Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ

2.2. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tượng dựng chân dung

2.2.2. Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩm

Như trên đã nói, đối tượng hướng tới của thể chân dung văn học là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình… Cho nên một trong những yếu tố thường thấy là qua các chân dung văn học đó, là sự tái hiện lại một phần sự nghiệp văn chương và những đóng góp đặc sắc của nhà văn, nhà thơ ấy. Khi lựa chọn đối tượng dựng chân dung, tác giả thường có cảm hứng với những con người mà mình yêu thích, hâm mộ và có quan hệ thân thiết. Điều ấy khiến cho trong các bức chân dung văn học, cái tôi của người cầm bút bao giờ cũng bộc lộ đậm nét. Qua chân dung văn học, người đọc chẳng những hiểu được cá tính, phong cách của đối tượng được dựng chân dung mà còn hiểu được cá tính, phong cách của tác giả dựng chân dung văn học. Tác phẩm của Hồ Anh Thái cũng vậy. Mặc dù phác họa chân dung người khác nhưng qua cách thể hiện tài t́nh, khéo léo, cách kể chuyện có duyên của Hồ Anh Thái, ta vẫn thấy bức chân dung của tác giả tài hoa này. H́nh tượng tác giả Hồ Anh Thái được bộc lộ một cách chân thực, sinh động gián tiếp qua việc dựng chân dung những người bạn của ông. ... Mỗi văn nghệ sĩ đều có một văn nghiệp và chân dung của họ cũng được Hồ Anh Thái vẽ thông qua văn nghiệp đó. Tác phẩm gắn liền với tác giả, mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần của tác giả, trong đó không chỉ chứa giá trị nghệ thuật mà còn in dấu con người, tính cách người sáng tạo ra nó.

Trong Họ trở thành nhân vật của tôi, ông có kể những kỉ niệm về ngày đầu viết văn. Chuyện khi còn là sinh viên năm thứ nhất đã được nhà văn Triệu Bôn rất nổi tiếng khi ấy gửi thư về trường Đại học ngoại giao, đại ý: “kính gửi đồng chí... chúng tôi sẽ dùng truyện ngắn của đồng chí, đề nghị đồng chí hãy

cho biết truyện đã in ở đâu chưa để chúng tôi tiện sử dụng, chào thân ái”

[46,tr.224]. Như vậy, ngay từ khi còn đang ngấp nghé trước cửa làng văn, ngập ngừng mãi mới dám nhờ bạn gửi giúp một truyện ngắn cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Hồ Anh Thái đã được ghi nhận, không những thế còn được nhà văn Triệu Bôn xưng hô như một đồng nghiệp ngang hàng, kính gửi hẳn hoi, lại hỏi truyện đã in ở đâu chưa chứng tỏ truyện có thể in được. Rồi khi đến tòa soạn, được các nhà văn đàn anh sang “xem mặt”, hồ hởi khen ngợi.

Có lẽ những mối quen biết thân tình trong các bạn làng văn đã giúp Hồ Anh Thái tái hiện những chân dung nhân vật chân thực, sống động đến thế.

Ma Văn Kháng, một con người mà ngoài đời thực, có nhiều cái na ná trong văn chương của chính ông, tính cách, phẩm chất con người của Ma Văn Kháng, đi thẳng vào trong những sáng tác của ông. Mùa lá rụng trong vườn được nhắc đến với một niềm kính trọng, trân quý. Tác giả thậm chí còn thừa nhận mình “thực sự say mê” và viết lời giới thiệu sách. Ngược dòng nước lũ

