Ý nghĩa các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua kể chuyện theo tranh

Một phần của tài liệu Tiểu luận Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua kể chuyện theo tranh (Trang 40 - 43)

2.4.1. Giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ mạch lạc và sử dụng lời nói giao tiếp

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt làm công cụ giao tiếp và phát triển tư duy. Vưgotxki đã đề cập đến mối quan hệ ngôn ngữ và tư duy, theo ông, tư duy ban đầu của trẻ là tiễn ngôn ngữ và ngôn ngữ ban đầu của trẻ thường phản ánh những gì mà trẻ biết được. Ông qua sát ở lứa tuổi này thường tự mình khám phá và tự giải quyết vấn đề nên năng lực sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng ngày càng tăng lên, từ đó thấy được rằng khi trẻ va chạm với những trở ngại thì trẻ sẽ dễ dàng tự mình giải quyết vấn đề, điều chỉnh hành vi bằng việc sử dụng lời nói. Hoạt động kể chuyện theo tranh đã giúp trẻ có cái nhìn mới hơn về những câu chuyện, trau dồi cho trẻ vốn từ ngữ phong phú, từ loại ngày càng phong phú từ danh từ đến động từ, tính từ, những từ ngữ mang giá trị nghệ thuật cao đến khả năng đặt câu, sử dụng câu thoại để câu chuyện

thêm phần hấp dẫn. Ngôn ngữ của trẻ đã có một bức phát triển cao thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh, do vậy việc cho trẻ thao tác với tranh sẽ kích thích trẻ tư duy nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách tốt nhất từ đó trẻ ngày càng nhận thức được thế giới xung quanh một cách khái quát bằng chính khả năng ngôn ngữ của mình, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh, tạo sự tin tin cho trẻ cũng như thiết lập các mối quan hệ. Nhờ có hoạt động kể chuyện theo tranh này mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú và ngày càng mở rộng. Trẻ có thể tự mình kể chuyện mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. tự mình tư duy, tưởng tượng, sử dụng vốn ngôn ngữ tích lũy được trong quá trình kể chuyện để tự mình sáng tạo ra những câu chuyện mang đậm chất riêng của bản thân mình. Không dừng lại ở đó, kể chuyện theo tranh còn làm tăng vốn từ ngữ nghệ thuật ở trẻ đạt đến mức độ cao. Trẻ sử dụng vốn từ ngữ của mình một cách linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau làm cho trẻ tự tin trong giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ. Trẻ còn có thể tự độc thoại kể lại một câu chuyện theo suy nghỉ, trí tưởng tượng, tư duy của bản thân.

Để quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra với tốc độ nhanh và toàn diện thì người giáo viên cần cung cấp “nguyên liệu” cần thiết cho trẻ đó là hệ thống ngôn ngữ và hệ thống kinh nghiệm cuộc sống để trẻ hoàn thiện ngôn ngữ của mình hơn.

2.4.2. Phát triển nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh

Qua hoạt động này trẻ ngày càng biết nhiều hơn về các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ hình thành phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh, hiểu được những đặc điểm, tính chất, công cụ của các sự vật hiện tượng cùng các hình ảnh trực quan và từ tương ứng với nó. Điều này sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, biết so sánh khái quát và dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức

của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh.

2.4.3.Giúp trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, xã hội

Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong khi giao tiếp giúp trẻ tiếp cận dễ dàng với các môn khoa học khác: môn làm quen môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc và tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học…thông qua bộ môn làm quen với các tác phẩm văn học, cụ thể là kể chuyện theo tranh giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh. Trên thực tế, trẻ em bậc mầm non rất thích những câu chuyện có hậu vì thế chúng ta cần lựa chọn những sách, truyện mà trẻ có khả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học. Không những thế, các nhân vật trong chuyện phải sinh động, thân thiện, gần gũi với trẻ, vì vậy giúp giáo dục trẻ yêu cái hay, cái thiện, yêu quê hương đất nước con người…Thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh trẻ sẽ tích lũy được những bài học qua việc giáo dục trẻ qua các bức tranh, thái độ và hành vi ứng xử với con người và cuộc sống xung quanh, đối với người lớn: biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý mọi người…,đối với bạn bè trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè khi chơi hay cùng hợp tác trong công việc. Biết yêu thương tôn trọng lễ phép với những người lao động…Giáo dục tình cảm với trường lớp với thầy cô bạn bè, giáo dục tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên…

Qua đây, chúng ta thấy được ý nghĩa to lớn mà hoạt động kể chuyện theo tranh mang lại cho trẻ vừa phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vừa phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người hơn góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua kể chuyện theo tranh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w