Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh

Một phần của tài liệu Tiểu luận Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua kể chuyện theo tranh (Trang 28 - 40)

2.3.1. Thiết kế bức tranh có tính thẩm mỹ cao

Để hoạt động dạy kể chuyện theo tranh được tổ chức một cách có hiệu quả thì việc thiết kế các bức tranh mang tính thẩm mỹ cao là điều rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Những bức tranh đẹp luôn thu hút không chỉ người lớn mà còn trẻ nhỏ, sức hút của một bức tranh đẹp sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ tìm tòi khám phá xem bức tranh có bố cục như thế nào, có bao nhiêu nhân vật trong đó, nội dung bức tranh nói lên điều gì, hướng chúng ta đến câu chuyện gì..Trẻ sẽ tự mình tìm ra những điều xung quanh bức tranh mà trẻ thắc mắc, qua đó giúp trẻ trau dồi, tích lũy được khối lượng ngôn ngữ phong phú. Có nhiều bức tranh chứa đựng đầy đủ nội dung mà khi trẻ nhìn vào trẻ sẽ hiểu được ngay nội dung câu chuyện của bức tranh nhưng cũng có những bức tranh mà nội dung của nó chưa thể hiện rõ ngay đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp chúng cho hợp lí, logic nhằm kích thích tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ từ đó giúp trẻ phá triển ngôn ngữ phong phú hơn. Để làm được điều này, không phải ngay từ đầu giáo viên có khả năng tạo nên một bức tranh đẹp để trẻ có thể tiếp nhận lượng kiến thức vừa đủ từ các câu chuyện bước ra từ những bức tranh được mà cần có thời gian, sự cố gắng, tích lũy kiến thức qua từng ngày. Giáo viên phải có sự am hiểu về đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ, khả năng cảm thụ của trẻ về hình ảnh, đối tượng để tạo nên bức tranh đó, từ đó cung cấp cho trẻ những kiến thức và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngoài ra, việc thiết kế một bức tranh phải có kích cỡ phù hợp, bắt mắt trẻ, tạo được hứng thú, sự tò mò của trẻ để trẻ thích thú khi tham gia hoạt động, qua đó sử dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện mạch lạc nhất. Do vậy, việc quan tâm tới kích thước, màu sắc, bố cục hay các sự vật hiện tượng trong bức tranh là rất cần thiết bởi các yếu tố đó là những điều mà trẻ tiếp nhận khi tiếp xúc với một bức tranh.

Ví dụ: với chủ đề gia đình, giáo viên sẽ giới thiệu cho trẻ bức tranh về gia đình

Trong bức tranh có các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh..họ đang sinh hoạt trong một nhà, trẻ sẽ nhìn vào tranh và kể lại trong tranh có những ai, họ đang làm gì…Bằng sự hiểu biết của mình về gia đình trẻ sẽ kể lại những gì thấy trong tranh và bức tranh này hội tụ đầy đủ các yêu cầu về chủ đề, nội dung, màu sắc, bố cục thu hút trẻ.

Để thiết kế một bức tranh mang tính thẩm mỹ cao đầu tiên cần xác định rõ mục đích việc thiết kế tranh, mục đích chính của việc thiết kế tranh có tính thẩm mỹ cao là tạo ra những bức tranh đẹp, bắt mắt, nội dung rõ ràng, kích thích hứng thú của trẻ để trẻ có thể thỏa sức tư duy, tưởng tượng sáng tạo về các sự vật hiện tượng trong tranh. Giáo viên phải nắm đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ, nhận thức của trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động này như thế nào, trẻ có kể được chuyện qua bức tranh đó hay không. Giáo viên cần phải xác định mục đích chính xác, rõ ràng để trẻ phát triển ngôn ngữ không bị lệch hướng. Thứ hai là lựa chọn nội dung bức tranh phù hợp, việc lựa chọn nội dung cho bức tranh quyết định đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Nội dung bức tranh phải hướng tới chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học, phù hợp với độ tuổi (4 - 5 tuổi), đặc điểm nhận thức của trẻ. Nội dung tranh càng đẹp, bắt mắt, ngộ nghĩnh thì trẻ càng dễ tiếp thu, dễ dàng kể chuyện một cách mạch lạc. Đưa ra hình ảnh một cách đơn giản nhưng những từ ngữ, lời dẫn của giáo viên phải phong phú để cung cấp vốn từ cho trẻ. Thứ ba là các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo nên bức tranh. Khi đã xác định rõ mục đích và nội dung của bức tranh thì việc chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu là không thể thiếu. Chuẩn bị giá đỡ tranh, giấy vẽ tranh,