“cuốn tiểu thuyết đáng chú ý nhất năm 1999, vừa thú vị, vừa có điều đáng bàn lại” [46,tr.8]. Không chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp, một tác phẩm, để tránh cái nhìn chủ quan, tránh những lời nhận định mang tính cảm tính, Hồ Anh Thái đưa ra sự nhìn nhận ở nhiều tác phẩm của mỗi tác giả: “Những trang hay nhất trong Ngược dòng nước lũ đều là trữ tình...”, “Chỉ có điều cần thêm chút lý trí của sự phẫn nộ thì Ngược dòng nước lũ sẽ là cuốn Ma Văn Kháng nhất trong hành trang văn học của anh cho đến nay”[46,tr.18]. “Vào khoảng năm 1982, tiểu thuyết Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng gây tranh luận sôi nổi trên báo chí”; “Đến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Ma Văn Kháng, mặc dù anh còn tiếp tục gây sóng gió ồn ào trên văn đàn vào năm 1990 với cuốn Đám cưới không có giấy giá thú.

Ông kể chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, kể hết cả cái hay, cái dở của mình, giọng điềm nhiên như như thể thời thế ấy tất nhiên tôi phải vậy anh

phải vậy”[46,tr.13]. Cứ mỗi một tác phẩm lại là một cảm nhận của Hồ Anh Thái về con người về bút pháp của nhân vật nhà văn. Sự nhìn nhận, đánh giá về văn sĩ họ Ma càng trở nên chân thật hơn dưới lời kể của một người khác, đó chính là một đồng nghiệp của anh: “Ma Văn Kháng là cái anh ở miền núi quá lâu, nay lên tỉnh, thấy cái gì cũng hô hoán lên, toàn những điều người ta biết cả rồi”. Ông biết cả rồi vài chục năm qua không viết được gì đáng kể, còn cái ông đùng đùng như cháy nhà thì lúc nào cũng như đầy cảm hứng. Nhưng mà cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tình”

[46,tr.15]. Qua những dẫn chứng cụ thể đó, người viết hình dung, cảm nhận một cách sâu sắc về con người, phẩm chất và phong cách văn chương của đối tượng đang được nhắc đến.

Quay trở lại với Tô Hoài, Hồ Anh Thái lấy hai cuốn Cát bụi chân ai Chiều chiều đã minh chứng cho những nhận xét của mình về ông. Cái giọng thản nhiên, chân thành kể đúng những gì đã có, đã thấy, đã biết. Ông thích hai cuốn sách này vì “nó đời hơn, cảm xúc rưng rưng trên từng trang về chuyện cũ, rưng rưng mà giọng kể vẫn giữ được trầm tĩnh”[46,tr.13]. Những tác phẩm đã đưa tên tuổi Tô Hoài đến gần với công chúng như Dế mèn phiêu lưu cũng được tác giả nói đến. Không những thế, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm vóc lớn lao của một con người say mê nghệ thuật. Hồ Anh Thái đi vào phân tích các cuốn tiểu thuyết nổi bật của Tô Hoài. “Trong Chiều chiều cũng có hai câu chuyện “cứ như tiểu thuyết” làm tôi băn khoăn về tính xác thực.

Nói cách khác thì hai chuyện ấy thực quá đến mức người ta ngờ có bàn tay của người viết tiểu thuyết”[46,tr.28].

Khi dựng chân dung về Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, dành khá nhiều trang để nói về những tác phẩm của chị. Và chính việc cảm nhận, phân tích đánh giá những tác phẩm ấy, thì con người Đoàn Lê trong văn chương cũng được dịp hiển hiện. Hồ Anh Thái thực sự ngưỡng mộ về tài năng và cá tính con

