BÀI 5: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH MÁY LU
2. Thay dầu trợ lực phanh
2.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống phanh giúp cho xe máy dừng, hãm hoặc giảm bớt tốc độ của xe máy khi đang di chuyển. Ngoài ra hệ thống phanh còn giúp cho xe máy đứng trên một độ dốc nhất định mà không bị trôi tuột dốc.
2.1.2. Yêu cầu
- Hiệu quả phanh phải cao.
- Điều khiển dễ dành, thuận tiện.
- Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa.
2.1.3. Phân loại
* Theo cấu tạo bộ phận phanh:
- Hệ thống phanh dải: Dùng nhiều trên máy thi công - Hệ thống phanh guốc: ít dùng trên máy thi công.
- Hệ thống phanh đĩa: ít dùng trên máy thi công
* Theo cấu tạo phần điều khiển:
- Hệ thống phanh điều khiển bằng cơ học.
- Hệ thống phanh điều khiển bằng cơ học có trợ lực (hơi hoặc dầu)
2.1.4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung
* Cấu tạo chung: Gồm hai phần
- Bộ phận tạo ma sát phanh: Gồm dải phanh và trống phanh (guốc phanh và tang trống, má phanh và đĩa phanh).
- Bộ phận điều khiển.
* Nguyên lý làm việc chung:
- Khi không phanh - Khi phanh.
2.2. Hệ thống phanh điều khiển bằng cơ học 2.2.1. Cấu tạo
Hình 5.1 1. Bàn đạp phanh
2. Thanh răng 3. Cá hãm
4. Lò xo hồi vị bàn đạp
5. Ê cu điêu chỉnh khe hở giữa dải phanh và trống phanh 6. Bu lông
7. Càng chữ A 8. Giá đỡ
9,10. Các chốt (chốt 9 lắp vớỉ đầu dưới của dải phanh, chốt 10 lắp với bu lông (6)
11. Bu lông điều chỉnh độ tròn đều của dải phanh 12. Dải phanh
13. Trống phanh (tang trống bị động của ly hợp bìa) 14. Thanh kéo.
2.2.2. Nguyên lý làm việc
Phanh tang trống bị động của ly hợp bìa cần dùng trong những trường hợp:
Máy đi vòng ngoặt, máy đang đi cần dừng, khi máy cần đứng trên một độ dốc nhất định
- Khi phanh: Người lái đạp vào bàn đạp (1) một lực làm cho bàn đạp đi xuống. Lò xo (4) dãn ra, thanh, kéo (14) chuyển động sang trái thông qua càng chữ A làm chốt (9) đi lên, chốt (10) đi xuống, dải phanh (12) ôm chặt lấy trống phanh (13).
- Khi thôi phanh: Người lái thôi tác dụng vào bàn đạp (1), lò xo (4) co lại kéo bàn đạp hồi vị về vị trí ban đầu. Thanh kéo (14) chuyển động sang trái thông qua càng chữ A (7) chốt (9) đi xuống, chốt (10) đi lên, dải phanh (12) nhả khỏi trống phanh (13).
- Khi cần dừng máy ở một độ dốc nhất định: Người lái đạp bàn đạp (1) hết cỡ sau đó cài cá hãm (3) hãm thanh răng (2) lại. Do đó nếu thả chân khỏi bàn đạp phanh thì nó không hồi vị về vị trí ban đầu.
2.2.3. Phương pháp điều chỉnh
Điều chỉnh độ bó tròn dải phanh: mở đai ốc hãm nâng dải phanh 11, xiết bu lông nâng dải phanh vào hết sau đó nới ra 1 vòng rưỡi rồi siết bu lông hãm lại.
2.3. Hệ thống phanh đai máy lu đông phong 2.3.1. Cấu tạo
Hình 5.2
1. Dải phanh 5. Thanh nối
2. Ê cu hãm điều chỉnh 6. Ê cu hãm thanh nối
3. Lò xo 7. Tay điều khiển phanh
4. Tấm cố định 8. Bu lông đỡ đai phanh 2.3.2. Phương pháp điều chỉnh
* Điều chỉnh khe hở giữa đai phanh và tang trống
- Vặn ê cu (2) vào hết rồi nối ra từ 5-6 vòng
- Vặn bu lông đỡ đai phanh (8) vào hết sau đó nới ra từ 1,5 - 2 vòng - Điều chỉnh khe hở giữa đai phanh và trống phanh từ 2-3 mm.
* Điều chỉnh hành trình tay phanh - Rút chốt truyền động thanh nối - Nới lỏng ê cu hãm (6).
- Xoay Ống ren dài ra hoặc ngắn lại (vặn thanh nổi điều chỉnh ngắn lại khi phanh bị trượt hành trình tay phanh quá lớn và ngược lại).