cọ vẽ, màu vẽ…để làm sao đó lột tả được nội dung và ý tưởng của bức tranh muốn vẽ. Cuối cùng, sau khi xác định rõ mục đích, nội dung, chuẩn bị các dụng cụ thì đi đến thiết kế tranh cho trẻ. Để thiết kế được một bức tranh kích thích sự hứng thú của trẻ thì giáo viên phải có năng lực sư phạm, nghĩa là phải tỷ mĩ, có tính thẩm mỹ cao để tạo nên bức tranh đẹp, do đó mới có thể diển tả hết nội dụng câu chuyện muốn truyền tải đến trẻ, trẻ sẽ nắm vững nội dung câu chuyện và tích lũy một lượng ngôn ngữ phù hợp để có thể kể chuyện một cách mạch lạc cũng như phục vụ cho các hoạt động khác.

Ví dụ: Thiết kế bức tranh với chủ đề thực vật: thiết kế tranh về vườn hoa.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài khoa khác nhau như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa hướng dương…Để lựa chọn những bức tranh về vườn hoa thì giáo viên đưa ra những loài hoa quen thuộc với trẻ như: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… để đưa vào bức tranh và với những chi tiết đơn giản, về màu sắc phải lột tả được như một bông hoa thật và phải phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ, để trẻ dễ dàng nắm kiến thức cũng như sử dụng ngôn ngữ của mình kết hợp với lời kể của cô để kể lại câu chuyện.

2.3.2. Sử dụng tranh kết hợp trò chuyện theo hệ thống câu hỏi

Đàm thoại là một biện pháp dạy học không có gì xa lạ ở trường mầm non, đây là một trong những biệp pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, trẻ biết chú ý, biết làm theo chỉ dẫn giúp củng cố vốn từ và nói năng một cách mạch lạc. Trong hoạt động kể chuyện theo tranh, biệp pháp này giúp trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện bằng hệ thống câu hỏi để trẻ tự xây dựng dàn ý câu chuyện rõ ràng và mạch lạc từ đó trẻ có thể phát triển ngôn ngữ mạch lạc của mình một cách tốt nhất. Thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên gợi ý trẻ có thể diễn đạt theo ý thích của mình, trẻ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra sau khi đã quan sát tranh và vận dụng ngôn ngữ của mình để trả lời đúng nội dung trọng tâm của câu chuyện một cách mạch lạc. Trò chuyện đặt ra câu hỏi cho trẻ làm cho tiết học thêm sinh động hơn, chúng ta nên dẫn dắt, gợi ý, gây hứng thú

chơi khác nhau, vừa trò chuyện, vừa nắm bắt tâm lí trẻ để phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ.

Ví dụ:Với chủ đề “Mùa Xuân”, cô sử dụng bức tranh nói về chợ hoa, cô sẽ dẫn dắt, đàm thoại với trẻ về bức tranh bằng những từ ngữ nghệ thuật như : “ Các con ơi! Mùa xuân đang đến rồi các con ạ, trong mùa xuân có trăm hoa đang đua nhau khoe sắm để chào năm mới, hôm nay cô cùng các con sẽ đi đến chợ hoa và chúng ta sẽ xem trong chợ hoa có những loài hoa gì nhé, các con có thể kể với bố mẹ mình để bố mẹ mua hoa về trang trí trong ngôi nhà mình dịp tết nhé”. Qua đây, giáo viên đàm thoại với trẻ về các loài hoa, hỏi trẻ đặc điểm loài hoa đó. Với các dẫn dắt như vậy sẽ cung cấp số lượng lớn vốn từ ngữ cho trẻ, vừa trò chuyện vừa giải thích cho trẻ những từ ngữ khó, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động kể chuyện.