người chị. Với Cuốn gia phả để lại, Đất xóm chùa, Nghĩa địa xóm chùa, Người đẹp xóm chùa... Tiểu thuyết của Đoàn Lê đã được dịch in ở Mỹ, Thụy Điển. “Văn ấy thì người ấy. Vẫn hài hước một cách nhẹ nhàng và nền nã. Vẫn cứ nổi lên câu chuyện thời cuộc ở một cái làng ven đô thị, như là một vệt kéo dài của cuốn tiểu thuyết dạo trước...”[46,tr.39]. Nghỉ hưu rồi, cơ ngơi cũng ổn định rồi nhưng Đoàn Lê vẫn viết kịch bản phim, vẫn làm đạo diễn và viết tự truyện, làm thơ và có thời gian thì vẫn vẽ tranh. Lao động nghệ thuật không mệt mỏi. “Cuốn gia phả để lại, càng đọc mới càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc. Tổ chức ngăn nắp các đường dây nhân vật, khéo léo lách qua các mê chung nhân vật chằng chịt để tới được cái đích của mình”[46,tr.39]. Đó còn là những lời khen ngợi, những đánh giá rất khách quan về nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết: “Một điều đáng kể nữa ở Cuốn gia phả để lại đó là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ dịu dàng nền nã mà hóm hỉnh, được tiếp tục ở các tác phẩm văn học sau này của Đoàn Lê, nhưng không có điều kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnh” [46,tr.39].

Chân dung nhà thơ Dư Thị Hoàn như sau: lần đầu xuất hiện đã gây xôn xao trong giới văn chương với một chùm thơ ba bài in trên báo văn nghệ.

Thời kỳ đó bản thảo thơ xếp hàng dài chờ đợi, các nhà thơ danh tiếng chỉ được in mỗi lần một bài. Vậy mà Dư Thị Hoàn vừa ngấp nghé làng thơ đã vượt rào lên hẳn ba bài. Gây sốc. Hơn nữa, “chị vượt thoát ra khỏi cái lồng quen thuộc người ta ép thơ vào giam cầm thơ trong đấy. Người ta ngại cái sinh vật sổ lồng đầy mình thương tích hót lên một thứ tiếng chẳng giống ai”

[46,tr.107]. Bất cứ con người nào dấn thân tìm cái mới đều phải chấp nhận đương đầu với những ý kiến bảo thủ. Dư Thị Hoàn không là ngoại lệ. Tuy nhiên, tiếng hót không giống ai đó đã sớm được công nhận, được yêu thích.

Thơ Dư Thị Hoàn ngắn gọn, chắt lọc. Về sau, thơ chuyển bớt nệ tứ mà tứ đã

tan trong cảm xúc, thấp thoáng mơ hồ. Chị rất coi trọng việc tìm ra cái mới cho thơ. “Chưa tìm ra cái mới hơn thì không chịu trượt tiếp vào cái sẵn có của mình” [46,tr.109]. Không những thế, chị còn xông xáo đi tìm cái mới ở các tác giả đương đại Việt Nam. Không hẳn đã thích, đã tán đồng nhưng chị trân trọng những tìm tòi ấy. Và thường trực trong chị một tinh thần cố vũ để mong có một cái thật mới.

Chẳng có gì lạ khi bức chân dung của Vũ Bão được dựng lên cũng là một người đa tài: “vốn xuất thân là anh nhà báo, mười lăm tuổi đã làm chủ nhiệm tờ báo của thiếu niên tiền phong thị xã Thanh Hóa” [46,tr.55]; sáng tác văn học với những tác phẩm để đời như tiểu thuyết Sắp cưới, tập truyện ngắn Người vãi linh hồn đã được dịch in ở Pháp, Sri Lanka, Mỹ, Ấn Độ; làm phim... Cứ ở đâu xuất hiện Vũ Bão là ở đấy có tiếng cười... Vũ Bão bạo mồm bạo miệng. Đến mức người ta bảo nhau: “Ông này nói hay hơn viết”