2.4. Hệ thống phanh dầu 2.4.1. Cấu tạo
1
Hình 5.3
1. Bàn đạp phanh
2. Lò Xỡ hồi vị bàn đạp phanh
3. Thanh đẩv lắp liên hệ giữa cần bàn đạp với Pittông (5) 4, Xi lanh chính
5. Píttông
6. Cúp ben bằng cao su chịu dầu 7. Lò xo hồi vị;
8. Van một chiều
9. Đường ống dẫn dầu cao áp tới các xi lanh con 10. Xi lanh con
11. Guốc phanh
12. Lò xo hồi vị guốc phanh 13. Trống phanh.
Bộ phận xi lanh chính dùng để tạo ra áp suất dầu cao khi phanh. Phía trong xi lanh chính có pittông và cúp ben. Xi lanh chính, có ngăn trên và ngăn dưới đổ đầy dầu phanh. Giữa ngăn trên và ngăn dưới có các lỗ thông nhau
Ở mỗi cụm bánh xe có một bộ phận phanh bánh xe gồm có xi lanh con và mâm phanh
2.4.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống
- Khi phanh người lái đạp vào bàn đạp phanh (1) làm lò xo 2 bị kéo dãn, thanh đẩy (3) đẩy Píttông (5) và Cúp ben (6) sang phải. Lò xo (7) bị nén lại, dầu bên phải cúp ben (6) bị nén ép tạo áp suất cao theo đường dẫn (9) tới các xi lanh con (10) làm các guốc phanh (11) bị đẩy về hai phía tỳ chặt vào trống phanh (lò xo 12 dãn ra). Bánh xe được phanh lại.
- Khi thôi phanh: Người lái thả chân khỏi bàn đạp chanh (1), lò xo hồi vị (2) co lại kéo bàn đạp hồi vị về vị trí ban đầu. Lò xo (7) bung ra
đẩy píttông và cúp ben hồi vị sang trái. Lò xo (12) co lại ép dầu phanh trong xi lanh con theo đường (9) đẩy đế van và van sang trái tạo khe hở giữa đế van và xi lanh chính để hồi về xi lanh chính.
2.4.3. Các bộ phận chính của phanh dầu a. Xi lanh chính
* Cấu tạo
Hình 5.4 1. Thanh đẩy lắp liên kệ với cần bàn đạp
2. Xi lanh chính có ngăn trên và ngăn dưới được đổ đầy dầu phanh 4,5, Các lỗ điều hoà thông khoang trên và khoang dưới
6. Lò xo hình côn, đầu bên trái tỳ lên cúp ben, đầu bên phải tỳ lên đế lò xo (10)
7. Đường ống dẫn dầu tới các xi lanh con ở bộ phận phanh bánh xe 8. Van mội chiều được đóng chặt với đế van (9) nhờ lò xo van (11) 12. Cupen
13. Cúp ben làm bằng cao su chịu dầu, khi cúp ben chuyển động sang phải thì cánh của nó bung ra kín khít với xi lanh, khi chuyển động sang trái
do cản trở của chất lỏng cúp ben cúp lại tạo khe hở giữa cúp ben với xi lanh 14. Đế dùng để đỡ cúp ben
15. Píttông có phần rỗng B và các lỗ thông hai mặt của pittông 16. Cúp ben làm kín khít không cho dầu phanh chảy ra ngoài 17. Vành chặn để hạn chế hành trình của Pittông (15)
18. Vỏ cao su dùng để chắn bụi và bảo vệ xi lanh chính.
* Nguyên lý làm việc
- Khi phanh người lái đạp vào bàn đạp phanh, làm thanh đấy (1) đẩy Pittong (15) và cúp ben (13) sang phải (lò xo 6 bị nén lai). Khi cánh cupben vượt qua lỗ (5) thi dầu ồ khoang C bị nén ép tạo áp suất cao đẩy vào đế van (8) làm lò xo (11) bị nén lại, dầu phanh từ khoang C qua khe hở giữa van và đế van sang khoang D rồi theo đương ông (7) dẫn tới các xi lanh con để thực hiện phanh.
- Khi thôi phanh, người lái thả chân khỏi bàn đap phanh, lò xo hồi vị kéo thanh đẩy (1) sang trái, lò xo (6) bung ra đẩy cúp ben (12) và píttông (15) hồi vị sang trái tạo nên áp suất thấp trong khoang C. Dầu ở các xi lanh con và trên đường ống (7) có áp suất lớn hơn khoang C sẽ đẩy toàn bộ van (8), đế van (9) sang trái tạo khe hở giữa đế van (9) và mặt đầu xi lanh chính..
