Giải pháp bảo tồn văn nghệ dân gian của người Cống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về văn nghệ dân gian của dân tộc cống (Trang 32 - 36)

3.2.1. Quan điểm trủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn văn nghệ dân gian của người Cống

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VIII) của Đảng về

“Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân tộc”, thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Cống, tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học về văn hoá, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học về văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của tỉnh; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá.

Coi trọng và làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc;

Thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Có chính sách tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian...Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục và nâng cao các lễ hội truyền thống ,bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa

trong tổ chức và các hoạt động lễ hội; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để có nhiều công trình, nhiều sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu của công chúng. Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới.

Giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, bản, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và thực hiện quyền làm chủ của mình.

Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa. Tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục tốt đẹp của mình, phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới. Xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa trên cơ sở kết hợp những yếu tố truyền thống tốt đẹp. Tổ chức hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh để thu hút nhân dân tham gia.

Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; cân đối phân bổ ngân sách thực hiện các dự án thuộc Chương trình. Có chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn, phát triển văn hoá, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hoá và văn nghệ sĩ các dân tộc trong tỉnh; lồng ghép các chương trình đầu tư vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn vào việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hoá để nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho đồng bào các dân tộc.

Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) quy định trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, có hoàn

cảnh khăn. Trong đó, áp dụng cụ thể với các trường hợp như: có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định là 1.150.000 đồng) và nằm trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế quy định. Mức áp dụng hỗ trợ là 700.000 đồng – 800.000 đồng và 1.000.000 đồng đối với từng đối tượng. Bên cạnh đó, nghệ nhân còn được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế với mức đóng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và hỗ trợ chi phí mai táng.

3.2.2. Tuyên truyền ý thức bảo tồn văn nghệ dân gian người Cống

Nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tuyên truyền về ý thức bảo vệ và gìn giữ, phát huy các giá trị văn nghệ dân gian Cống tới đông đảo nhân dân và đặc biệt là thể hệ trẻ và bạn bè quốc tế nói chung để nhằm giáo dục tuyên truyền về văn hóa dân tộc đề cao việc tìm hiểu để biết thêm về truyền thống văn hóa văn nghệ dân gian góp phần tích cực vào việc giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trước nguy cơ mai một. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, địa phương trong các hoạt động bảo tồnvăn nghệ dân gian, phục hồi các giá trị truyền thống, bảo vệ môi trường đóng góp vào việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển các giá trị truyền thống của văn nghệ dân gian đồng thời chung tay phát triển du lịch văn hóa là một việc làm cốt lõi trong việc bảo tồn và phát triển, phát huy các giá trị văn hóavăn nghệ dân gian. Tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội, các chính sách của nhà nước và các nguồn lực bên ngoài một cách có hiệu quả nhất để vừa phát triển và hoàn chỉnh các giá trị vật chất và các giá trị phi vật chất, các giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời phải song song lưu giữ nguyên vẹn các giá trị truyền thống lâu đời của văn hóa vân nghệ dân gian là phải lưu giữ các tinh hoa văn hóa. Những giá trị truyền thống trước sự thay đổi của thời cuộc hội nhập sâu rộng, đồng thời phải đưa nó phát triển theo kịp để phù hợp với thời đại mà không làm mất đi các giá trị vốn có của mình.

Ưu tiên trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn nghệ dân gian dân tộc Cống là phải nuôi dưỡng được nền văn nghệ dân gian đó trong cộng đồng. Ở

đây, có vai trò quan trọng của việc mở rộng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở, mà yếu tố hạt nhân nòng cốt tạo dựng và hướng dẫn phong trào là các cán bộ văn hóa cơ sở được trang bị kiến thức và kỹ năng về văn nghệ dân gian dân tộc Cống. Nhưng hiện nay do hội nhập và việc nhiều nghệ nhân đã cao tuổi đã làm thiếu hụt lớn kiến thức về văn nghệ dân gian dân tộc Cống. Từ thực tế này, các cấp có trách nhiệm nên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như các câu lạc bộ tự tổ chức sinh hoạt nghệ thuật, cùng Nhà nước đào tạo những cán bộ cơ sở am hiểu về văn nghệ dân gian. Để duy trì và động viên phong trào, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các liên hoan nghệ thuật cổ truyền các dân tộc từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh và trung ương, phát động các cuộc thi tài năng âm nhạc dân tộc thiểu số, tôn vinh các nghệ nhân dân gian cùng những phần thưởng vật chất xứng đáng, động viên lớp trẻ tìm hiểu, học hỏi, rèn luyện âm nhạc của dân tộc mình.

Quan tâm đầu tư cho phong trào văn nghệ quần chúng chính là khơi dậy ngọn nguồn âm nhạc dân tộc, để nó lan tỏa trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số, là cơ sở để sưu tầm, nghiên cứu khai thác cho âm nhạc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản, cần làm tốt công tác truyền thông, quảng bá âm nhạc dân tộc, nhất là trên sóng phát thanh, truyền hình, trong đó có việc phổ biến dạy và học âm nhạc dân tộc, mở câu lạc bộ dân ca nhạc cổ truyền.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về văn nghệ dân gian của dân tộc cống (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w