Khi sử dụng hệ thống câu hỏi để trò chuyện với trẻ thì giáo viên nên cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với tranh và tự nói ra ý kiến của mình, đây là một biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ. Rèn luyện cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, đây được coi là tính chất “nghệ sĩ” trong mỗi trẻ, trẻ thể hiện khả năng của mình từ đó năng lực tư duy được phát triển và đó là điều kiện để phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách có hiệu quả. Hiện nay, trong mọi hoạt động luôn luôn

“lấy trẻ làm trung tâm” và tạo hứng thú cho trẻ khi tự trải nghiệm mình, từ mình ngắm các nhân vật hiện hữu trên bức tranh và được tự do nói lên những suy nghĩ của mình khi được tiếp xúc trực tiếp với những bức tranh.Ví dụ như khi cô cho trẻ xem bức tranh về câu chuyện “Chim con và gà con”, trong bức tranh sẽ có những nhân vật mà trẻ gọi tên được, trẻ sẽ đoán được những hành động sắp tới xảy ra trong câu chuyện, tự mình sắp xếp các ý sao cho logic để nêu lên ý kiến của mình về câu chuyện đó với giáo viên.

Mặt khác, để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung câu chuyện thì đòi hỏi người giáo viên phải có giọng kể hay, truyền cảm, biết lên xuống giọng, nhấn nhá, ngắt nghỉ đúng chỗ nhằm thu hút trẻ, đây là những yếu tố quan trọng dẫn đến một tiết học có hiệu quả. Trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi ngữ điệu đang dần hoàn thiện nên việc sử dụng ngữ điệu trong kể chuyện sẽ tác động lớn đến trẻ. Để biện pháp này trở nên

hữu hiệu và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì đầu tiên giáo viên phải để mẫu, sau đó giáo viên cùng trò chuyện với trẻ, gợi nhắc trẻ nhớ về chủ đề bức tranh và câu chuyện vừa kể. Sau đó, giáo viên tổ chức đàm thoại với trẻ xoay quanh câu chuyện. Cuối cùng là cho trẻ nhớ lại sau khi đàm thoại và chuẩn bị kể chuyện. Khi xây dựng các bước này một cách có hệ thống thì giáo viên đã giúp trẻ biết được bản thân mình cần làm gì khi tham gia hoạt động kể chuyện theo tranh, sử dụng vốn ngôn ngữ của mình trong quá trình kể chuyện theo tranh.

Ví dụ: Với chủ đề mùa hè của bé, chuyện “Kiến và ve sầu”, câu chuyện nói về sự chăm chỉ của đàn kiến, làm việc để có cái ăn cho mùa đông, còn ve sầu thì không có gì để ăn vì không chịu làm việc

Có thể đặt hệ thống câu hỏi kết hợp với tranh như: Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? Câu chuyện có những nhân vật nào? Các con thích bạn nào nhất?

Tại sao con lại thích bạn Kiến? Còn bạn Ve thì sao? Nếu con là bạn Ve thì con làm gì?

Yêu cầu khi xây dựng hệ thống câu hỏi đó là các câu hỏi được đặt theo các dạng câu đúng và buộc trẻ khi trả lời phải nói theo các kiểu câu có cấu trúc đúng ngữ pháp như câu đơn, câu đơn mở rộng hay các dạn g câu ghép. Điều này giúp trẻ dần dần hình thành khả năng sử dụng câu theo đúng ngữ pháp, là điều kiện cần thiết để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

