Đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị văn nghệ dân gian của tộc người Dao tại tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu văn nghệ dân gian của tộc người khơ mú (Trang 28 - 31)

3.1 Đánh giá Nguy cơ mai một

Văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số nới chung và dân tộc Khơ-Mú nói riêng là những giá trị tinh thần được tích lũy, giữ gìn trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển của dân tộc. Trong dòng chảy toàn cầu hóa, bảo tồn văn nghệ dân gian truyền thống của dân tộc thiểu số nhằm lưu giữ tính đa dạng của văn hóa Việt Nam, làm phong phú kho tàn văn nghệ dân gian của thế giới; giúp tăng cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, làm tốt công tác bảo tồn còn góp phần nâng cao lòng tự hài, tự tôn dân tộc; chống lại những âm mưu phá hoại, chia rẽ các lực lượng thù địch. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, song song với cơ hội được giao lưu, hội nhập là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là của các dân tộc thiểu số như dân tộc Khơ- Mú

Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để truyền tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của tộc người. Cùng với tốc độ truyền bá mạnh mẽ, nhanh chóng của văn hóa phương Tây và sự phổ cập rộng rãi của tiếng Việt trong khu vực tộc người Khơ- Mú, ngôn ngữ dân tộc Khơ- Mú đang đứng trước nguy cơ tiêu vong.

Bên cạnh đó, âm nhạc, vũ đạo, trang phục vốn được coi là bản sắc của đồng bào dân tộc Khơ- Mú cũng đứng trước nguy cơ thất truyền. Các nhạc cụ làm nên những dàn âm thanh văn hóa của tộc người Khơ- Mú trong suốt vòng đời của họ, từ khi sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, cho đến khi trở về với đất mẹ. Tuy nhiên, tất cả những loại hình nghệ thuật này đều đang dần ít xuất hiện.

Biểu hiện cụ thể là những nghệ nhân ca múa nhạc dân gian dần dần già đi, còn thế hệ trẻ lại thoát ly đi lao động, không có thời gian và tâm trạng học tập lớp người đi trước. Một số người đi lao động bên ngoài về, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tiêu dùng, thậm chí còn nảy sinh tâm lý tự ti với văn hóa dân gian, cho rằng đó là những thứ lạc hậu, dần dần từ bỏ âm nhạc, vũ đạo truyền thống của dân tộc, khiến chúng đứng trước nguy cơ thất truyền. Ngoài ra, còn do rất ít người ý thức đầy đủ được giá trị của việc giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số trong công cuộc bảo tồn tính đa dạng của văn hóa quốc gia và thế giới. Cùng lúc với việc theo đuổi nhu cầu vật chất, người ta đã quên đi ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa dân tộc thiểu số với việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu. Phần lớn vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ bảo tồn văn hóa dân tộc, khiến văn hóa dân tộc tiêu vong hoặc đứt đoạn.

Nhạc sĩ Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nhận định: “Mặt trái của quá trình giao lưu văn hóa là yếu tố bản sắc dân tộc rất có thể bị mất đi. Các hình thức nghệ thuật, những điệu múa cổ truyền cũng ngày càng vắng bóng. Những người lớn tuổi trong mỗi cộng đồng dân tộc không còn điều kiện truyền lại các kỹ năng, hiểu biết của mình cho lớp trẻ, bởi nhiều người cho rằng, việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thông này ít có giá trị trong cuộc sống hiện đại”. Trước sức phát triển nóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn nghệ dân gian của dân tộc Khơ-Mú ở tỉnh Nghệ An

- Phát triển bền vững trên cơ sở dung hòa giữa kinh tế và văn hóa Cần tận dụng tối đa ưu thế sinh thái tự nhiên và tài nguyên văn hóa của dân tộc Khơ- mú, tìm kiếm điểm giao nhau giữa bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế, dung hòa giữa kinh tế và văn hóa.