Dầu từ các xi lanh con, đường ống (7) và khoang D qua khe hở đó trỏ về khoang C. Đồng thời một phần dầu từ khoang A theo lỗ (4) xuống khoang B rồi theo lỗ trong píttông sang bên phải píttông (15) rồi đẩy cánh của cúp ben lại để bổ sung sang khoang C.
b. Xi lanh con và mâm phanh
* Cấu tạo
Cơ cấu phanh, gồm có xi lanh con và mâm phanh đặt trên giá đỡ hình đĩa hay còn gọi là đĩa phanh. Đĩa này bắt cố định trên mặt bích của dầm cầu. Xi
lanh con (3) được bắt cố định trên mâm phanh; phía trong của xi lanh con có 2 pittông (6) phía trong 2 píttông có cúp ben (5) làm bằng cao su chịu dầu. Để giữ khoảng cách giữa 2 cúp ben người ta đặt lò xo (4) ở giữa. Ở phía ngoài 2 píttông có hai guốc phanh (1) và (7). Để chắn bụi bẩn không rơi vào xi lanh con ngưòi ta dùng các nắp cao su chắn bụi (2). Đương dẫn dầu (9) và (8) dẫn dầu từ xi lanh chính tới.
Hình 5.5
Hai guốc phanh (1) và (7) đặt trên các chốt lệch tâm (12), (13). Phía ngoài hai guốc phanh có tán với các má phanh (14). Nắp (10) đế bảo vệ xi lanh con.
Lò xo hồi vị guốc phanh (16) luôn có lực kéo hai guốc phanh vào gần nhau.
Hai cam lệch tâm (11) và (15) để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh ở phía trên.
Hai chốt lệch tâm (12) và (13), dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh ở phía dưới.
Trống phanh (17) được lắp với vành bánh. xe. Khi xe chuyển động trống phanh quay theo bánh xe.
Hình 5.6
* Nguyên lý
- Khi phanh người lái đạp vào bàn đạp phanh, ở xi lanh chính tạo nên dầu phanh có áp suất cao theo đường đẫn (9), (8) tới xi lanh con tạo nên áp lực đẩy hai cúp ben cùng hai Pít tông về hai phía làm hai guốc phanh mở ra, má phanh tỳ chặt vào trống phanh làm cho bánh xe được phanh lại, lò xo (16) bị kéo dãn.
- Khi thôi phanh, người lái thả chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất dầu trong xi lanh chính giảm xuống rất thấp. Lò xo hồi vị co lại kéo hai guốc phanh tách khỏi trống phanh (17). Hai píttông (6) và cúp ben (5) bị ép vào gần nhau làm dầu trong xi lanh con bị nén ép tạo nên áp suất cao theo đường dầu (8), (9) trở về xi lanh chính.
2.5. Hệ thống phanh trên máy lu sakai SV510 2.5.1. Cấu tạo
Hình 5.7
1. Bàn đạp phanh 6. Công tắc phanh tay 2. Công tắc phanh chân 7. Van phanh
3. Phanh tay 8. Cụm phanh.
4,5. Thanh dẫn động 2.5.2. Nguyên lý hoạt động
Việc chuyển đổi bàn đạp phanh là một công tắc thường đóng. Khi đạp bàn đạp phanh công tắc ở vị trí ON. Khi nhả bàn đạp phanh công tắc ở vị trí OFF.
* Khi người lái đạp bàn đạp phanh (1) thì công tắc phanh tay (2) được chuyển sang OFF. Dầu thuỷ lực được cung cấp vào van phanh 7 theo đường ống dẫn đến các Pittông (a) của cụm phanh (8) để nén lò xo (b) khi đó phanh dừng xe máy lại.
* Khi người lái nhả bàn đạp phanh. Không có dầu thủy lực được cung cấp vào van phanh (7) và các cụm phanh (8). Các lò xo (b) di chuyển Pittông (a) khi đó hệ thống phanh không có tác dụng.
* Khi người lái kéo phanh tay. Khi đó công tắc phanh tay 6 ở vị trí ON, dầu thủy lực được cung cấp vào van phanh (7) theo đường ống dẫn đến các Pittông (a) của cụm phanh (8) để nén lò xo (b). Phanh được có tác dụng.
2.6. Hê thống phanh trên máu lu sakai SV400 2.6.1. Sơ đồ thuỷ lực hệ thống phanh
1. Ống hồi dầu
2. Xi lanh phanh điện từ
3. Ống dẫn dầu đến xi lanh phanh bánh xe 4. Van phanh
5. Bầu lọc dầu phanh
Hình 5.8 2.6.2. Cơ cấu điều khiển phanh
Hình 5.9 1. Lò xo hồi vị
2. Bàn đạp phanh
3. Thanh dẫn động bàn đạp phanh 4,6. Thanh dẫn động phanh tay 5. Phanh tay
7. Công tắc phanh chân 8. Trống phanh
9. Xi lanh phanh bánh xe.
Hình 5.10
1. Má phanh 5. Trống phanh 2. Đĩa phanh 7. Điều chỉnh phanh
3,6. Lò xo 8. Điều chỉnh phanh bánh xe.