2.2.3. Sử dụng tranh kết hợp cho trẻ kể lại chuyện

Kể lại chuyện là thuật lại một văn bản truyện đã có sẵn: một câu chuyện dân gian, một truyện ngắn…phù hợp với trẻ nhỏ. Trong một tiết học kể lại chuyện trẻ sẽ được tiếp cận với ngôn ngữ, ghi nhớ những từ ngữ, câu có xúc cảm có hình ảnh, sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách sinh động. Khi lựa chọn một tác phẩm để cho trẻ kể lại, giáo viên phải đáp ứng những yêu cầu: giá trị nghệ thuật, có tính tư tưởng, có tính sinh động, ngắn gọn và có hình ảnh biểu hiện; có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động; biểu hiện một cách tập trung và vừa sức nội dụng; khối lượng không lớn. Phương pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi kể lại chuyện là: cô đọc tác phẩm trước, thảo luận theo câu hỏi, cô đọc lại, kể lại rồi sau đó cho trẻ kể lại. Ngoài ra, có thể xây dựng biện pháp xây dựng dàn ý để kể lại, trẻ sẽ dựa vào đó để kể lại chuyện một cách mạch lạc, dễ dàng hơn, đặc biệt sự chỉ dẫn của người giáo viên là rất quan trọng, khi trẻ quên lời hoặc quên một từ nào đó sẽ giúp trẻ hiểu hoặc chính xác hóa sự thể hiện ý nghĩa từ hoặc nhóm từ nào đó. Dạy trẻ 4 – 5 tuổi kể lại chuyện bắt đầu từ việc tái tạo một cách đơn giản những câu chuyện quen thuộc với trẻ. Cô giúp trẻ ghi nhớ sự xuất hiện của các nhân vật và hành động của chúng trong câu chuyện, thông thường thì trẻ sẽ nhớ tốt phần đầu của câu chuyện, về sau câu chuyện trẻ có thể lúng túng, lúc này giáo viên nhắc trẻ lại văn bản, trẻ nhắc lại một hai từ hoặc cả câu, dần dần trẻ sẽ chuyển sang kể theo các câu hỏi, các câu hỏi của cô phải hướng trẻ vào việc hình thành nên tuần tự các sự kiện gọi tên nhân vật, nhớ lại văn bản kể. Đánh giá trẻ kể lại chuyện cũng là một biện pháp quan trọng, giáo viên đưa ra nhận xét, cần phân tích ngắn gọn về câu chuyện, về những điểm được và chưa được nhưng nhất thiết phải có sự động viên cố gắng của trẻ để tạo cho trẻ sự tự tin, ngoài ra giáo dục cho trẻ kĩ năng nhận xét những thiếu sót trong các câu chuyện kể của nhau cũng là một nhiệm vụ cần phải quyết trong việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ.

Để dạy trẻ kể lại câu chuyện có nhiều hình thức khác nhau: kể theo cô, kể theo vai, kể toàn bộ câu chuyện một cách sáng tạo, kể từng đoạn…Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức mà trẻ rất thích thú, dựa vào bức tranh, trẻ

nhìn tranh, chỉ vào hình ảnh trong tranh và dùng lời kể tương ứng với nội dung tranh, điều này giúp trẻ biết sắp xếp và sử dụng tư duy logic. Yêu cầu: Kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại.

Biện pháp sử dụng tranh kết hợp dạy trẻ kể lại chuyện trong các tiết học phụ thuộc vào trình độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của từng trẻ, được thực hiện theo những bước sau: Trò chuyện với trẻ về chủ đề bức tranh; cô kể mẫu; cô giải thích cho trẻ từng phần nội dung; cô cho trẻ kể lại chuyện theo bức tranh; đánh giá và nhận xét. Cần nhớ rằng phần quan trọng nhất của tiết học chính là việc trẻ tự kể lại chuyện. Trẻ được học kể chuyện, xây dựng các câu đúng ngữ pháp, truyền đạt lại một cách chặt chẽ và tuần tự nội dung, sử dụng từ, cách thể hiện của tác giả cũng như lời của chính mình truyền đạt lại nội dung câu chuyện. Điều quan trọng nhất là làm sao khi trẻ kể chuyện lời nói hình ảnh nghệ thuật trở thành của riêng trẻ. Nêu truyện không nớ, trẻ có thể tự kể lại một cách đầy đủ.

Câu chuyện dài hơn thì chia thành các phần và cho trẻ kể theo các phần đó. Cần nêu ra những câu hỏi dự định trước cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn khi kể lại. câu hỏi phải cụ thể không làm cho trẻ bị lãng quên nội dung câu chuyện. Giáo viên lựa chọn trẻ nào lên kể đầu tiên, sự lựa chọn phụ thuộc vào mức độ khó của câu chuyện, vào nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho tiết học và vào đặc điểm cá nhân của trẻ.

Ví dụ như nếu câu chuyện có khối lượng không lớn, nội dung đơn giản thì cô có thể cho trẻ yếu hơn lên kể chuyện. Điều quan trọng là làm sao có thể gọi từng cháu lên kể chuyện, đối với trẻ ít tập trung vào bài học thì cần tiến hành tiết học cá thể, có thể dạy trẻ ngay cả khi đi dạo hay vào buổi chiều hoặc trong giờ đón trẻ, trả trẻ. Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật”, truyện “Cáo, thỏ và gà trống

”độ tuổi 4 – 5 tuổi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua kể chuyện theo tranh (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w