PHẦN II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA
3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của người Gia Rai
3.2.1 Nâng cao công tác tổ chức quản lý
Văn nghệ dân gian cần có sự quan tâm của Đảng và nhất là sự quan tâm của Tỉnh Gia Lai để phát triển. Các cấp, các ngành tiếp tục đầu tư, chú trọng phát triển các loại hình dân gian.
Xây dựng các văn bản về quản lý, hướng dẫn tổ chức, khi tổ chức cần có những kế hoạch cụ thể về nội dung và hình thức, quy mô và thời gian.Thành lập ban chỉ đạo tổ chức, các thành viên phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm trước địa phương về công việc được phân công.
Xây dưng các văn bản về nội quy, quy chế lễ hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lí các loại hình văn nghệ dân gian.
3.2.2 Đấy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về giữ gìn nét văn hóa trong văn nghệ dâm gian của người Gia Rai
Đây là khâu vô cùng quan trọng để giới thiệu hình ảnh của các loại hình văn nghệ dân gian cũng như nét văn hóa đặc sắc của các loại hình đó ở tỉnh Gia Rai Giới thiệu về các loại hình văn nghệ dân gian , diễn giải và thuyết minh về các thần tích các vị thần, lịch sử cho du khách tham gia hiểu về ý nghĩa và vai trò to lớn của nó. Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều phương pháp như:
mời các phóng viên, nhà báo về tham dự các lần sinh hoạt văn hóa cộng đồng đó nhằm để họ viết bài, đưa tin. Từ đó, hình ảnh được quảng bá rộng rãi cho nhiều người, nhiều địa phương biết.
Bên cạnh đó, nêu cao ý thức giữ gìn nét văn hóa đó đối với lớp thanh niên là một công việc cấp bách và cần thiết. Để tiến hành thuận lợi, góp phần giữu gìn và phát triến văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai đối với văn hóa chung của Việt Nam.
3.2.3 Đẩy mạnh xây dựng các chính sách, đầu tư và phát triển các nghệ nhân dân gian
Là vùng đất có bề dày về truyền thống văn hóa lịch sử, mỗi tên đất, tên làng trên quê hương Gia Rai đều có những làn điệu dân ca,các loại nhạc cụ ân tộc độc đáo , mang đặc trưng của vùng miền. Và chính những nghệ nhân dân gian đã dày công gìn giữ, truyền dạy cho bao thế hệ bằng niềm đam mê với các làn điệu dân ca,các điệu múa xoang nhộn nhịp mà theo họ, đó là một phần của nếp đất, hương quê, là tinh hoa văn hóa của làng được hình thành nên từ trong lao động.
Những năm gần đây, nhiều loại hình văn nghệ dân gian của người Gia Rai được gìn giữ, khôi phục như hát dân ca, tục ngữ, trường ca,sử thi,các loại nhạc cụ như cồng chiêng, đàn goong hay đàn T’rưng ... Đặc biệt, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền
khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Có được kết quả đó, ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của các nghệ nhân. Họ vừa là người nắm giữ, thể hiện, vừa trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của ngệ nhân dân gian đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh, thiết nghĩ cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, các ngành trong việc đẩy nhanh tiến độ vinh danh các danh hiệu nghệ nhân dân gian, nhất là danh hiệu nghệ nhân ưu tú và phải tính chế độ chính sách cho họ. Có như vậy, các nghệ nhân sẽ không còn "đơn thương độc mã" trên con đường bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của dân tộc cho thế hệ mai sau.
3.2.4 Đẩy mạnh công tác giáo dục lớp thế hệ trẻ về tầm quan trọng của văn nghệ dân gian
Công tác giáo dục thế hệ trẻ được xem là quan trọng. Trong xu thế hội nhập và phát triển, có nhiều luồng văn hóa ngoại nhập, những luồng văn hóa đó dần làm mai một những giá trị truyền thống của dân tộc, thế hệ trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với những nề văn hóa ấy nên dần đã quên đi những văn hóa dân tộc. Chính vì thế công tác giáo dục thế hẹ trẻ rất cần thiết và cần phải được chú trọng. Giáo dục thế hệ trẻ ở việc nhận thức được những nét văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc, tầm quan trọng của văn hóa truyền thống đối với việc bảo vệ và phát triển đất nước. Từ đó, nâng cao nhận thức về vấn đề lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống ấy.