[46,tr.48]. Nhưng Vũ Bão không chỉ nói hay nói giỏi. Vũ Bão là một nhà văn

“nồng danh khét tiếng” trên văn đàn, suốt đời gánh hai bồ chữ. Hồ Anh Thái điểm lại những điểm nhấn trên các tác phẩm của Vũ Bão. Nào là Sắp cưới, Người chưa có chiến công... Ông được truy tặng giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2007 cho cuốn tiểu thuyết Utopi một miếng để đời. Bùi Ngọc Tấn cũng đã dành những trang viết chân dung về Vũ Bão, con người này hẳn phải tài hoa lắm, độc đáo lắm thì mới trở thành nguồn đề tài sáng tác của các nhà văn đến như thế. Và dù xuất hiện ở tác phẩm của ai, Bùi Ngọc Tấn hay Hồ Anh Thái, thì con người của Vũ Bão luôn thực sự gây ấn tượng một cách mạnh mẽ, đặc biệt là ở cá tính của ông: “Còn trong cuốn hồi ký, nhà văn Vũ Bão (1931-2006) vẫn hội đủ tính hài hước của mình trong một văn phong trào phúng, cười đấy mà cũng xót thương đấy, khi ông viết về đời mình, về bạn bè, về đồng nghiệp và cả cái thời thế trải nghiệm.”[46,tr.59]

Với Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái dành nhiều trang viết cho cuộc đời và song hành với đó là những tác phẩm gắn liền và làm nên tên tuổi của chị:

Những ngôi sao xa xôi hay Một chiều xa thành phố; Anh kỹ sư dạo trước;

Bầu trời xi măng... “Rồi Lê Minh Khuê lại làm Hội đồng giải thưởng ở Hàn Quốc ngạc nhiên và tán thưởng: những vấn đề trong tuyển tập Những ngôi sao, trái đất, dòng sông được thể hiện bằng một nền văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”[46,tr.76]. Ta hãy lắng nghe những lời nhận xét của ông:

“Cái lãng mạn tuổi trẻ và lãng mạn chiến sĩ hao hụt dần. Nỗi ưu tư ngày một đậm hơn trong tác phẩm của Lê Minh Khuê. Manh nha từ tập truyện đầu tiên, Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoạn kết, sôi sục trong Một chiều xa thành phố, rồi dâng trào trong Bi kịch nhỏ Trong làn gió heo may.”[46,tr.65] Như vậy, chỉ một vài câu nhận xét ngắn gọn nhưng lại kể ra tên của hàng loạt các tác phẩm Lê Minh Khuê và toát lên được những nét đặc trưng nhất của chị. Ấy chẳng phải tài tình lắm sao? Trong tác phẩm của Lê Minh Khuê có cái náo nức quên mình của thời chống Mỹ trong Những ngôi sao xa xôi; có sự mệt mỏi, ngấm ngầm hưởng thụ của một số ít người ở cuối cuộc chiến trong Anh kĩ sư dạo trước; có sự mòn mỏi, xuống cấp, ngờ vực những giá trị đã từng tin yêu, bảo vệ sau thống nhất đất nước, bước vào kinh tế thị trường trong Bầu trời trong xanh. Cái lãng mạn dần nhường chỗ cho sự ưu tư, nỗi trăn trở của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, sự gia tăng của cái ác trong tác phẩm của của bà.

Ngay với tiêu đề Không ngồi đan mà ngồi viết truyện người đọc biết đến những bài thơ đầy da diết của “Người đàn bà ngồi đan” Ý Nhi: “Thơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ về những vùng đất, ngày trước là nhớ Hải Phòng của tuổi thơ, sau này chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn, thì nỗi nhớ lại hướng về Hà Nội, bài thơ về Nguyễn Du là là một hoài niệm về Thăng Long, bài Thành phố tràn đầy hoa cúc là một hoài niệm về Hà Nội: Những đại lộ / Những vỉa hè,

Những góc phố Sài Gòn, Tràn đầy hoa cúc / Xui lòng nhớ gió may”

[46,tr.93]. Và cũng có khi “Thơ Ý Nhi là những câu chuyện. Người đàn bà ngồi đan là một câu chuyện, Nguyễn Du, 1813 là một câu chuyện” [46,tr.93] .

Tựu chung lại, để ngợi ca và khẳng định những chân dung của văn nghệ sĩ, Hồ Anh Thái cũng như bao nhà viết chân dung khác, ông sử dụng chính những tác phẩm của họ để nhấn mạnh tài năng, phong cách, con người của văn nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)