-Kết hợp giữa khai thác văn hóa và phát triển

Cần tăng cường nhận thức kinh tế của dân tộc Khơ-Mú, đem phong tục văn hóa dân gian dân tộc tiếp cận thị trường, áp dụng phương thức đưa và lợi dụng vốn của cá nhân, doanh nghiệp vào công tác bảo tồn, khai thác văn hóa;

biến nghệ thuật dân gian dân tộc thành nguồn tài sản, kết hợp văn hóa truyền thống dân tộc Khơ-Mú và phát triển kinh tế hữu cơ, đồng thời từng bước phát triển thành điểm tựa của kinh tế văn hóa. Bên cạnh đó, cần khai thác du lịch một cách hợp lý trên cơ sở thúc đẩy khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống; khiến cho tinh hoa văn hóa dân tộc được tôi luyện, truyền bá và phát triển rộng rãi, giúp cho nền du lịch hiện đại và xã hội dân tộc Khơ-Mú tìm được điểm giao nhau, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Văn hóa dân tộc Khơ-Mú đã qua quy hoạch khoa học, quản lý thích hợp sẽ khiến ngành du lịch hiện đại và xã hội dân tộc Khơ- mú tìm được tiếng nói chung khiến nó vượt qua quá trình công nghiệp hóa, trực tiếp bước vào xã hội hậu công nghiệp hóa.

-Kết hợp khai thác văn hóa và những hình thức truyền thông

Khai thác phong tục dân tộc Khơ-Mú, hình thức sinh hoạt, âm nhạc, vũ đạo… chế tác thành phim điện ảnh, truyền hình; xuất bản nhiều tác phẩm có đề tài văn hóa dân tộc thiểu số. Lợi dụng sức hấp dẫn của văn học nghệ thuật, sự thịnh hành của âm nhạc vũ đạo, tính sinh động của mạng internet, các tác phẩm phim ảnh… khiến người dân có thêm hiểu biết về văn hóa dân tộc Khơ-Mú, kích phát niềm yêu thích của họ với văn hóa dân tộc Khơ-Mú, từ đó khiến họ ủng hộ thậm chí đầu tư vào hạng mục bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.

-Giáo dục trong nhà trường phải đưa môn học kế thừa văn hóa dân tộc vào nội dung giảng dạy

Việc bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc cần bắt đầu từ giáo dục, muốn xây dựng một vùng đất giàu chất dinh dưỡng để tiến hành bảo tồn, kế thừa, phát triển văn nghệ dân gian dân tộc Khơ-Mú, bắt buộc phải đưa văn nghệ dân gian dân tộc vào nội dung giảng dạy, đặc biệt là ở khu vực dân tộc Khơ-Mú, cần mở những môn học liên quan, duy trì chế độ giáo dục song ngữ. Từng bước đầu tư thêm cho bảo tồn văn hóa, đẩy mạnh công tác nghiên cứu văn hóa dân tộc Khơ- mú, thúc đẩy tiến trình lập pháp của bảo tồn văn hóa dân tộc.

-Bồi dưỡng ý thức về giá trị văn hóa dân tộc, đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn văn hóa dân tộc

Chúng ta cần làm rõ hơn về vai trò to lớn và lâu dài của văn hóa trong phát triển kinh tế, nhận thức rằng văn hóa cũng là sức sản xuất. Đẩy mạnh tuyên truyền bảo tồn văn hóa trong quá trình khai thác, động viên toàn xã hội quan tâm bảo tồn và khai thác văn hóa dân tộc Khơ-Mú, giúp đồng bào dân tộc Khơ- Mú biết rằng văn hóa có thể tạo ra lợi nhuận, vừa có lợi cho việc sáng tạo và phát triển kinh tế bền vững, vừa có lợi cho việc xây dựng văn hóa xã hội tại khu vực này . Về vấn đề này, ông Đan Chu Áng Bôn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc quốc gia Trung Quốc cho rằng: “Phát triển kinh tế là một nền tảng cơ sở, nếu kinh tế phát triển tốt, có thể đem lại sự đảm bảo vật chất cho công tác phát triển văn hóa; Tuy nhiên, nếu văn hóa phát triển tốt, đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó phát triển kinh tế và phát triển văn hóa có thể đồng thời tiến hành một cách hài hòa. Cả hai phương diện này đều quan trọng với khu vực dân tộc thiểu số, không thể thiên lệch bên nào”.

Một phần của tài liệu văn nghệ dân gian của tộc người khơ mú (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w