PHẦN II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA
2.2 Giá trị của văn nghệ dân gian đối với người Gia Rai đối với kho tàng văn hóa Việt Nam
2.2.1 Giá trị lịch sử
Văn nghệ dân gian là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng người
Gia Rai. Thông qua các làn điệu dân ca, những câu ca dao, tục ngữ hay là các trường ca, sử thi, bằng những nghi thức, tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triến của tộc người qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ấn của văn hóa làng bản và là điếm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của làng và của tộc người.
Các câu ca dao, tục ngữ, các làn điệu múa hay trường ca,sử thi được lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác, gắn liền với công lao to lớn của vị nhân thần đã có công lao xây dựng quê hương, các vị tướng đã có công đánh giặc giữ làng và các vị thần phù hộ để cho nghề nông, làm rẫy phát triển.Thông qua các nghi thức, các hình thức diễn xướng, các trò chơi truyền thống, có thế thấy được lịch sử phát triến của một làng quê từ xa xưa đến hiện đại, qua đó giáo dục truyền thống và tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt.
Đến với văn nghệ dân gian của người Gia Rai, người xem không chỉ được chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuần thục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao, mà còn có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộng đồng của đồng bào người Gia Rai ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên nước ta.
2.2.2 Giá Trị Văn Hóa
Văn nghệ dân gian của dân tộc Gia Rai là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian, từ các nghi lễ, các câu chuyện dân gian (trường ca, sử thi, thần tích, các vị thần...), các làn điệu hát ru,dân ca, các trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn. văn nghệ dân gian trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa của dân tộc Gia Rai các tỉnh vùng Tây Nguyên, trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên nương rẫy.
Việc tổ chức các loại hình sinh hoạt dân gian là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ các điều ác để hướng tới cái thiện; làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày để có sự thanh
thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng, bảo vệ bản làng, quê hương.
Đối với đồng bào dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai, do địa bàn cư trú cũng như lịch sử quần cư, hiện nay người Gia Rai không còn sống tập trung ở một nơi, một khu vực cố định mà họ còn sống sang các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên và họ còn sống xen kẽ cùng với các dân tộc anh em khác.. Qua đó, họ vừa có cơ hội giao lưu, đoàn kết, gắn bó hơn với các dân tộc khác, các tỉnh khác lân cận, từ đó tạo sự giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
2.2.3 Giá trị cố kết cộng đồng
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của các dân tộc cần được phát huy trong cuộc sống hôm nay. Chính vì vậy, Đảng ta luôn xác định: “ Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam” và yêu cầu phải “thực hiện tốt chính sách dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”, đồng thời xác định thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong cả nước. Các địa phương, các tỉnh, ngoài việc thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc còn triển khai tốt việc kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các địa bàn dân tộc thiểu số để giúp đồng bào phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, củng cố quốc phòng.
Chính trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong những sự kiện lớn của buôn làng, đồng bào miền núi luôn có ý thức tương trợ nhau. Người Gia Rai ở Tây Nguyên từ lâu đời tồn tại Kho lúa tình thương, kho lúa này được cả làng đóng góp sau mỗi mùa thu hoạch để sẵn sàng giúp đỡ những gia đình thiếu đói trong mùa giáp hạt hoặc do hoạn nạn.Và tinh thần cố kết cộng đồng, tương thân tương ái, giúp đỡ, đùm bọc nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi cũng luôn được nhắc đến trong ca dao, tục ngữ, lời nói vần của các dân tộc để khuyên răn, giáo dục mọi người có trách nhiệm xây dựng buôn làng
Chúng ta khắc ghi lời Bác về tình đoàn kết giữa các dân tộc: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.
PHẦN THỨ BA
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI GIA RAI