Văn nghệ dân gian của người Cống được hình thành từ rất lâu đời, qua sự kế thừa và sáng tạo không ngừng nghỉ qua các thế hệ tổ tiên. Văn nghệ dân gian chính là nguồn gốc của văn hóa dân gian người Cống, nó cũng góp phần hình
thành lên bản sắc riêng trong văn hóa của người Cống đối với nền văn hóa dân gian đa dạng và phong phú của đất nước ta. Điều đó điểm tựa tinh thần vững chắc, niềm tự hào về bản sắc của dân tộc Cống từ xa xưa cho đến hiện tại.
Các thể loại thuộc văn nghệ dân gian người Cống được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp, được đúc kết qua kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi, môi trường tự nhiên,… hay các phong tục tập quán (lễ hội, ma chay, đám cưới, hội làng,…), hay hoạt động sinh hoạt quần chúng như hát đối đáp, hát giao duyên,… Đã tạo nên một không gian văn hóa văn nghệ sôi lổi là liều thuốc tinh thần cho người Cống sau những ngày làm việc vất vả.
Nội dung dân ca, ca dao người Cống đặc biệt trú trọng đến tình yêu đôi lứa. Trong cuộc hát, trong niềm niềm vui gặp gỡ tràn đầy, chàng trai, cô gái người Cống mong ước được thành đôi lứa, khát vọng nên duyên vợ chồng không chỉ đơn thuần là khao khát hạnh phúc lứa đôi mà mong thành lứa đôi để cùng chung tay lao động, lao động để bồi đắp cho tình yêu vững bền.
Như vậy, văn nghệ dân gian người Cống chủ yếu được sáng tác phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của chính họ. Qua đó thể hiện tinh hồn trong sáng, mộc mạc, hòa hợp với thiên nhiên đất trời, mong ước một cuộc sống ấm lo hạnh phúc, một lí tương cao đẹp trong văn nghê dân gian của họ. Trong cuộc sống tinh thần của người dân tộc Cống không thể thiếu đi nét đẹp của văn nghệ dân gian.
2.2.2. Giá trị gắn kết cộng đồng
Trong văn nghệ dân gian người Cống, có nhiều hoạt động văn nghệ dân gian đa dạng. Hoạt động này diễn ra với những hình thức khác nhau, nhằm mục đích phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của con người, thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản và là nét giá trị tiêu biểu của văn nghệ dân gian Việt Nam nói chung văn nghệ dân gian người Cống nói riêng. Tính cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống nhất và bền vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Bản chất của văn nghệ dân gian là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng;
trong môi trường như vậy, nó có điều kiện để thể hiện vai trò tập hợp và quy tụ, gắn kết và điều phối mọi tầng lớp người trong một không gian văn hoá vốn thuộc về cộng đồng.
Văn nghệ dân gian người Cống góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những làn điệu ca dao dân ca, tục ngữ, truyện cổ,… của quê hương, dân tộc.
Thông qua hoạt động văn nghệ dân gian, các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước, của các thế hệ cha ông được hình thành trong lịch sử, được bảo lưu và giữ gìn một cách tốt nhất. Văn nghệ dân gian là dịp để cả cộng đồng dân cư bày tỏ thái độ và những “hành xử văn hoá” trong việc trân trọng và giữ gìn truyền thống, thuần phong mỹ tục. Thông qua văn nghệ dân gian, những truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, lối sống và nếp sống...
được kế thừa và phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, tạo nền móng vững chắc cho văn hoá của dân tộc Cống. Từ những hoạt động văn nghệ dân gian có thể thấy rằng: điều gì không và không thể làm thật được trong cuộc sống thực tế thì có thể tổ chức “làm” trong đời sống văn hoá, tín ngưỡng tâm linh tinh thần với tư cách là “hệ biểu tượng”, mang tính biểu trưng, khái quát cao.
PHẦN THỨ BA
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC CỐNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY