh giá. Do đó, ở các trường THPT hiện nay, GV và HS cũng đã thay đổi PP dạy và học sao cho phù hợp. Trong đó, đưa bài tập có nội dung thực tế vào giờ dạy là một việc làm mà nhiều GV cần suy nghĩ và quan tâm.

1.2.4.2. Khó khăn

Đi đôi với những thuận lợi kể trên, việc đưa bài tập có nội dung thực tế vào giờ dạy nhằm TCHHĐNT của HS cũng gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất, việc khai thác, xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế phù

hợp với nội dung từng bài và việc thiết kế bài giảng phù hợp đòi hỏi GV phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, ngoài công tác giảng dạy, GV thường phải kiêm nhiệm thêm một số công tác khác ở trường như: công tác Đoàn thanh niên, công tác chủ nhiệm, giám thị… Ngoài ra, từ tình hình thực tế ở một số trường THPT cho thấy GV vẫn còn phải dạy tăng giờ ngoài số tiết qui định như: dạy phụ đạo cho HS yếu kém, dạy thêm – học thêm dưới sự quản lí của nhà trường, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi..., do đó không có đủ thời gian đầu tư cho việc khai thác, xây dựng và sử dụng các bài tập có nội dung thực tế. Kết quả là các bài tập có nội dung thực tế không được sử dụng nhiều. Điều này đã hạn chế việc phát huy tính tích cực của HS trong các giờ học vật lý.

Thứ hai, công nghệ thông tin là một phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới nhưng GV chưa khai thác tốt trong dạy học. Đặc biệt, một bộ phận GV ít khi khai thác các thông tin trên mạng hay sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý. Đây là một hạn chế rất lớn, khiến cho việc đưa bài tập có nội dung thực tế vào giờ dạy gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, một số GV ít quan tâm đến việc đổi mới PPDH, ít quan tâm đến việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học đặc biệt là các GV đã lớn tuổi.

Thứ tư, do áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình đã khiến đa số HS hiện nay

đều phải đi học thêm ngoài nhà trường. Khi đến lớp, những kiến thức mà thầy cô giáo đặt ra không còn mới đối với HS, nên trong một số tiết học, việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS gặp rất nhiều trở ngại, các bài tập có nội dung thực tế đặt ra không tạo được những ”tình huống có vấn đề” đối với HS.

Thứ năm, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống và kĩ thuật của phần lớn HS THPT hiện nay còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w