Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua dự giờ các tiết học của các lớp ĐC và TN được tiến hành theo tiến trình đã được xây dựng, chúng tôi nhận thấy:

* Đối với các lớp ĐC

Tuy GV có sự đổi mới về PPDH nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao.

Giáo viên chủ yếu là thuyết giảng, HS tập trung lắng nghe và ghi chép. Số lần giơ tay phát biểu ý kiến của HS không nhiều, HS chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác trong giờ học.

* Đối với các lớp TN

- Việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong mỗi tiết học đã có tác dụng phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, khuyến khích HS tham gia tranh luận, thảo luận, tạo không khí lớp học sôi nổi.

- Số lượng các bài tập có nội dung thực tế được sử dụng trong mỗi tiết học là vừa phải, hợp lí, không quá tải đối với HS, đảm bảo thời gian lên lớp.

- Qua việc giải thích và được nghe giải thích các hiện tượng vật lý có trong thực tế gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt làm cho HS mạnh dạng hơn, ngôn ngữ vật

lý được trau dồi hơn. Lập luận để giải các bài tập và tư duy logic của HS ngày càng chính xác, chặt che hơn, qua đó rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, trình bày trước đám đông.

- Sử dụng bài tập có nội dung thực tế cuối mỗi tiết học để củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đã làm cho HS thực sự phấn khởi, tự tin hơn, tạo nên tính tò mò, thích khám phá và điều quan trọng là các em yêu thích học môn vật lý hơn.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.2.1. Cách tính toán các số liệu thực nghiệm

Để so sánh và đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC, cần tính giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn bằng hai công thức sau [20]:

- Giá trị trung bình cộng:

n X f X

k

i i

i

= =1 (3.1)

Trong đó: fi là số HS đạt điểm Xi; Xi là điểm số; n là số HS dự kiểm tra.

- Độ lệch chuẩn:

1 ) (

1 1

2

= ∑=

n X X f S

k i

i (3.2)

Độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán nhiều hay ít của các kết quả thu được quanh giá trị trung bình. Nếu S càng nhỏ chứng tỏ số liệu thu được càng ít phân tán, độ tin cậy càng cao.

Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra

Nhóm Tổng số HS Điểm số (Xi)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 125 0 2 5 12 19 28 22 14 13 10

ĐC 124 0 7 12 25 28 21 14 10 5 2

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất Nhóm Tổng số

HS

Số % HS đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 125 0 1.6 4.0 9.6 15.2 22.4 17.6 11.2 10.4 8.0

ĐC 124 0 5.6 9.7 20.2 22.6 16.9 11.3 8.1 4.0 1.6

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích Nhóm

Tổng số HS

Số % HS đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 125 0 1.6 5.6 15.2 30.4 52.8 70.4 81.6 92.0 100

ĐC 124 0 5.6 15.3 35.5 58.1 75.0 86.3 94.4 98.4 100

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực

Nhóm Tổng số HS

Số % HS Kém

(1-2)

Yếu (3-4)

TB (5-6)

Khá (7-8)

Giỏi (9-10)

TN 125 1.6 13.6 37.6 28.8 18.4

ĐC 124 5.6 29.9 39.5 19.4 5.6

Đồ thị 3.3. Đồ thị phân loại theo học lực của hai nhóm Bảng 3.6. Bảng các tham số thống kê

Nhóm Tổng số HS Điểm trung bình X Độ lệch chuẩn S

TN 125 6.5 1.93

ĐC 124 5.3 1.84

Dựa vào các thông số tính toán ở trên, đặc biệt từ bảng phân loại theo học lực (Bảng 3.5), bảng các tham số thống kê (Bảng 3.6), đồ thị phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:

- Điểm trung bình X của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.

- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC.

Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Như vậy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC.

Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng ta cần kiểm định giả thuyết thống kê.

3.4.2.2. Kiểm định giả thuyết thống kê

Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là không có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê (PPDH với việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế để rèn luyện và phát triển tư duy thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Tính đại lượng kiểm định t theo công thức TNĐC TNĐC.

TNĐC

n n

X X

t S n n

= −

+ (1) với ( 1) 2 ( 1) 2

2

TN TNĐC ĐC

TNĐC

n S n S

S n n

− + −

= + − (2)

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2

- Nếu t t≥ α thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tức là sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm ĐC và nhóm TN là có ý nghĩa thống kê.

- Nếu t t≤ α thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0, tức là sự khác

nhau giữa điểm trung bình của nhóm ĐC và nhóm TN là không có ý nghĩa thống kê.

Vận dụng công thức (1) và (2) tính toán ta được S = 1.88 và t = 5.04 Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f với f = nTN + nĐC – 2 = 247, ta có tα= 1,96

Như vậy, rõ ràng t t≥ αchứng tỏ sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê.

Do đó ta có thể kết luận: Giả thuyết đã nêu trên đã được kiểm chứng, HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC. Như vậy, dạy học với việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế có tác dụng tốt trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS hơn PPDH thông thường.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w