4. Đòn quay cam phanh 2.6.3. Hệ thống phanh thuỷ lực SV 400 a. Sơ đồ cấu tạo
Hình 5.11
1. Bàn đạp phanh 7. Van phanh
2. Công tắc điều khiển phanh 8. Xi lanh phanh
3. Phanh tay 9. Đòn quay cam phanh
4,5. Thanh dẫn động phanh tay 10. Má phanh.
6. Công tắc phanh tay b. Nguyên lý làm việc
Việc chuyển đổi bàn đạp phanh là một công tắc thường đóng. Khi đạp phanh không tham gia vào việc chuyển đổi công tắc ở vị trí ON. Khi nhả bàn đạp phanh công tắc ở vị trí OFF.
Khi người lái đạp bàn đạp phanh (1) công tắc phanh chân ở vị trí ON, dầu phanh được bơm đẩy vào van phanh (7) theo đường ống dẫn dầu tới các xi lanh
phanh bánh xe (8) làm cho các lò xo (b) di chuyển Pittông (a) ép đĩa phanh vào tang trống, phanh có hiệu lực.
Khi nhả bàn đạp phanh áp suất dầu trong xi lanh giảm đẩy pitông trở về vị trí ban dầu làm cho đĩa phanh tách khỏi trống phanh. Dầu theo đường ống dẫn dầu trở về van phanh.
Khi ngưới lái tác động vào cần phanh tay (3), qua thanh dẫn động (5) tác động van phanh (2), mở van (6) bơm dầu hút dầu đẩy vào van phanh (7) theo ống dẫn dầu tới xi lanh 8 làm cho các lò xo (b) di chuyển Pittông (a) ép đĩa phanh vào tang trống, phanh có hiệu lực.
* Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Những sai phạm thường gặp
Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
Phanh tay không ăn - Má phanh bị mòn
- Hành trình quá lớn
- Dính dầu mỡ
- Thay má phanh mới
- Điểu chỉnh lại
- Rửa bằng xăng Phanh dừng và phanh
đỗ không ăn
- nt - nt
Lực phanh không đủ mạnh - Dầu phanh không đủ
- Trong đường dẫn có lẫn không khí
- Má phanh bị cong
- Bổ sung thêm
- Xả hết không khí
- Thay má phanh 2.7. Trình tự thay dầu phanh
ST
T Tên thao tác Dụng cụ, thiết bị,
vật tư Yêu cầu kỹ thuật
1 Dừng máy - Dừng máy ở vị trí
bằng phẳng, nền đất cứng, đủ ánh sáng 2 Vận hành thiết bị công tác để
dầu hồi về thùng chứa
Bằng tay Đảm bảo an toàn 3 Tháo bu lông xả dầu Khẩu, cờ lê tròng, - Xả hết dầu
ST
T Tên thao tác Dụng cụ, thiết bị,
vật tư Yêu cầu kỹ thuật khay chứa dầu - Không để dầu
chảy ra nền đất 6 Vặn bu lông xả dầu Khẩu, cờ lê tròng, Vặn bằn tay sau đó
mới siết bằng khẩu hoặc cờ lê
7 Đổ dầu mới Phễu - Đúng chủng loại,
đủ số lượng
- Không để dầu chảy ra nền đất 8 Kiểm tra mức dầu trợ lực Mắt thường Mức dầu nằm trong
giới hạn vạch max- min
2.8. Những chú ý về an toàn lao động
- Trang phục bảo hộ phải gọn gàng, không đeo đồng hồ hoặc các đồ trang sức khi làm việc.
- Làm việc phải tập trung và cẩn thận, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, sạch sẽ - Sử dụng khay để hứng dầu cũ tránh để dầu dổ ra sàn gây trơn trượt trong quá trình làm việc.
- Lau sạch dầu mỡ trước khi làm việc, trong quá trình làm việc nếu có dầu mỡ vương vãi thì cần phải làm sạch ngay lập tức
- Sau khi tắt máy phải trả về số 0 và rút chìa khóa ra khỏi xe, tránh tình trạng người khác vô tình bật khóa khởi động khi chúng ta đang đang làm việc
- Không hút thuốc trong quá trình làm việc, đề phòng cháy nổ 2.9. Những sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh
- Đổ dầu trợ lực không đúng chủng loại, không đủ số lượng
- Nguyên nhân: Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy trước khi thay dầu - Biện pháp phòng tránh: Tra cứu catalog tương ứng với từng loại máy để lựa chọn đúng chủng loại và số lượng dầu phù hợp với từng loại máy - Làm cháy ren bu lông xả dầu
- Nguyên nhân: siết quá lực, khi lắp bu lông xả dầu bị lệnh